Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đề xuất tháo gỡ tình trạng gỗ ván ghép bị ùn tắc tại các cảng biển

TH&SP Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết sản phẩm ván ghép thanh bị ùn tắc tại nhiều cảng và nhiều doanh nghiệp bị đối tác thương mại phạt chậm giao hàng do Tổng cục Hải quan ban hành văn bản số 4250/TB-TCHQ (ký ngày 24/6/2020).

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam vừa có đơn khẩn cấp gửi Bộ Tài chính cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương về tình trạng gỗ ván ghép thanh bị ùn tắc tại các cảng biển.

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, sản phẩm ván ghép thanh bị ùn tắc tại nhiều cảng và nhiều doanh nghiệp bị đối tác thương mại phạt chậm giao hàng do Tổng cục Hải quan ban hành văn bản số 4250/TB-TCHQ (ký ngày 24/6/2020).

dg

Đề xuất tháo gỡ tình trạng gỗ ván ghép bị ùn tắc tại các cảng biển


Với văn bản này, ván ghép thanh, chủ yếu sử dụng nguyên liệu gỗ keo rừng trồng và gỗ cao su, bị áp mã HS 4407 “Gỗ đã cưa và xẻ theo chiều dọc, lạng hoặc bóc, đã hoặc chưa bào, chà nhám hoặc ghép nối đầu, có độ dày trên 6mm” thuộc phân nhóm HS 440729.97.90 và bị coi là sản phẩm sơ chế, như gỗ xẻ thanh, bị áp thuế xuất khẩu 25% để hạn chế, thậm chí ngăn chặn xuất khẩu vì không tạo nhiều giá trị gia tăng và phải dành nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trong nước.

Trong khi trước đó, gỗ ghép thanh đã được áp mã HS 4418 (đồ mộc dùng trong xây dựng, kể cả tấm gỗ có lõi xốp, tấm lát sàn đã lắp ghép và ván lợp - shingles and shakes), nằm trong phân nhóm HS 4418.90.99.

Tại văn bản số 9365/BTC-CST, ngày 1/7/2019, về việc thuế xuất khẩu tấm gỗ ghép thanh thành tấm, Vụ Chính sách thuế của Bộ Tài chính cũng đã khẳng định: Gỗ ván ghép thanh là “Mặt hàng tấm gỗ (panel) làm từ các thanh gỗ (kể cả loại đã được ghép theo chiều dọc để làm tăng chiều dài của gỗ như mô tả tại nhóm 4407) được tiếp tục ghép theo chiều ngang thành các tấm bản lớn bằng keo và lực ghép, bào bốn mặt, quét keo, chà nhám, tề đầu rong cạnh thành tấm gỗ dùng để sản xuất bàn, tủ, giường, cánh tủ... thuộc các nhóm từ 44.18 đến 44.21, thuế xuất khẩu bằng 0%”.

Ngoài ra, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh (văn bản số 959/HQTPHCM-TXNK ngày 10/4/2015) và Chi cục Kiểm định Hải quan 4 (văn bản số 337/TB-KĐ4, ngày 13/3/2019), cũng đã khẳng định mã HS 4418 của mặt hàng gỗ ván ghép thanh.

Về quy chuẩn và thông lệ quốc tế, Malaysia và Indonesia là hai nước thành viên ASEAN, đều kê khai gỗ ván ghép thanh vào mã HS 4418. Tại Chương 44 của Biểu thuế quan hài hòa, Vương quốc Anh cũng quy định ván ghép thanh thuộc mã HS 4418.

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho rằng, với quyết định áp mã HS 4407 và áp thuế 25%, các doanh nghiệp công nghiệp gỗ ván ghép thanh đối diện nguy cơ vỡ nợ, phá sản.

Trước tình hình trên, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đề nghị Bộ Tài chính xem xét và thông báo ngay để hải quan ở các địa phương cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván ghép thanh với thuế suất bằng 0%. Đồng thời, xem xét và hủy bỏ ngay Thông báo số 4250, để mặt hàng gỗ ván ghép thanh trở lại mã HS 4418 như đã được khẳng định tại văn bản số 9365/BTC-CST của Bộ Tài chính.

