Ăn rượu nếp bao lâu có thể lái xe mà không bị phạt nồng độ cồn? Thực phẩm giúp trẻ gầy tăng cân, phát triển khỏe mạnh Chế độ ăn uống "thân thiện" cho người có dạ dày nhạy cảm |
Một số thực phẩm ăn hàng ngày có thể sinh ra nồng độ cồn trong hơi thở. Những món ăn tưởng chừng vô hại này lại khiến bạn "say xỉn" khi test nồng độ cồn.
Theo các chuyên gia, ngoài những đồ uống có cồn như rượu, bia thì không ít thực phẩm, món ăn và đồ uống có thể sẽ khiến kết quả thử nồng độ cồn biểu hiện dương tính.
Những món sử dụng rượu bia làm gia vị đều có thể khiến hơi thở có cồn
Nghiên cứu chỉ ra rằng, thịt hấp nấu có bia rượu sẽ giữ lại 85% lượng cồn, thịt ướp giữ 70% lượng cồn, phải đun kỹ 150 phút thì lượng cồn mới giảm xuống còn 5% so với khi sơ chế.
Một số món thủy, hải sản như cá hấp bia, lẩu bò nhúng giấm, bò xốt vang...
Mặc dù việc ăn những thực phẩm này không ảnh hưởng đến điều khiển phương tiện giao thông nhưng vẫn khiến hơi thở có nồng độ cồn.
Một số loại trái cây
Sầu riêng, vải, nhãn là những loại quả dễ lên men. Đặc biệt, sầu riêng có hàm lượng đường rất lớn, chín, lên men nhanh. Men này gây cảm giác cay cay khi ăn nhưng được đánh giá tốt cho hệ tiêu hóa, song tiêu thụ nhiều nguy cơ khiến cơ thể có cồn trong hơi thở.
Ngoài ra, một số loại hoa quả khác có thể làm tăng nồng độ cồn trong hơi thở như dứa, thanh long.
Thực tế các loại hoa quả nhiều đường như sầu riêng, mít, chuối tiêu, chôm chôm... đều có thể lên men tự nhiên và sinh ra cồn. Tuy nhiên, lượng cồn này chỉ ở trong miệng, qua hơi thở không có trong máu. Thời gian hết nồng độ cồn trong vòng khoảng 15-30 phút tùy lượng bạn ăn.
Các sản phẩm đồ uống có cồn từ hoa quả cũng có thể làm tăng nồng độ cồn trong máu. Dù không xếp vào rượu bia nhưng đây là thực phẩm xếp vào đồ uống có cồn, do đó, người dân nên thận trọng.
Thực phẩm chứa tinh bột hoặc đường
Một số loại thực phẩm chứa tinh bột hoặc đường có thể xuất hiện phản ứng lên men chuyển hóa thành rượu theo cách tự nhiên. Những thực phẩm giàu chất bột đường (cơm, bún, phở...), giàu chất xơ (rau xanh), sữa chua cũng tạo ra nồng độ cồn "ngoại sinh" sau khi ăn, nhất là sau khi ăn quá no vào buổi tối, làm thức ăn khó tiêu hóa, sản sinh nồng độ cồn.
Giấm
Giấm ăn cũng là thực phẩm chứa một lượng nhỏ cồn, giúp giảm bớt lượng muối, giảm bớt chất béo. Giấm đa dạng bao gồm giấm bỗng rượu, giấm trắng, giấm táo, giấm rượu vang, giấm lúa mạch nha, giấm Balsamic, giấm dừa, giấm nho, giấm bia.
Lưu ý
Hạn chế ăn quá no, ăn nhiều trái cây vào buổi tối, đặc biệt chú ý ở những bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa vì sẽ gây khó chịu ở bụng nhiều hơn và kéo dài đến hôm sau. Lúc này, trong cơ thể chúng ta có nồng độ cồn cao hơn vì thực phẩm sau ăn chưa được tiêu hóa hết.
Ngoài ra, có một số ít người bị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản hoặc những người mắc hội chứng tự sinh rượu cũng có thể có kết quả dương tính khi kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở.
Đẻ mổ có được ăn bánh chưng không? |
Rau xà lách - "Siêu thực phẩm" giúp giảm mỡ máu, cholesterol sau Tết |
Ăn rượu nếp bao lâu có thể lái xe mà không bị phạt nồng độ cồn? |