Hội thảo Du lịch năm 2021 dự kiến tổ chức vào tháng 12

Hội thảo Du lịch năm 2021 với chủ đề “Du lịch Việt Nam - phục hồi và phát triển trong bối cảnh mới”, dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 12 tới tại tỉnh Nghệ An (trong trường hợp dịch bệnh đã được kiểm soát) hoặc tại Hà Nội.
Khảo sát hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ 4.0 trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch Tạm dừng tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I Ban hành Quy tắc ứng xử bảo vệ môi trường trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch

Chiều ngày 22/9, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch và thông tin về Hội thảo Du lịch năm 2021 với chủ đề: “Du lịch Việt Nam-phục hồi và phát triển trong bối cảnh mới”. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ chủ trì Hội nghị.

Toàn cảnh Hội nghị triển khai kế hoạch và thông tin về Hội thảo Du lịch năm 2021 với chủ đề: “Du lịch Việt Nam-phục hồi và phát triển trong bối cảnh mới”.
Toàn cảnh Hội nghị triển khai kế hoạch và thông tin về Hội thảo Du lịch năm 2021. Ảnh: QH

Tại Hội nghị, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Thoa cho biết, diễn biến phức tạp, kéo dài của đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp, toàn diện đến các hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó Du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Từ giữa năm 2019 đến thời điểm hiện tại, du lịch quốc tế đóng cửa, du lịch nội địa cũng không thể triển khai khiến toàn bộ chuỗi cung ứng dịch vụ cho hoạt động du lịch ngưng trệ. Các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, dịch vụ vận chuyển ngừng hoạt động. Hướng dẫn viên du lịch, người lao động trực tiếp, gián tiếp trong ngành không có việc làm, không có thu nhập; nhiều doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, lưu trú cạn kiệt nguồn lực phải giải thể…

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, sự nỗ lực quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, với các giải pháp đồng bộ, công tác phòng, chống dịch COVID-19 đã đạt kết quả tích cực, dịch bệnh từng bước được kiểm soát, các hành động thích ứng với trạng thái “bình thường mới” đã và đang được triển khai một cách mạnh mẽ nhằm khôi phục sản xuất - kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy kinh tế nhanh chóng hồi phục.

Thời gian qua, các Bộ, ngành đã đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, được Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ chấp thuận bằng những quyết sách kịp thời nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có thể duy trì và từng bước khôi phục hoạt động sản xuất - kinh doanh. Trong lĩnh vực du lịch, Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch đã đề xuất giảm thuế, giảm tiền ký quỹ đối với doanh nghiệp lữ hành; giảm tiền điện, tiền thuế đất đối với doanh nghiệp lưu trú, nghỉ dưỡng; hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch; sẵn sàng phương án thí điểm đón khách quốc tế đến Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang)... Tuy nhiên, những khó khăn đối với du lịch còn rất nặng nề, nhiều “điểm nghẽn” cần sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, sự chung tay của cộng đồng để tháo gỡ, đưa du lịch phục hồi, phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị.

Với tinh thần đó, thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định trong Luật Tổ chức Quốc hội và Chương trình công tác năm 2021, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo Du lịch với chủ đề “Du lịch Việt Nam - phục hồi và phát triển trong bối cảnh mới”, dự kiến vào tháng 12 tới tại tỉnh Nghệ An (trong trường hợp dịch bệnh đã được kiểm soát) hoặc tại Hà Nội.

Hội thảo Du lịch năm 2021 dự kiến tổ chức vào tháng 12

Theo Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Thoa, Hội thảo là diễn đàn để các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các tổ chức về du lịch trong nước và quốc tế trao đổi, đánh giá tác động của dịch bệnh COVID-19 đến ngành du lịch, cơ hội và thách thức đặt ra đối với du lịch Việt Nam giai đoạn “hậu COVID”; thảo luận về quan điểm, định hướng, giải pháp để phục hồi và phát triển du lịch trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, đề xuất kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ có giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, quyết định những chính sách đột phá để phục hồi và phát triển du lịch trong điều kiện “bình thường mới”.

Hội thảo được tổ chức theo hình thức tương tác giữa các diễn giả và các đại biểu tham dự. Ngoài phiên thảo luận về những vấn đề chung của ngành du lịch, hội thảo có 03 phiên chuyên đề tập trung về các nội dung: Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật; Xu hướng, giải pháp phục hồi, phát triển du lịch; Công nghệ số trong phục hồi, phát triển du lịch.

