Không đeo khẩu trang ở nơi công cộng bị xử phạt như thế nào?

TH&SP Hiện nay, ở nhiều nơi vẫn còn diễn ra tình trạng người dân không đeo khẩu trang nơi công cộng. Vậy pháp luật sẽ xử phạt tình trạng này như thế nào? Các luật sư cho biết, người không chấp hành quy định đeo khẩu trang nơi công cộng sẽ bị xử lý hành chính, thậm chí có thể bị phạt tù.

Thực hiện việc đeo khẩu trang nơi công cộng từ 16/3 là một trong những nội dung đáng chú ý tại thông báo kết luận của Thủ tướng trong cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 mới đây. Theo đó, Chính phủ có yêu mọi người dân, kể cả công dân Việt Nam và công dân nước ngoài thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng có tập trung đông người.

Thực tế cho thấy, phần lớn người Việt Nam và người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam đã nghiêm túc thực hiện quy định này. Tuy nhiên, vẫn thấy những người đeo khẩu trang xuất hiện tại nơi công cộng. Trong thời gian điểm dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp, thì điều này sẽ dẫn đến nguy cơ phát tán mầm bệnh cao. Do vậy, cần có những biện pháp để hạn chế tối đa tình trạng người dân không đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người.


Không đeo khẩu trang nơi công cộng có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí nặng có thể ngồi tù

Không đeo khẩu trang nơi công cộng có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí nặng có thể ngồi tù


Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và Quyết định số 07/2020/QĐ-TTg ngày 26/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ thì bệnh Covid-19 thì được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A.

Đối chiếu quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 thì những người không đeo khẩu trang nơi công cộng có dấu hiệu vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Khoản 7 Điều 8 của Luật này. Cụ thể, điều khoản này nghiêm cấm hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Theo Luật sư Lại Xuân Cường, Văn phòng Luật sư Quốc Thái (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), tùy tính chất và mức độ của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Cụ thể, Điều 11 của Nghị định này quy định: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 - 300 nghìn đồng đối với một trong các hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Ngoài ra, nếu người bị dịch bệnh, không đeo khẩu trang mà làm lây lan vi rút Covid-19 cho người khác còn có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự về “Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” quy định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Cụ thể, trường hợp vi phạm dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế và/hoặc làm chết người, thì có thể sẽ bị phạt tù lên đến 10 năm. Trường hợp vi phạm dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, làm chết 2 người trở lên, thì có thể sẽ bị phạt tù lên đến 12 năm.

Lê Thoa (Theo HHTH)

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

5 loại thịt vừa giàu dinh dưỡng, vừa giúp giảm cân

5 loại thịt vừa giàu dinh dưỡng, vừa giúp giảm cân

Nhiều người lầm tưởng rằng ăn thịt sẽ khiến tăng cân do chứa nhiều protein và calo. Thực tế, ăn thịt đúng cách hoàn toàn không gây tăng cân mà thậm chí còn hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Trào ngược dạ dày nên kiêng ăn gì

Trào ngược dạ dày nên kiêng ăn gì

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh.
Truy xuất các lô hàng sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc nghi nhiễm kim loại nặng cadimi

Truy xuất các lô hàng sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc nghi nhiễm kim loại nặng cadimi

Ngày 20/3, Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa nhận công văn của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) về việc truy xuất các lô hàng sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc.
Cây thồm lồm- Vị thuốc trị viêm tai và các bệnh ngoài da

Cây thồm lồm- Vị thuốc trị viêm tai và các bệnh ngoài da

Cây thồm lồm mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta, toàn cây đều có thể sử dụng làm thuốc, có nhiều tác dụng với các bệnh ngoài da, thận, dạ dày …
Bệnh viêm ruột nên ăn gì

Bệnh viêm ruột nên ăn gì

Viêm ruột là căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và phục hồi sức khỏe cho người bệnh.
Quả phật thủ - "Bàn tay Phật" mang đến sức khỏe vàng

Quả phật thủ - "Bàn tay Phật" mang đến sức khỏe vàng

Quả phật thủ được người dân sử dụng đa dạng với nhiều mục đích khác nhau: trưng bày, ăn uống, làm mứt và làm thuốc.
Loại quả ngon lại lợi cho sức khỏe nhưng bị ghét vì nhựa vào tay khó rửa sạch

Loại quả ngon lại lợi cho sức khỏe nhưng bị ghét vì nhựa vào tay khó rửa sạch

Quả su su có hàm lượng calo thấp, chứa nhiều nước và chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là với những người định giảm cân. Tuy nhiên, khi sơ chế và sử dụng loại quả này cần lưu ý để không bị mất chất dinh dưỡng.
Bữa sáng giàu chất xơ với những món sau

Bữa sáng giàu chất xơ với những món sau

Chất xơ là phần khó tiêu hóa của thức ăn có nguồn gốc từ thực vật, đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe, dưới đây là một số thực phẩm giàu chất xơ cho một ngày mới.
Những thực phẩm ảnh hưởng xấu đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Những thực phẩm ảnh hưởng xấu đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, bao gồm.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
phu-dien-2
Phiên bản di động