Giá cà phê hôm nay tiếp tục tăng thêm 300 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay (18/9) giá cà phê trong nước tiếp tục tăng thêm 300 đồng/kg, hiện giao dịch trung bình ở mức 67.700 đ/kg.
Giá cà phê cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm của Tây Nguyên (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Kon Tum) được ghi nhận ở mức 66.900 đ/kg.
Theo đó, tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 67.200 đồng/kg. Kế đến là tỉnh Gia Lai với 67.600 đồng/kg.
Cùng thời điểm khảo sát, tỉnh Đắk Lắk có giá thu mua là 67.800 đồng/kg.
Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 68.200 đồng/kg - cao nhất trong các địa phương được khảo sát.
Cập nhật giá cà phê hôm nay. |
Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. Cụ thể, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 11/2023 được ghi nhận tại mức 2.556 USD/tấn sau khi tăng 2,44% (tương đương 61 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 12/2023 tại New York ở mức 159,15 US cent/pound sau khi tăng 3,34% (tương đương 5,15 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h35 (giờ Việt Nam).
Cập nhật giá cà phê Robusta trên sàn London. |
Cập nhật giá cà phê Arabica trên sàn New York. |
Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam đang tăng lên mức cao nhất trong vòng 30 năm trở lại đây. Song nhiều doanh nghiệp cho biết, đang không có hàng để bán do nguồn cung khan hiếm và doanh nghiệp "đói" vốn.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 8, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt gần 85 nghìn tấn, thu về 258,5 triệu USD, giảm 25,1% về lượng và giảm 2,9% về giá trị so với tháng 8 năm ngoái. Tính chung 8 tháng, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,2 triệu tấn, trị giá gần 3 tỷ USD, giảm 5,4% về lượng nhưng tăng 3,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Dù khối lượng suy yếu, song giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng tháng thứ 6 liên tiếp, ghi nhận mức cao mới trong tháng 8, đạt kỷ lục 3.054 USD/tấn, tăng 8% so với tháng trước đó và tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu bình quân cà phê của nước ta trong 8 tháng đạt 2.463 USD/tấn, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Một số chuyên gia nhìn nhận, chưa bao giờ thị trường cà phê biến động mạnh đến vậy. Năm ngoái, giá cà phê lần đầu thiết lập mức 52.000 đồng/kg nhưng nhanh chóng sụt giảm. Năm nay, với mức giá vượt 70.000 đồng/kg như hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê rơi vào thế “không thể tưởng tượng nổi”.
Theo ghi nhận, giá cà phê robusta (giống cà phê phổ biến tại Việt Nam) ngày 17/9 tại Đắk Lắk tăng lên mức 66.600 đồng/kg, Lâm Đồng 65.900 đồng/kg, Gia Lai có giá 66.400 đồng/kg, tại Đắk Nông cà phê được thu mua với giá 66.900 đồng/kg.
Trao đổi với báo chí, ông Lê Tất Đỗ - Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Nông nghiệp Tâm Thành (xã Ia Hrung, huyện Ia Grai, Gia Lai) - cho biết, thời điểm này cà phê trong người dân gần như không còn. Thường sau đầu vụ thu hoạch khoảng 2-3 tháng, tức khoảng tháng 3, tháng 4 hằng năm, thì người dân đã bán hết cà phê.
Chính vì thế, việc giá cà phê tăng cao “chót vót” như hiện nay dù các hộ trồng cà phê “rất tiếc” nhưng “không thể làm gì”, vì cơ bản không có cà phê trong vườn để bán. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng không thu mua cà phê lúc này.
Tuy vậy, giá cà phê tăng là tín hiệu vui để người trồng cà phê chuẩn bị “phương án” cho gia đình.
Theo ông Thái Như Hiệp - Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp - cho biết, giá cà phê đang duy trì tại mức cao trong lịch sử là tin vui đối với nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Tuy nhiên, điều đáng nói nguồn cung cà phê của Việt Nam đang rơi vào tình trạng khan hiếm.