Cũng tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về công tác chuẩn bị cho Hội thảo với một số nội dung chính như: Đánh giá thực trạng du lịch Việt Nam, những khó khăn, thách thức của ngành Du lịch trong bối cảnh đại dịch COVID-19; Chính sách, pháp luật hỗ trợ để phục hồi, phát triển du lịch trong và sau đại dịch COVID-19. Ngoài ra, các đại biểu cũng tập trung thảo luận về định hướng phát triển du lịch trong thười gian tới như: Định hướng phát triển du lịch để đảm bảo thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chóng dịch bệnh hiệu quả vừa phát triển kinh tế. Một số vấn đề đặt ra để chuẩn bị cho sự phục hồi của ngành du lịch về nguồn nhân lực, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, sản phẩm du lịch...

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ phát biểu tại Hội nghị.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ phát biểu kết luận Hội nghị

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ đánh giá cao các ý kiến đóng góp để tổ chức Hội thảo du lịch năm 2021 được tốt nhất và bày tỏ hy vọng, thông qua Hội thảo cũng sẽ đưa ra được những khuyến nghị với Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan hữu quan để có những quyết sách, tháo gỡ những khó khăn cho ngành Du lịch dưới sự tác động của dịch bệnh COVID-19 gây ra.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ cũng kỳ vọng Hội thảo sẽ góp phần phục hồi và thúc đẩy các hoạt động du lịch của Việt Nam phát triển trong bối cảnh mới, trước tình hình đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Để Hội thảo diễn ra đúng với nội dung, phương án đưa ra, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ yêu cầu Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Tổng Cục Du lịch phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị tốt cho công tác tổ chức các công đoạn; có hình thức tuyên truyền trước, trong và sau Hội thảo nhằm góp phần giúp cho hoạt động du lịch được trở lại trạng thái bình thường và ngày càng khởi sắc./.

Minh Kiệt

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Củ hũ dừa – Đặc sản trắng nõn từ đọt non xứ dừa

Củ hũ dừa – Đặc sản trắng nõn từ đọt non xứ dừa

Củ hũ dừa trắng tinh, ngọt dịu như sữa, được mệnh danh là “ngọc thực” của miền Tây. Mỗi ký củ hũ là thành quả của công phu gọt giũa từ thân cây cao lớn, khiến món ngon này vừa quý, vừa hiếm như một báu vật thiên nhiên.
Linh Sơn: Từ huyền thoại hang động đến vùng quê nông nghiệp hiện đại

Linh Sơn: Từ huyền thoại hang động đến vùng quê nông nghiệp hiện đại

Tựa vào dãy núi Hột hùng vĩ, soi bóng xuống dòng Linh Nham xanh biếc, Linh Sơn (TP. Thái Nguyên) là vùng đất giàu giá trị lịch sử, văn hóa và nông nghiệp, đang chuyển mình mạnh mẽ trên hành trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, hiện đại, bền vững.
Mực cuốn rau muống – món ăn gây “sốt” trên mạng xã hội

Mực cuốn rau muống – món ăn gây “sốt” trên mạng xã hội

Sự kết hợp tưởng chừng không liên quan giữa mực và rau muống đang trở thành xu hướng ẩm thực mới, khiến cộng đồng mạng “phát cuồng”. Món ăn không chỉ độc đáo về hương vị mà còn hấp dẫn bởi hình thức lạ mắt, dễ chế biến và đậm đà phong vị Việt.
Tàu hỏa - Hành trình “chậm mà chất” chinh phục du khách

Tàu hỏa - Hành trình “chậm mà chất” chinh phục du khách

Tàu hỏa đang trở thành xu hướng du lịch mới, được giới trẻ và gia đình ưa chuộng nhờ an toàn, tiết kiệm, thân thiện môi trường và trải nghiệm hoài niệm, lãng mạn – góp phần tô đậm sắc màu du lịch bền vững tại Việt Nam.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ “cú hích kép” lịch sử và tâm linh

Đánh thức tiềm năng du lịch từ “cú hích kép” lịch sử và tâm linh

Hai sự kiện lớn – 50 năm thống nhất đất nước và Đại lễ Vesak 2025 – đã thúc đẩy du lịch TP.HCM, ghi nhận kỷ lục mới về lượng khách và doanh thu, đồng thời mở ra cơ hội phát triển bền vững từ các sản phẩm du lịch văn hóa – lịch sử.
Chùa Tam Chúc miễn phí thuyền, xe điện phục vụ chiêm bái xá lợi Phật

Chùa Tam Chúc miễn phí thuyền, xe điện phục vụ chiêm bái xá lợi Phật

Từ ngày 17 đến 20/5, du khách và phật tử đến chùa Tam Chúc (Hà Nam) sẽ được miễn phí hoàn toàn vé thuyền, xe điện và dùng cơm chay trong khuôn khổ sự kiện cung rước, tôn trí xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Du lịch Việt Nam 2025: Siết chặt quản lý, nâng tầm chất lượng dịch vụ

