Hà Nội: Hỗ trợ thương hiệu làng nghề, quản lý nhãn hiệu tập thể cho 36 làng nghề

TH&SP Từ năm 2016 - 2019, toàn thành phố Hà Nội đã triển khai hỗ trợ thương hiệu làng nghề và quản lý nhãn hiệu tập thể cho 36 làng nghề. Theo kế hoạch, năm 2020, ngành Nông nghiệp Hà Nội sẽ thực hiện hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho 8 làng nghề.

Mới đây, Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội đã công bố những kết quả đạt được trong thực hiện tái cơ cấu phát triển nông thôn 5 năm qua trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Điểm nổi bật trong bức tranh tái cơ cấu phát triển nông thôn Hà Nội thời gian qua đó là tăng cường tập huấn nâng cao năng lực làng nghề, xét công nhận danh hiệu làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống, ngành Nông nghiệp Hà Nội tập trung hỗ trợ thương hiệu làng nghề và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho làng nghề.

Từ năm 2016 - 2019, toàn thành phố đã triển khai hỗ trợ thương hiệu làng nghề và quản lý nhãn hiệu tập thể cho 36 làng nghề. Theo kế hoạch, năm 2020, ngành Nông nghiệp Hà Nội sẽ thực hiện hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho 8 làng nghề.

dg

Thời gian tới ngành Nông nghiệp Hà Nội sẽ thực hiện hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho 8 làng nghề


Sở NN&PTNT Hà Nội cũng đã tham mưu UBND thành phố ban hành kế hoạch hỗ trợ đánh giá tác động môi trường làng nghề cho 8 làng nghề; hỗ trợ dự án hỗ trợ xây dựng mô hình dệt vải từ tơ sen tại huyện Mỹ Đức và triển khai nhiều chương trình hỗ trợ cho công tác giảm nghèo ở khu vực nông thôn nhằm đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả tái cơ cấu phát triển nông thôn, ngành Nông nghiệp Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, đẩy mạnh hỗ trợ, tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu về vai trò, tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu và phát triển thương hiệu, nhất là làng nghề truyền thống.

Cùng với đó, Sở NN&PTNT tích cực xây dựng và phát triển thương hiệu chung cho tập thể, khu vực, đồng thời, hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho một số sản phẩm tiêu biểu của làng nghề. Xúc tiến thiết kế mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Hướng tới xây dựng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, từng bước hình thành một số vùng cung cấp nguyên liệu ổn định, lâu dài cho các cơ sở sản xuất trên địa bàn và liên doanh, liên kết hợp tác với các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Song song với thực hiện các giải pháp trên, Sở NN&PTNT cũng sẽ tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, vận động doanh nghiệp, hộ sản xuất trong làng nghề thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường, vệ sinh môi trường và giảm ô nhiễm môi trường làng nghề. Xây dựng cơ chế chính sách, hoàn thiện thể chế, tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, vệ sinh môi trường và giảm ô nhiễm môi trường làng nghề. Thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn và có kế hoạch từng bước hỗ trợ giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề.

Ngoài ra, Sở NN&PTNT còn triển khai một số giải pháp khuyến khích áp dụng kỹ thuật hiện đại, công nghệ mới vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nhất là áp dụng khoa học kỹ thuật giảm nhẹ sức lao động trong một số công đoạn trong giai đoạn sản xuất nhất định. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề; Đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với du lịch…

ff

Hà Nội triển khai hỗ trợ đánh giá tác động môi trường làng nghề năm 2020


Trước đó, UBND TP Hà Nội cũng đã ban hành Kế hoạch số 107/KH-UBND, triển khai hỗ trợ đánh giá tác động môi trường làng nghề năm 2020.

Nội dung chính hỗ trợ: Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội làng nghề. Đánh giá, dự báo các nguồn thải và tác động của làng nghề đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Đánh giá, dự báo, xác định biện pháp quản lý rủi ro của làng nghề đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Biện pháp xử lý chất thải của làng nghề. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Chương trình quản lý và giám sát môi trường. Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.