Lãnh đạo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA) cũng thừa nhận, giá cà phê đang ở mức cao nhất trong vòng 30 năm qua. Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp xuất khẩu không mua trữ cà phê như trước, mà ký hợp đồng tới đâu mua tới đó.
Một câu hỏi đặt ra là, giá cà phê tăng, nhưng liệu có tăng lâu? Ông Phạm Quang Anh - Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam - nhận định, giá cà phê ở mức cao có thể không duy trì lâu. Hiện nay, Brazil và Indonesia, hai quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới đã có nguồn cung từ niên vụ mới và đang tích cực đẩy mạnh xuất khẩu. Đồng thời, Việt Nam sẽ bắt đầu thu hoạch cà phê niên vụ mới vào quý 4 năm nay, góp phần bổ sung lượng lớn cà phê cho thị trường.
Theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu lượng cà phê xuất khẩu những tháng cuối năm bằng với cùng kỳ năm trước và giá xuất khẩu bằng với những tháng đầu năm, lượng cà phê xuất khẩu cả năm 2023 sẽ đạt khoảng 1,7 triệu tấn, trị giá 4,2 tỷ USD. Đây sẽ là mức kim ngạch kỷ lục mới của ngành cà phê.
Giá tiêu hôm nay giảm đồng loạt 500 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay (18/9) giá tiêu được ghi nhận trong khoảng 70.000 - 72.500 đồng/kg sau khi giảm đồng loạt 500 đồng/kg tại các tỉnh trọng điểm trong nước.
Trong đó, mức giá thấp nhất được ghi nhận tại thời điểm khảo sát là 70.000 đồng/kg tại tỉnh Gia Lai. Nhỉnh hơn một chút là mức giá 70.500 đồng/kg tại tỉnh Đồng Nai.
Hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông vẫn duy trì mức giá thu mua chung là 71.000 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu lần lượt giảm xuống mức 72.000 đồng/kg và 72.500 đồng/kg.
Cập nhật giá tiêu hôm nay. |
Theo các chuyên gia, dù triển vọng dài hạn cho giá tiêu là rất tươi sáng. Tuy nhiên hiện tại vẫn đang là cuộc chiến giằng co giữa bên mua và bên bán. Tuần này kết quả phiên họp của Fed về lãi suất sẽ ảnh hưởng tới giá tiêu các nước.
Nhiều khả năng Fed tiếp tục giữ nguyên lãi suất. Chuyên gia nhận định như vậy sẽ không làm giá tiêu giảm thêm, mà cuộc chiến tiếp tục là cung cầu của bên mua và bên bán.
Hiện nay lượng hàng tồn kho của các khách hàng nhập khẩu Âu Mỹ vẫn đang ở mức an toàn, nên họ tận dụng lợi thế này để thương lượng giá cho những đơn hàng giao trong quý 1 và quý 2 năm 2024.
Trong bối cảnh thị trường Trung Quốc chưa khởi sắc thì động thái của các khách hàng Âu Mỹ khiến thị trường bị "dìm" xuống. Các nhà nhập khẩu hồ tiêu trên thế giới sau khi thất vọng tại Indonesia sẽ trông chờ Việt Nam thu hoạch vụ hồ tiêu mới. Tuy vậy sản lượng cũng không được đánh giá khả quan.
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid năm 2020-2021, năm 2022 kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang EU giảm nhưng thị phần đạt 17,1% chỉ giảm nhẹ so với mức 18,2% của năm 2021. Có thể nói so với Brazil, Việt Nam vẫn giữ được lợi thế trước mắt nhưng về lâu dài cần tiếp tục nâng cao chất lượng, khai thác các phân khúc thị trường khác nhau, vì EU liên tục cập nhật và tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch, các tiêu chí tăng trưởng xanh và phát triển bền vững đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu.
Vì vậy, bên cạnh lợi thế cạnh tranh về giá, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải hướng đến việc cạnh tranh thông qua việc thỏa mãn các yêu cầu, tiêu chí nghiêm ngặt từ EU để giữ vững vị thế và đồng thời tham gia sâu hơn vào các thị trường khác.