Giá cao su hôm nay 5/8/2022: Đồng loạt tăng giá Giá cao su hôm nay 8/8/2022: Đồng loạt tăng mạnh Giá cao su hôm nay 9/8/2022: Trái chiều tại thị trường châu Á |
Giá cao su thế giới
Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 10/8/2022, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 19/2022, giảm mạnh xuống mức 230,5 JPY/kg, giảm mạnh 4,4 yên, tương đương 1,87%.
Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2022 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh 185 CNY, ghi nhận 12.005 CNY/tấn, tương đương 1,52%.
Giá cao su kỳ hạn tương lai trên thị trường châu Á đồng loạt tăng do đồng yen giảm so với USD thúc đẩy hoạt động mua vào.
Giá cao su hôm nay 10/8/2022: Giảm mạnh toàn thị trường châu Á |
Hợp đồng cao su giao tháng 9 trên nền tảng SICOM của Sàn giao dịch Singapore tăng 1,2% lên 154,5 US cent/kg.
"Diễn biến trên thị trường hôm nay có thể bắt nguồn từ việc tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) phong tỏa chống Covid-19, khi người mua đang tranh giành nguồn nguyên liệu do tác động tiềm tàng của việc giảm sản lượng", một thương nhân ở Singapore cho biết.
Hải Nam là nơi đóng góp lớn nhất vào tổng sản lượng cao su của Trung Quốc, do đó việc phong tỏa khu vực này có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường cao su.
Đồng USD được báo giá quanh mức 135,37 yên, sau khi tăng 1,57% trong phiên trước, mức tăng lớn nhất trong một ngày kể từ ngày 17 tháng 6, khi dữ liệu việc làm mạnh mẽ của Mỹ làm tăng kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ một cách mạnh mẽ.
Đồng yên yếu đi làm cho tài sản tính bằng đồng yên có giá cả phải chăng hơn khi được mua bằng các loại tiền tệ khác.
Xuất khẩu cao su quý II tiếp tục phục hồi nhờ nhu cầu tiêu thụ toàn cầu tăng
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết trong quý II, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 380,3 nghìn tấn, trị giá 646,4 triệu USD, tăng 23,6% về lượng và tăng 22,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu cao su của Việt Nam trong quý II tiếp tục phục hồi nhờ nhu cầu tiêu thụ cao su toàn cầu tăng.
Trong quý II, cao su của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang khu vực châu Á, chiếm tới 87,5% tổng trị giá xuất khẩu cao su của cả nước, với 335,3 nghìn tấn, trị giá 565,4 triệu USD, tăng 31,6% về lượng và tăng 31,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Nhìn chung, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang phần lớn các thị trường đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất tiêu thụ cao su của Việt Nam, với hơn 256 nghìn tấn, trị giá hơn 416 triệu USD, tăng 27,4% về lượng.
Đứng thứ hai là Ấn Độ với hơn 28 nghìn tấn, trị giá gần 51 triệu USD, tăng 93% về lượng và tăng hơn 91% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Về chủng loại xuất khẩu, phần lớn các chủng loại cao su xuất khẩu đều tăng trưởng tốt so với so với cùng kỳ năm 2021.
Trong quý II, giá xuất khẩu bình quân một số chủng loại cao su có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2021, trong đó đáng chú ý như SVR 20 tăng 4,3%; cao su hỗn hợp (HS 4005) tăng 14,8%.. Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân một số chủng loại có xu hướng giảm như: SVR 3L giảm 5,8%; SVR CV60 giảm 7,8%; RSS3 giảm 5,5%...