Du lịch Việt Nam 2025: Siết chặt quản lý, nâng tầm chất lượng dịch vụ

Năm 2025, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) triển khai kế hoạch kiểm tra toàn quốc nhằm đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây là bước quan trọng để siết chặt quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ và xây dựng hình ảnh điểm đến chuyên nghiệp, văn minh, bền vững.
Thành nhà Hồ: Từ di sản lịch sử đến điểm du lịch hút hồn

Thành nhà Hồ: Từ di sản lịch sử đến điểm du lịch hút hồn

Tọa lạc tại Thanh Hóa, Thành nhà Hồ không chỉ là di sản lịch sử quý giá mà còn là điểm đến du lịch hấp dẫn. Với kiến trúc cổ kính và các hoạt động trải nghiệm độc đáo, nơi đây mang đến cho du khách cái nhìn sâu sắc về lịch sử và văn hóa vùng đất xứ Thanh.
Hàng nghìn người đổ về chùa Quán Sứ trước ngày cung rước xá lợi Phật

Hàng nghìn người đổ về chùa Quán Sứ trước ngày cung rước xá lợi Phật

Trước ngày diễn ra lễ cung rước xá lợi Phật, hàng nghìn Phật tử và người dân từ khắp nơi đã đổ về chùa Quán Sứ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), trung tâm Giáo hội Phật giáo Việt Nam, để chiêm bái và tham dự các nghi lễ tâm linh đặc biệt.
Tháp Đa Bảo – Nơi tôn trí vĩnh viễn trái tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức

Tháp Đa Bảo – Nơi tôn trí vĩnh viễn trái tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức

Sáng 11/5, tại Việt Nam Quốc Tự (quận 10, TP.HCM), lễ cung thỉnh và tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào bảo tháp Đa Bảo đã diễn ra trong không khí trang nghiêm, thành kính, với sự hiện diện của chư tôn giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng đông đảo Tăng Ni, Phật tử.
Hột vịt lộn nước dừa Vũng Tàu – Món ăn vặt thanh mát, không nên bỏ qua

Hột vịt lộn nước dừa Vũng Tàu – Món ăn vặt thanh mát, không nên bỏ qua

Hột vịt lộn nước dừa là sự kết hợp vị ngọt mát của dừa và béo ngậy của trứng, trở thành món ăn vặt hấp dẫn, không thể thiếu trong ẩm thực Vũng Tàu.
Chùa Quán Sứ 500 năm chuẩn bị đón xá lợi thiêng liêng

Chùa Quán Sứ 500 năm chuẩn bị đón xá lợi thiêng liêng

Hướng về Đại lễ Vesak 2025, Chùa Quán Sứ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị đón xá lợi Đức Phật, biểu tượng thiêng liêng trong tín ngưỡng Phật giáo toàn cầu nhân dịp kỷ niệm Đức Phật đản sinh, thành đạo và nhập Niết bàn.
Tận hưởng chuyến tàu VIP Hà Nội - Hải Phòng chỉ với 300.000 đồng/lượt

Tận hưởng chuyến tàu VIP Hà Nội - Hải Phòng chỉ với 300.000 đồng/lượt

Ga Hải Phòng, một trong những nhà ga lâu đời nhất Việt Nam, mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp cổ kính và lịch sử vĩ đại, giờ đây trở thành một điểm đến văn hóa độc đáo, hấp dẫn du khách khám phá.
Khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp qua du lịch sinh thái và giải trí

Khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp qua du lịch sinh thái và giải trí

Bảo tồn và phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên, khai thác bền vững tiềm năng đa dạng sinh học, danh lam thắng cảnh và văn hóa dân tộc để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, đồng thời tuân thủ các quy định pháp luật.
Khánh Hòa tung loạt sự kiện đỉnh cao: Lễ hội biển 2025 có gì đặc biệt?

Khánh Hòa tung loạt sự kiện đỉnh cao: Lễ hội biển 2025 có gì đặc biệt?

