Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong thanh toán không dùng tiền mặt

TH&SP Các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đã được ứng dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực thanh toán, đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt. Nhờ đó, trong 4 tháng năm 2020, thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng tăng 26,2% về số lượng và 15,7% về giá trị; thanh toán qua kênh điện thoại di động tăng 189% về số lượng và 166,1% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

sf

Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt


Nói về kết quả hoạt động nổi bật trong việc thanh toán trong 5 năm qua, ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng nhà nước (NHNN) nhấn mạnh, khuôn khổ pháp lý và chính sách trong hoạt động thanh toán tiếp tục được hoàn thiện; hạ tầng thanh toán (hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng; hệ thống chuyển mạch, bù trừ tiếp tục được nâng cấp và hoàn thiện);

Hệ sinh thái thanh toán điện tử đã được hình thành với sự kết nối, tích hợp với các ngành, lĩnh vực khác cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến đối với hóa đơn điện, nước, viễn thông, mua sắm trực tuyến tại các trang thương mại điện tử, nộp thuế điện tử và một số khoản phí, lệ phí khi thực hiện một số dịch vụ hành chính công.

Trong bối cảnh hiện nay, các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đã được ứng dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực thanh toán, đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM).. Nhờ đó, trong 4 tháng năm 2020, thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng tăng 26,2% về số lượng và 15,7% về giá trị; thanh toán qua kênh điện thoại di động tăng 189% về số lượng và 166,1% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Theo ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó chủ tịch phụ trách phía Nam Hiệp hội Thương mại điện tử VECOM, dịch Covid-19 cũng đã làm thay đổi thói quen thanh toán, mua hàng bằng tiền mặt của người dân.

Ông Dũng cho biết, theo thống kê 4 sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam cho thấy lượng truy cập mua sắm trên sàn thương mại điện tử kể từ khi dịch diễn ra đã tăng hơn 150% so với cùng kì năm 2019.

Mỗi ngày có khoảng 4 triệu lượt lượng truy cập các sàn thương mại điện tử mua sắm. Đồng thời, lượng tìm kiếm ứng dụng thanh toán tăng vọt gấp đôi đầu mùa dịch. Vì thế, ông Dũng cho rằng, dịch COVID-19 đã hình thành thói quen mua sắm online và thanh toán online, thanh toán qua app (ứng dụng),và thói quen ấy sẽ kéo dài sau dịch.

"Với thị trường internet giá trị trên 20 tỉ USD, trong thời gian sắp tới nếu khuyến khích thanh toán không tiền mặt thì cơ quan quản lý sẽ kiểm soát được thuế, minh bạch thông tin", ông Dũng nhấn mạnh.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh cho biết, trong thời gian tới, phát huy những kết quả đạt được NHNN sẽ tiếp tục tập trung thực hiện một số giải pháp nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo đó, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển TTKDTM, trước mắt tập trung vào việc hoàn thiện, trình Chính phủ Nghị định thay thế Nghị định số 101 về TTKDTM, Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng, ban hành Thông tư hướng dẫn việc mở tài khoản thanh toán với định danh, xác thực khách hành bằng phương thức điện tử (eKYC)...

dg

tiếp tục tập trung thực hiện một số giải pháp nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM)


Triển khai có hiệu quả Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/1/2020; tiếp tục đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ; đồng thời, tập trung nghiên cứu, xây dựng và triển khai có hiệu quả Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo 2021-2025 trên cơ sở kết quả tổng kết đánh giá kết quả triển khai Quyết định 2545/QĐ-TTg và Quyết định 241/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp hạ tầng thanh toán quốc gia, hạ tầng Hệ thống thanh toán bù trừ tự động phục vụ các giao dịch bán lẻ theo hướng cung ứng dịch vụ thanh toán online, xử lý tức thời, dịch vụ 24/7 cho mọi đối tượng và người dân.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh phát triển thanh toán thẻ, thúc đẩy việc chuyển đổi thẻ Chip, tạo thuận lợi cho việc kết nối với các ngành lĩnh vực khác để cung ứng đa dạng các sản phẩm dịch vụ thanh toán tiện ích, thanh toán phi tiếp xúc và góp phần nâng cao tính an toàn, bảo mật trong hoạt động thanh toán thẻ.

