Quảng cáo quá phạm vi chuyên môn:

“Căn bệnh” khó chữa của các cơ sở y tế, thẩm mỹ

Liên tiếp trong thời gian vừa qua, thanh tra Sở Y tế tại TPHCM đã ra các quyết định, xử phạt các cơ sở khám chữa bệnh, viện thẩm mỹ với mức phạt lên tới hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, việc xử phạt chỉ như “bắt cóc bỏ dĩa” và tình trạng vi phạm lỗi như quảng cáo quá phạm vi chuyên môn gần như không có thuốc đặc trị.

Theo Sở Y tế TPHCM cho biết, vừa qua Thanh tra Sở Y tế đã xử phạt vi phạm hành chính hàng loạt cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn với tổng số tiền phạt lên tới hàng tỷ đồng.

Thi nhau quảng cáo làm 'mờ mắt' khách hàng

Trong số các cơ sở bị xử phạt, Viện Thẩm mỹ Quốc tế JONGJIN (số 122 Bàn Cờ, phường 3, quận 3) trực thuộc Công ty TNHH JONGJIN Việt Nam (có địa chỉ tại 212/31/1 Nguyễn Tư Giản, Phường 12, Quận Gò Vấp, TPHCM) bị phạt số tiền 160 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 18 tháng do các lỗi như cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh mà không có giấy phép; quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh khi chưa có giấy phép hoạt động khám chữa bệnh hoặc chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, buộc tháo dỡ, xóa quảng cáo do vi phạm.

Trên thực chất, phòng khám chỉ hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc da nhưng tại đây quảng cáo công nghệ “cấy kim cương nguyên bào sợi” với thông tin tân tiến và hiệu quả nhất năm 2023 và mạnh hơn căng chỉ gấp 12 lần, chỉ mất 60 phút thực hiện nhưng trẻ hóa 20 tuổi, hiệu quả duy trì tới 15 năm, bảo hành trọn đời…

“Căn bệnh” khó chữa của các cơ sở y tế, thẩm mỹ

Công ty TNHH JONGJIN Việt Nam đã buộc phải gỡ các thông tin quảng cáo trên mạng xã hội

Công ty TNHH Phòng khám đa khoa Tân Bình (toạ lạc tại số 495 Cộng Hòa, Phường 15, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) cũng được phát hiện mắc hàng loạt lỗi như: Người hành nghề không đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật; Không niêm yết giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định… nên đã bị xử phạt 61.000.000 đồng.

Phòng khám Tai -mũi -họng Phạm Trần Bảo Ngọc (18 Nơ Trang Long, phường 14, quận Bình Thạnh) cũng bị xử phạt 77,5 triệu đồng do vi phạm hàng loạt lỗi như: không niêm yết giá dịch vụ khám chữa bệnh; không lập sổ khám chữa bệnh theo quy định; người hành nghề không đăng ký hành nghề khám chữa bệnh; quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung; cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động khám chữa bệnh; hoạt động có biển hiệu không đủ thông tin cơ bản theo quy định của pháp luật.

Phòng khám thẩm mỹ DR.FACE (toạ lạc tại số 450 đường 3 Tháng 2, phường 12, quận 10) do ông Trần Ngọc Phương (Bác sĩ chuyên khoa Thẩm mỹ kiêm Chủ Hộ kinh doanh Phòng khám Thẩm mỹ DR.FACE) làm chủ cũng bị phạt 135 triệu đồng do lỗi vi phạm cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung.

Phòng khám Đỗ Minh Đường (179 Nguyễn Văn Thương, phường 25, quận Bình Thạnh) cũng bị xử phạt 73,5 triệu đồng. Cơ sở này cũng bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động trong 3 tháng, tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn trong 2 tháng.

Người dân cần phải nhận diện rõ về cái gọi là ... "viện thẩm mỹ"

Có thể thấy, những lỗi vi phạm kể trên, tình trạng quảng cáo không đúng, không phù hợp với nội dung đã được Sở Y tế xác nhận; quảng cáo quá phạm vi chuyên môn đã được Sở Y tế cấp phép hoạt động cũng rất phổ biến và đã trở thành vấn nạn khiến cho người dân có nhu cầu khám chữa bệnh, làm đẹp như lạc vào ma trận.

