Giá xăng dầu hôm nay 13/2: Lấy lại đà tăng Giá xăng dầu hôm nay 12/2: Giảm mạnh Giá xăng dầu hôm nay 11/2: Tiếp đà tăng trưởng mạnh |
Giá xăng dầu thế giới
Chốt tuần giao dịch, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4/2021 đứng ở mức 59,58 USD/thùng, tăng 1,44 USD/thùng trong phiên; trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 4/2021 đứng ở mức 62,64 USD/thùng, tăng 1,50 USD/thùng trong phiên.
Theo giới chuyên gia, dịch Covid-19 có dấu hiệu chững lại tại một số quốc gia, khu vực vốn có diễn biến nghiêm trọng tiếp tục làm giảm lo ngại về nguy cơ gián đoạn các hoạt động kinh tế, qua đó sẽ hỗ trợ nhu cầu tiêu thụ dầu thô đi lên.
Giá xăng dầu hôm nay 14//2, kỳ vọng tăng nhẹ vào tuần tới |
Sau cuộc họp ngày 3/2, theo kế hoạch, OPEC+ tiếp tục cắt giảm sản lượng 7,125 triệu thùng/ngày trong tháng 2/2021 và 7,05 triệu thùng/ngày trong tháng 3/2021. Bên cạnh đó, Saudi Arabia cũng cam kết tự nguyện cặt giảm thêm 1 triệu thùng/ngày trong tháng 2 và 3/2021 để duy trì sự cân bằng trên thị trường.
Việc OPEC+ tiếp tục duy trì chính sách cắt giảm sản lượng, theo giới phân tích, là dấu hiệu cho thấy các nhà sản xuất đang lạc quan với kế hoạch cắt giảm nguồn cung, qua đó giảm bớt lượng dầu tồn kho.
Tuần qua sau thông tin về việc Thượng viện Mỹ bổ phiếu xem xét gói hỗ trợ, kích thích kinh tế mới trị giá 1.900 tỷ USD, và bà Janet Yellen – Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã lên tiếng khẳng định: Nếu gói kích thích kinh tế của Nhà Trắng được thông qua, thị trường lao động Mỹ sẽ được khôi phục vào năm tới.
Diễn biến trên tiếp tục củng cố lòng tin của giới đầu tư vào khả năng phục hồi kinh tế toàn cầu trong thời gian tới, đặc biệt khi gói hỗ trợ, kích thích kinh tế mới của Mỹ có thể tạo hiệu ứng Domino khiến chính phủ nhiều quốc gia mạnh tay hơn với các gói kích thích kinh tế mới.
Bên cạnh đó, cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19 đang có chuyển biến tích cực làm tăng kỳ vọng phục hồi kinh tế, qua đó có thể giúp cải thiện nhu cầu năng lượng, trong đó có dầu thô cũng là nhân tố hỗ trợ giá dầu tăng.
Đà tăng của giá dầu chỉ tạm dừng lại trong phiên giao dịch ngày 12/2 khi thị trường xuất hiện sự hoài nghi về khả năng thực hiện cam kết tự nguyện cắt giảm thêm sản lượng của Saudi Arabia cũng như triển vọng phục hồi kinh tế chậm chạp hơn kỳ vọng.
Tuy nhiên, sang ngày 13/2 thị trường dầu lại lấy lại được đà tăng nhanh chóng khi giới đầu tư kỳ vọng nhu cầu dầu thô sẽ được cải thiện mạnh trong thời gian tới khi dịch Covid-19 đang từng bước được kiểm soát hiệu quả, có dấu hiệu giảm nhẹ nhờ các nước đẩy mạnh các chương trình vắc-xin.
Đồng thời, do hiệu ứng tâm lý hưng phấn của giới đầu tư trên thị trường chứng khoán khi kỳ vọng các gói hỗ trợ, kích thích kinh tế mới cũng như chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ tạo động lực thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu.
Với những nhân tố hỗ trợ như trên, giá dầu thế giới tuần tới được kỳ vọng sẽ tiếp tục có xu hướng tăng nhẹ khi mà dịch Covid-19 được đánh giá là đã qua giai đoạn đỉnh điểm tại nhiều quốc gia, nhu cầu tiêu thụ dầu thô sẽ được cải thiện mạnh khi các chương tình hỗ trợ, kích thích kinh tế được đẩy mạnh.
Giá xăng dầu trong nước
Chiều ngày 10/2, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường được giữ ổn định so với giá bán lẻ tối đa hiện hành như sau:
Xăng E5RON92: không cao hơn 16.309 đồng/lít
Xăng RON95-III: không cao hơn 17.270 đồng/lít.
Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 13.042 đồng/lít.
Dầu hỏa: không cao hơn 11.908 đồng/lít.
Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 12.622 đồng/kg.
Mức giá này có hiệu lực từ 15h ngày 10/2.