Bên cạnh đó, NHNN giám sát các hệ thống thanh toán đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả; tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử; giám sát hoạt động các tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT bảo đảm hoạt động đúng quy định. Tích cực phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về TTKDTM, giáo dục tài chính; tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ thanh toán.


Minh Nhật

Minh Nhật

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bứt tốc xuất khẩu nông sản cuối năm 2025

Bứt tốc xuất khẩu nông sản cuối năm 2025

Trước áp lực suy giảm từ thị trường toàn cầu, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu tăng tốc xuất khẩu trong nửa cuối năm 2025. Loạt giải pháp điều hành linh hoạt đang được kỳ vọng sẽ giữ đà tăng trưởng và đưa kim ngạch xuất khẩu cán đích 65 tỷ USD.
Xuất khẩu nông sản là sân chơi của tiêu chuẩn

Xuất khẩu nông sản là sân chơi của tiêu chuẩn

Trong bối cảnh thị trường nhập khẩu siết chặt kiểm soát, doanh nghiệp Việt buộc phải thay đổi tư duy sản xuất. Tư duy tiêu chuẩn, minh bạch và liên kết đang trở thành “chìa khóa” để nông sản Việt tăng sức cạnh tranh và chinh phục người tiêu dùng toàn cầu.
Kinh tế giữ đà tăng trưởng trong thách thức

Kinh tế giữ đà tăng trưởng trong thách thức

Năm tháng đầu năm 2025, kinh tế Việt Nam tiếp tục khởi sắc dù đối mặt không ít áp lực. Các chỉ số vĩ mô ổn định, thu hút đầu tư tăng mạnh, xuất khẩu khởi sắc, cho thấy nền kinh tế đang duy trì động lực tăng trưởng tích cực, tạo tiền đề để bứt phá trong giai đoạn tới.
Gỡ rào cản phi thuế quan để hội nhập bền vững

Gỡ rào cản phi thuế quan để hội nhập bền vững

Dù thuế quan đã dần được xóa bỏ trong nội khối ASEAN, các rào cản phi thuế quan vẫn âm thầm cản bước doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ. Giải quyết bài toán này là chìa khóa để ASEAN tiến tới một cộng đồng kinh tế thật sự sâu rộng.
Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản

Doanh nghiệp Việt rộng cửa vào Nhật Bản

Nhu cầu tăng cao đối với nông sản sạch và minh bạch đang mở ra cơ hội lớn cho hàng Việt Nam tại thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả, doanh nghiệp cần đầu tư bài bản về công nghệ, tiêu chuẩn, thương hiệu và nâng cấp toàn chuỗi giá trị.
Dệt may Việt chủ động đón cơ hội FTA

Dệt may Việt chủ động đón cơ hội FTA

Ngành dệt may Việt Nam cần chuyển từ thụ động sang chủ động xây dựng chuỗi cung ứng nguyên liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ và nâng chuẩn sản xuất để khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt, lãi suất 0%/năm

Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt, lãi suất 0%/năm

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng vừa được Quốc hội thông qua sáng 27/6, chính thức phân cấp quyền quyết định cho vay đặc biệt từ Thủ tướng Chính phủ sang Ngân hàng Nhà nước, với lãi suất 0%/năm và không cần tài sản bảo đảm trong một số trường hợp.
M&A Summit 2025: Thúc đẩy tái cấu trúc doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số

M&A Summit 2025: Thúc đẩy tái cấu trúc doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số

Chiều 26/6, Diễn đàn M&A Summit 2025 đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Hà Nội), quy tụ đông đảo lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư trong và ngoài nước, với chủ đề “Tăng trưởng – Tái cấu trúc – Chuyển mình”.
Thương mại điện tử Nhật mở lối cho hàng Việt

Thương mại điện tử Nhật mở lối cho hàng Việt

Thị trường Nhật Bản khắt khe nhưng giàu tiềm năng đang mở ra hướng đi mới cho hàng Việt thông qua thương mại điện tử. Với tốc độ tăng trưởng mạnh, kênh online có thể trở thành “cửa ngách” hiệu quả giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng Nhật.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động