Cần làm gì để nâng sức cạnh tranh của hàng Việt? Để hàng Việt trở thành niềm tự hào của người Việt Nam… Đưa hàng Việt vươn tầm thế giới, chinh phục mọi thị trường |
Gần 60% doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội để kinh doanh. |
Livestream bán hàng trên mạng đang rất sôi động
Theo khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, 44% số doanh nghiệp được hỏi đã xây dựng các trang web, 58% số doanh nghiệp có bán hàng thông qua mạng xã hội và hơn 24% các doanh nghiệp đã tham gia các sàn thương mại điện tử.
Còn theo dữ liệu trong báo cáo “Thị trường thương mại điện tử - Thời của mua sắm và giải trí” của Kirin Capital, số lượng khách hàng Việt ưa thích lựa chọn mua sắm online hiện đã chiếm tỷ trọng tới 50%. Trong khi đó, chỉ có 30% số người mua hàng vẫn ưa thích kênh mua sắm truyền thống.
Các sàn thương mại điện tử, với những ưu đãi hấp dẫn, đã trở thành những trung tâm mua sắm ảo, nhất là với khách hàng thuộc thế hệ trẻ.
Thống kê cho thấy có đến 61% người mua hàng trực tuyến là qua các sàn thương mại điện tử, 55% qua mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo... và 34% qua các website thương mại điện tử bán hàng.
Đặc biệt, có đến 91% người tiêu dùng trực tuyến sử dụng điện thoại di động là công cụ đặt hàng. Số lượng người sử dụng máy tính để bàn hay laptop làm công cụ chỉ còn 18% trong năm 2023, so với mức 46% trong năm 2022.
Đáng chú ý, gần đây hình thức bán hàng qua phát trực tiếp hay còn gọi là livestream - đây đang là chiến lược được nhiều doanh nghiệp sản xuất triển khai thực hiện. Những kênh bán hàng mới này đang được xem là phù hợp với thị hiếu, tiếp cận khách hàng hiệu quả và nhanh hơn.
Hiện nay, livestream bán hàng trên mạng đang rất sôi động, có người thu về hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng mỗi ngày từ hoạt động này.
Một doanh nghiệp cho biết, từ 5 năm trước đã bắt đầu phát triển các kênh bán hàng online, song song với hệ thống bán lẻ truyền thống. Các gian hàng trên sàn thương mại điện tử như shopee, hay trên mạng xã hội như Tiktok và các buổi bán hàng phát trực tiếp livestream đang mang lại doanh thu gần 450 tỷ đồng 1 năm cho doanh nghiệp. Con số dự kiến sẽ còn tăng hơn gấp đôi trong 2 năm tới.
Ông Lê Hùng, Giám đốc Chiến lược Tập đoàn Sunhouse cho biết: "Kênh bán hàng thương mại điện tử bán hàng trực tiếp đến người dùng tăng trưởng giúp cho người dùng hưởng lợi, giảm đi rất nhiều kênh phân phối trung gian. Không chỉ giúp đem lại doanh số, còn giúp doanh nghiệp đầu tư được hình ảnh thương hiệu đến trực tiếp với người dùng".
Trong khoảng từ 1 đến 2 tiếng bán hàng livestream thì 1 người bán có thể bán từ 300 tới 500 triệu đồng tiền hàng. Ưu đãi cho người mua có rất nhiều như doanh nghiệp có thể giảm giá sản phẩm, sàn thương mại điện tử thì trợ giá cho người mua, hay chính những người bán cũng tổ chức các mini game để tặng quà cho người tiêu dùng.
Quản lý và điều hành Accesstrade, nền tảng tiếp thị liên kết lớn hàng đầu Việt Nam, ông Dũng Bùi cho biết dự báo vào năm tới nền kinh tế kỹ thuật số Việt Nam ước đạt 45 tỷUSD, trong đó thương mại điện tử chiếm tới 24 tỷ USD.
Hãng dữ liệu Nielsen IQ cũng cho biết trong quý đầu năm 2024 có tới 95% khách hàng trực tuyến mua sản phẩm qua livestream. Việc mua hàng qua các KOC (người tiêu dùng, có sức ảnh hưởng) và KOL (người nổi tiếng) ngày càng phổ biến.
Các phiên livestream bán hàng trên TikTok đạt doanh thu hàng 100 - 150 tỷ đồng cũng ngày càng phổ biến. Ngay các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada... cũng xem livestream là hình thức bán hàng chủ lực trước thị hiếu tiêu dùng mới của thị trường.
Hàng Việt 'hụt hơi' giữa cuộc đua bán hàng online
Hành vi tiêu dùng thay đổi và sự phát triển của công nghệ làm cho thói quen mua sắm cũng khác đi. |
Trên đường đua bán hàng trực tuyến (online), giá cả của hàng Việt hiện không thể so bì được với hàng Trung Quốc. Và như khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường QandMe, các yếu tố liên quan đến giá cả (giá, khuyến mãi) là những yếu tố quan trọng nhất được khách hàng quan tâm khi mua sắm trực tuyến ở Việt Nam.