Với chủ đề “Nha Trang say Hi!”, Lễ hội Văn hóa - Du lịch biển 2025 hứa hẹn làm bùng nổ mùa hè tại thành phố biển bằng chuỗi sự kiện sôi động, hấp dẫn, kỳ vọng đón hàng triệu lượt du khách trong và quốc tế.
Bánh canh hẹ Phú Yên – món ngon dân dã đậm vị xứ Nẫu

Bánh canh hẹ Phú Yên – món ngon dân dã đậm vị xứ Nẫu

Bánh canh hẹ Phú Yên là món ăn giản dị nhưng đậm đà với sợi bánh mềm mại, nước dùng ngọt từ cá biển và hẹ tươi. Đây là đặc sản không thể bỏ qua khi đến Phú Yên.
Lý do Thanh Hóa luôn là sự lựa chọn du lịch hàng đầu

Lý do Thanh Hóa luôn là sự lựa chọn du lịch hàng đầu

Sở hữu đường bờ biển dài, hạ tầng giao thông thuận tiện cùng hệ thống lưu trú phong phú, Thanh Hóa thường xuyên ghi danh trong top đầu cả nước về lượng du khách và doanh thu du lịch trong các kỳ nghỉ lễ lớn.
Bảo tồn di sản – Nền tảng phát triển du lịch bền vững

Bảo tồn di sản – Nền tảng phát triển du lịch bền vững

Sở hữu kho di sản quý giá, Bắc Giang đang nỗ lực biến tiềm năng văn hóa thành lợi thế du lịch. Dù đã có bước tiến tích cực, nhưng để di sản thực sự lan tỏa và trở thành động lực phát triển bền vững, cần những giải pháp đồng bộ và dài hạn hơn.
Cánh cửa mới cho nông sản qua lối du lịch trải nghiệm

Cánh cửa mới cho nông sản qua lối du lịch trải nghiệm

Du lịch Ninh Bình đón hàng triệu khách mỗi năm, mở ra cơ hội tiêu thụ nông sản địa phương. Đưa đặc sản vào nhà hàng, khách sạn, không chỉ tăng thu nhập cho nông dân mà còn mang đến trải nghiệm ẩm thực độc đáo cho du khách.
Chùa Tam Chúc đón xá lợi Phật, hàng vạn người về chiêm bái

Chùa Tam Chúc đón xá lợi Phật, hàng vạn người về chiêm bái

Trong Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, chùa Tam Chúc (Hà Nam) – nơi từng đăng cai Vesak 2019 – sẽ đón xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, quốc bảo linh thiêng từ Ấn Độ, được cung nghinh từ TP.HCM và an vị trang nghiêm tại chánh điện.
Huế bứt tốc kích cầu du lịch, sẵn sàng bùng nổ năm 2025

Huế bứt tốc kích cầu du lịch, sẵn sàng bùng nổ năm 2025

Hướng đến mục tiêu đón 5 – 5,5 triệu lượt khách và thu về 11.000 – 12.000 tỷ đồng trong năm 2025, TP. Huế đang tăng tốc với loạt chương trình kích cầu du lịch quy mô lớn. Từ ưu đãi hấp dẫn đến sự kiện trải dài bốn mùa, Cố đô sẵn sàng tạo cú hích cho một năm bùng nổ.
Du lịch Việt Nam vươn tầm: 10 khách sạn, resort lọt vào danh sách "tốt"' nhất thế giới

Du lịch Việt Nam vươn tầm: 10 khách sạn, resort lọt vào danh sách "tốt"' nhất thế giới

Từ biển xanh Cam Ranh đến sương mù Sa Pa, những điểm nghỉ dưỡng hàng đầu của Việt Nam vừa được tạp chí du lịch danh tiếng Travel + Leisure gọi tên trong danh sách “500 Khách sạn tốt nhất thế giới năm 2025”. Đây không chỉ là tin vui cho ngành du lịch, mà còn là lời khẳng định mạnh mẽ cho đẳng cấp ngày càng lên của thương hiệu nghỉ dưỡng Việt trên bản đồ thế giới.
Việt Nam lọt top 7 điểm đến “hot” nhất thế giới

Việt Nam lọt top 7 điểm đến “hot” nhất thế giới

Không còn là “ẩn số” châu Á, Việt Nam vươn lên top 7 thế giới về tăng trưởng tìm kiếm du lịch quốc tế, vượt Thái Lan, Singapore và Indonesia. Với cảnh sắc đa dạng, văn hóa đặc sắc và chính sách visa cởi mở, Việt Nam đang trở thành điểm đến được ưa chuộng hàng đầu năm 2025.
Hà Nội đẩy mạnh phát triển du lịch với ba “điểm vàng”

Hà Nội đẩy mạnh phát triển du lịch với ba “điểm vàng”

Hà Nội đang đẩy mạnh chiến lược phát triển du lịch với ba “điểm vàng” gồm: Hồ Hoàn Kiếm – phố cổ, Ba Vì và Hương Sơn. Không chỉ đầu tư hạ tầng và bảo tồn di sản, Thủ đô còn ứng dụng công nghệ số, tạo đột phá đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động