Về kiến nghị trên của Hiệp hội, Tổng cục Lâm nghiệp cũng đánh giá, trước thời điểm ngày 24/6/2020, ván ghép thanh xuất khẩu được áp mã 4418 (thuế suất bằng 0%), với quy định mới của Tổng cục Hải quan, các doanh nghiệp không thể điều chỉnh ngay được giá xuất khẩu vì các hợp đồng đã ký từ trước.

Đây chính là nguyên nhân xảy ra tình trạng tồn đọng ván và các sản phẩm sử dụng ván ghép thanh ở các bến cảng biển. Nếu tình trạng kéo dài sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Theo ông Cao Chí Công, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, quá trình sản xuất ván ghép thanh đã làm thay đổi hoàn toàn kết cấu của thanh gỗ xẻ cơ sở ban đầu (mã HS 4407) thông qua các công đoạn chế biến sâu tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.

Vì vậy, việc áp dụng mã hàng hóa của ván ghép thanh theo mã HS 4407 là không phù hợp với Thông tư 65/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính về ban hành danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, cũng như ý kiến của Bộ Tài chính tại Văn bản số 9365/BTC và sẽ không khuyến khích được doanh nghiệp trong nước sản xuất chế biến sâu để hạn chế nhập khẩu đối với loại ván này.

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cho biết thêm việc phân loại ván ghép thanh vào loại gỗ xẻ và chịu thuế 25% là không đúng. Bởi sản xuất ván ghép thanh với nguyên liệu đầu vào là gỗ xẻ. Ván ghép thanh được ghép từ rất nhiều mảnh gỗ nhỏ (do bị lỗi) với bản từ 3-5cm để tạo thành ván lớn nhằm tăng sức chịu đựng.

Phát triển sản xuất gỗ ghép, góp phần giảm chi phí vận chuyển gỗ tròn về vùng có các nhà máy chế biến gỗ và mang lại giá trị gia tăng cho ngành chế biến gỗ. Đồng thời sản xuất mặt hàng này còn giúp giải quyết vấn đề nguyên liệu lãng phí trong ngành gỗ, tận dụng được tối đa nguyên liệu và giải bài toán cây gỗ lớn đối với ngành lâm nghiệp.

“Nếu không chế biến, tạo ra được ván ghép thanh thì nguyên liệu đầu vào của sản phẩm này sẽ chỉ quay về làm được dăm hoặc ván ép,” ông Đỗ Xuân Lập cho hay.

Về quy trình sản xuất, gỗ xẻ (xẻ ván, xẻ theo quy cách) được tạo ra từ gỗ tròn, cắt khúc, rồi cưa. Trong khi đó, ván ghép thanh là sau khi xẻ ván còn phải sấy, xẻ thanh, gia công thanh, cắt ngắn, phay ngón, tráng keo, ép dọc, phay cạnh, tiếp tục tráng keo, xếp, ghép và phải xử lý sản phẩm.

Với quy trình sản xuất trên, ván ghép thanh là một một mặt hàng đã qua chế biến, không phải là sản phẩm đơn giản. Gỗ ghép thanh được ứng dụng rất đa dạng, được sử dụng làm đồ gỗ xây dựng và đồ gỗ nội ngoại thất, mặt bàn, ván sàn...

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, hiện cả nước có 146 doanh nghiệp sản xuất ván ghép thanh, với công suất khoảng 570.000 m3 phẩm/năm; nguyên liệu sản xuất ván ghép thanh là các loại gỗ rừng trồng trong nước, chủ yếu là gỗ keo, cao su, bạch đàn.

Trên thị trường, ván ghép thanh có giá xuất khẩu cao gấp 3-4 lần giá gỗ xẻ (gỗ xẻ giá từ 3,4-3,6 triệu đồng/m3; ván ghép thanh giá từ 10-14 triệu đồng/m3). Trong khi đó, để làm ra 1m3 ván ghép thanh cần sử dụng 1,7-1,8 m3 gỗ xẻ.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu ván ghép thanh năm 2019 đạt 332,7 triệu USD, chiếm 2,9 % tổng giá trị xuất khẩu lâm sản, tăng 16,7 % so với năm 2018.

sf

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đề nghị Bộ Tài chính xem xét và thông báo ngay để hải quan ở các địa phương cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván ghép thanh với thuế suất bằng 0%


Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4,98 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 3,55 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2019.