Chính vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng để hàng Việt có sức cạnh tranh tốt đòi hỏi phải có chính sách về thuế sao cho phù hợp, cũng như có một chiến lược tổng thể và dài hạn. Hơn nữa, khi thị trường TMĐT thay đổi như vũ bão, việc tự xoay sở của các doanh nghiệp (DN) nội địa là chưa đủ mà phải có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng từ phía các sàn TMĐT và cơ quan chức năng.
Trong khi đó, điều đáng lo là nếu như có những quy định mới thiếu hợp lý sẽ dễ dẫn đến tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, tiếp tục gây khó khăn cho hàng Việt về mặt chi phí, giá cả và các gánh nặng khác khi kinh doanh trực tuyến.
Chẳng hạn mới đây, khi góp ý vào dự thảo luật Quản lý thuế (sửa đổi) với quy định mới là các sàn giao dịch TMĐT có trách nhiệm khai thuế thay, nộp thuế thay cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, ông Ngô Vĩnh Bạch Dương, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp lý thuộc Viện Nhà nước và Pháp luật, bày tỏ băn khoăn về việc trao nghĩa vụ mới này, dù không được coi là điều kiện kinh doanh mới thì cũng tạo ra một gánh nặng tuân thủ rất lớn đối với các sàn TMĐT.
Đáng nói hơn nữa, theo ông Dương, đó là các chi phí, có thể nhận thấy sẽ được chuyển vào giá thành dịch vụ của sàn TMĐT, dễ thấy là hàng hóa giao dịch trên sàn sẽ bị đội chi phí và điều này gây khó khăn cho các nhà bán hàng nhỏ và vừa. Họ phải tăng giá và khó bán hàng hơn.
“Quy định yêu cầu sàn TMĐT khai và nộp thuế thay có thể tác động tiêu cực đến nhóm kinh doanh nhỏ, hộ kinh doanh. Trong nhiều trường hợp, quy định này có thể dẫn đến tình huống người bán hàng nhỏ lẻ có mức doanh thu dưới 100 triệu đồng cũng phải bị trừ thuế trên mỗi giao dịch, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của nhóm đối tượng dễ bị tổn thương này”, ông Dương nói.
Theo thông tin trên Báo Tuổi Trẻ, ông Dương Văn Thịnh (Tập đoàn Dữ liệu quốc tế - IDG), cho biết thói quen mua sắm trực tuyến đã thay đổi hành vi tiêu dùng, đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ đầu tư vào công nghệ mà còn phải nâng cao uy tín sản phẩm, tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn.
Trong khi đó, ông Trần Quốc Bảo, giám đốc điều hành kênh E2E, cho rằng các doanh nghiệp Việt vẫn thường có tâm lý nghe ngóng tìm hiểu về một xu hướng, sau đó đứng ngoài cuộc chơi vì những lo ngại nào đó.
"Tôi vẫn hay khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ cứ làm thử, vào trận rồi chúng ta mới hiểu thực tế ra sao.
Bởi không làm, mình sẽ tự đánh mất cơ hội. Với những doanh nghiệp bán hàng đa kênh, có thể doanh thu chưa về được ngay. Tuy nhiên TMĐT sẽ giúp họ thúc đẩy toàn bộ giá trị thương hiệu và bổ trợ cho các kênh phân phối đang hiện hữu của doanh nghiệp", ông Bảo nói.
Cũng theo ông Bảo, doanh nghiệp cần xem doanh số chỉ là một phần câu chuyện của bán hàng trên sàn TMĐT.
Với các doanh nghiệp đã có thương hiệu và có sẵn thị trường, TMĐT là điểm tiếp xúc với khách hàng. Khách hàng đang thay đổi và họ dịch chuyển đâu thì doanh nghiệp phải theo đó. Khách hàng có thể không mua ở kênh online nhưng sẽ quyết định ở kênh khác mà hàng hóa đang có sẵn.
Trong thực tế những con số triệu đơn hàng hay doanh số trăm tỉ đồng chỉ là một phần của câu chuyện của bán hàng online.
Nếu may mắn và sẵn sàng có nguồn lực cho những chương trình lớn, kênh TMĐT vẫn có thể thúc đẩy tăng trưởng doanh số. Nhưng bản chất của TMĐT còn phản ánh năng lực sản xuất, nếu xem đó là điểm chạm với khách hàng. Đây mới là câu chuyện phát triển bền vững.
Theo ông Bảo, hành vi tiêu dùng thay đổi và sự phát triển của công nghệ làm cho thói quen mua sắm cũng khác đi.
Để đưa hình thức bán hàng qua kênh TMĐT hay cụ thể hơn là livestream (live - commerce) trở thành lựa chọn tất yếu, hạ tầng bổ trợ phải tốt, hệ sinh thái phát triển, trong đó công nghệ là yếu tố then chốt...
Đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng Nga |
Saigon Co.op đưa hàng Việt chinh phục thị trường Mỹ |
Hàng Việt Nam rộng cửa vào thị trường Trung Đông |