UBND thành phố yêu cầu: Việc hỗ trợ đánh giá tác động môi trường làng nghề phải thực hiện nghiêm túc, thu hút sự quan tâm và tham gia của các làng nghề trên địa bàn thành phố; tạo được sự chuyển biến tích cực từ nhận thức tới hành động của chủ các cơ sở sản xuất về phát triển nghề gắn với bảo vệ môi trường. Người dân của làng nghề được hỗ trợ đánh giá tác động môi trường nắm được chủ trương, chính sách liên quan đến môi trường làng nghề, phương án và biện pháp thực hiện bảo vệ môi trường làng nghề…

Hồng Nga

Hồng Nga

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Làm gì để phát triển hạt gạo Việt Nam bền vững?

Làm gì để phát triển hạt gạo Việt Nam bền vững?

Muốn phát triển hạt gạo Việt Nam bền vững phải liên kết theo chuỗi đã được chứng minh bằng kết quả tích cực thực hiện 7 mô hình thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp, tăng trưởng xanh tại 6 tỉnh, thành vùng ĐBSCL giai đoạn 2024-2025.
Nghề làm giấy dó - Từ di sản "ngủ quên" đến hành trình được hồi sinh

Nghề làm giấy dó - Từ di sản "ngủ quên" đến hành trình được hồi sinh

Việc phục dựng lại làng nghề truyền thống giấy dó phường Bưởi xưa cũng là một cách để Tây Hồ hiện thực hóa mục tiêu phát huy những di sản, di tích để giới thiệu cho người dân nét đẹp văn hóa đặc trưng của Tây Hồ.
"Hội chùa Tây Phương" chính thức khai hội và đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

"Hội chùa Tây Phương" chính thức khai hội và đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2/4 (tức ngày 5/3 Âm lịch), UBND huyện Thạch Thất long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.
Phù điêu Kala Núi Bà được công nhận là bảo vật quốc gia

Phù điêu Kala Núi Bà được công nhận là bảo vật quốc gia

Phù điêu Kala Núi Bà được công nhân là bảo vật quốc gia. Đây là bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên được Thủ tướng công nhận; là hiện vật duy nhất, thuộc phong cách Tháp Mẫm muộn, là chiếc đầu Kala cuối cùng…
Làm lễ cúng Tết Thanh minh vào ngày, giờ nào là tốt?

Làm lễ cúng Tết Thanh minh vào ngày, giờ nào là tốt?

Tết Thanh Minh là dịp lễ quan trọng để người Việt bày tỏ lòng thành kính và biết ơn tổ tiên. Mâm cúng được chuẩn bị chu đáo, tùy theo vùng miền và điều kiện gia đình.
Những điều nên làm trong ngày Tết Thanh minh để cả năm đón may mắn

Những điều nên làm trong ngày Tết Thanh minh để cả năm đón may mắn

Tết Thanh Minh là một ngày lễ truyền thống quan trọng trong văn hóa Việt Nam, mang đậm ý nghĩa tâm linh và lòng hiếu thảo.
Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025

Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025

Tối 29/3 (tức mùng 1/3 năm Ất Tỵ), tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ long trọng tổ chức Chương trình khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025.
Tết Thanh minh năm 2025 là ngày nào?

Tết Thanh minh năm 2025 là ngày nào?

Tết Thanh Minh không chỉ là một ngày lễ đơn thuần mà còn là dịp để con cháu thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối với tổ tiên.
Tranh Đông Hồ - Di sản Văn hóa đặc biệt của làng Việt

Tranh Đông Hồ - Di sản Văn hóa đặc biệt của làng Việt

UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp cùng Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức chương trình “Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh - Sắc màu Đông Hồ” diễn ra từ ngày 29 - 30/3 tại khu vực Vườn hoa đền Bà Kiệu, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

Phiên bản di động