Tính riêng trong tháng 6 xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 900 triệu USD, tăng 9,9% so với tháng 6/2019. Trong đó xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 719 triệu USD, tăng 21,5% so với tháng 6/2019.

Theo Cục Xuất nhập khẩu các doanh nghiệp trong ngành gỗ hiện vẫn đối mặt với nhiều thách thức do diễn biến dịch bệnh trên thế giới vẫn rất phức tạp và chưa được kiểm soát tốt, đặc biệt tại các thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chính như Mỹ, Nhật Bản và EU. Vì vậy, triển vọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong quý 3/2020 vẫn chưa khả quan.

Đồ nội thất bằng gỗ là nhóm hàng có trị giá tăng cao và liên tục chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu, 5 tháng đầu năm 2020 mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu đạt 2,5 tỷ USD, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2019. Mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu chủ yếu tới một số thị trường chính như Mỹ, Nhật Bản, EU.

Tiếp theo là mặt hàng dăm gỗ đạt 706,6 triệu USD, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm 2019. Mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc, do nhu cầu sử dụng giấy của các nước châu Âu, châu Mỹ tăng cao, nên nhu cầu nhập nguyên liệu dăm gỗ phục vụ sản xuất của Trung Quốc tăng cao.

Ngoài ra, trong 5 tháng đầu năm 2020 còn xuất khẩu một số mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ khác như gỗ ván và ván sàn, cửa gỗ, đồ gỗ mỹ nghệ...

Minh Nhật

Minh Nhật

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính vừa có công văn xin ý kiến các Bộ, ngành liên quan về đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong 6 tháng đầu năm 2025.
Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Hoa Kỳ ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste. Quyết định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 23/11/2024.
Có đơn hàng đến quý 1/2025, ngành dệt may đặt mục tiêu 48 tỷ USD năm tới

Có đơn hàng đến quý 1/2025, ngành dệt may đặt mục tiêu 48 tỷ USD năm tới

Mặc dù tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp nhưng kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2024 ước đạt 44 tỷ USD như dự kiến, năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD.
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

Mặc dù tiềm năng xuất khẩu sang EU là rất lớn nhưng các chuyên gia lo ngại những điều chỉnh, quy định mới đây của EU ban hành đã, đang và sẽ tác động tới xuất khẩu của Việt Nam.
Đưa hàng Việt vươn tầm thế giới, chinh phục mọi thị trường

Đưa hàng Việt vươn tầm thế giới, chinh phục mọi thị trường

Hàng triệu người tiêu dùng cả nước sắp chứng kiến một không gian độc đáo hoành tráng - nơi hội tụ tinh hoa hàng Việt, trưng bày các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, lan tỏa niềm tự hào dân tộc và khẳng định cam kết của Bộ Công Thương trong việc đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường.
SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất (Midcap) tại VLCA 2024

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất (Midcap) tại VLCA 2024

Ngày 16/11/2024, trong khuôn khổ Lễ trao giải “Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024” (VLCA 2024) nhằm tôn vinh các doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tự hào được xếp hạng đầu tiên trong Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất (nhóm vốn hóa vừa - Midcap). Cùng với đó, Ngân hàng cũng được vinh danh trong Top 10 Báo cáo thường niên nhóm ngành Tài chính.
Cần làm gì để ngành chè Việt Nam vươn xa, nâng cao giá trị

Cần làm gì để ngành chè Việt Nam vươn xa, nâng cao giá trị

Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè, với sản phẩm được xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, tuy nhiên, giá bán chè Việt Nam hiện vẫn đang ở mức thấp, thời gian tới người làm chè cần thay đổi tư duy để tìm con đường thương mại mới cho chè Việt.
Cua ghẹ của Việt Nam được khách hàng Trung Quốc ưa chuộng

Cua ghẹ của Việt Nam được khách hàng Trung Quốc ưa chuộng

Trung Quốc & HongKong, Nhật Bản, Mỹ, Canada và Hàn Quốc đang là 5 thị trường đơn lẻ nhập khẩu nhiều nhất cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam.
Hà Lan nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

Hà Lan nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

Người tiêu dùng tại Hà Lan luôn ý thức về sức khỏe và quan tâm đến việc ăn uống lành mạnh và họ lựa chọn cá tra Việt Nam là một trong những thực phẩm trên bàn ăn hàng ngày.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động