Trao đổi với phóng viên, TS, BS Nguyễn Thanh Vân – Phó chủ tịch thường trực Hội phẫu thuật thẩm mỹ TPHCM; Phó chủ tịch Hội Phẫu Thuật Tạo Hình Thẩm Mỹ Việt Nam (VSAPS) cho biết: hiện tại chỉ có hai loại hình cho phép là Bệnh viện phẫu thuật thẩm mỹ và Phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ được Bộ Y Tế và Sở Y Tế cho phép để thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ. Phân biệt giữa hai loại hình này là Phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ chỉ được thực hiện các phẫu thuật bằng phương pháp gây tê tại chỗ như cắt mắt, sửa mũi, cắt mí dưới… những phẫu thuật ở vùng mặt bằng phương pháp gây tê tại chỗ. Những phẫu thuật có liên quan đến tiền mê, gây mê chỉ có Bệnh viện phẫu thuật thẩm mỹ hoặc Khoa phẫu thuật thẩm mỹ của các bệnh viện đa khoa mới được thực hiện.

Một loại hình nữa là phòng khám chăm sóc da thì chỉ được thực hiện các dịch vụ không xâm lấn như masage, nặn mụn… không gây chảy máu. Tuy nhiên, hiện tại các phòng khám chăm sóc da này khá mập mờ, họ không để bảng hiệu là chăm sóc da hoặc săn sóc da mà lập lờ cố ý để bảng là viện thẩm mỹ một cách rất chung chung để gạt khách hàng, khiến khách hàng lầm tưởng do chữ viện thẩm mỹ nó lớn quá đi. Một số phòng khám chăm sóc da có dịch vụ xăm chân mày nhưng cũng phải được Sở y tế cho phép mới được thực hiện.

Những phòng chăm sóc da núp bóng viện thẩm mỹ chỉ cần phòng kinh tế quận, huyện cho phép hoạt động nên trên địa bàn TPHCM có đến hàng ngàn cái. Loại hình này quảng cáo rất nhiều và nhiều trường hợp họ quảng cáo sai sự thật, quảng cáo quá lố chức năng cho phép tràn lan trên mạng xã hội, gây nên sự nhầm lẫn cho người dân có nhu cầu làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ… Do đó, người dân cần phải tỉnh táo phân biệt cho được các loại hình này, tránh trường hợp tiền mất tật mang vì đã có nhiều trường hợp phòng khám, viện thẩm mỹ gây chết người khi thực hiện các phẫu thuật xâm lấn mà họ không được phép thực hiện.

Quang Hà

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chính thức đề nghị Bộ Công an làm rõ tố cáo C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh

Chính thức đề nghị Bộ Công an làm rõ tố cáo C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh

Trước thông tin lan truyền trên mạng xã hội tố cáo Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã gửi công văn chính thức đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra, xử lý nhằm trấn an dư luận và bảo vệ chuỗi cung ứng thực phẩm.
C.P. Việt Nam và bài kiểm tra niềm tin trong ngành thực phẩm

C.P. Việt Nam và bài kiểm tra niềm tin trong ngành thực phẩm

Trong thời đại mà an toàn thực phẩm trở thành ưu tiên hàng đầu của cộng đồng, niềm tin của người tiêu dùng chính là tài sản vô hình quý giá nhất đối với mỗi doanh nghiệp. Một khi xảy ra sự cố – dù chỉ ở cấp độ địa phương – doanh nghiệp buộc phải chứng minh năng lực kiểm soát nội bộ, khả năng quản trị rủi ro và đặc biệt là phản ứng truyền thông một cách chuyên nghiệp. Đây không chỉ là trách nhiệm pháp lý, mà còn là trách nhiệm xã hội không thể né tránh.
“Thuốc giả” ẩn mình trong nhà thuốc – Lỗ hổng quản lý hay thói quen chủ quan?

“Thuốc giả” ẩn mình trong nhà thuốc – Lỗ hổng quản lý hay thói quen chủ quan?

Thuốc giả len lỏi cả trong quầy thuốc hợp pháp, gây nguy hại sức khỏe và đe dọa lòng tin vào hệ thống y tế. Lỗ hổng quản lý, giám sát cùng tâm lý chủ quan đang khiến vấn nạn này thêm nhức nhối, đòi hỏi giải pháp cấp thiết.
Nguyên nhân Bộ Y tế thu hồi 294 số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm?

Nguyên nhân Bộ Y tế thu hồi 294 số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm?

Bộ Y tế thu hồi 294 số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm nhập khẩu theo đề nghị tự nguyện của 7 doanh nghiệp. Động thái này nhằm rà soát, điều chỉnh sản phẩm lưu hành, tăng minh bạch, siết quản lý và không loại trừ xử lý nếu phát hiện vi phạm.
Lào Cai: Phát hiện 02 cơ sở sản xuất hàng trăm tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm

Lào Cai: Phát hiện 02 cơ sở sản xuất hàng trăm tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm

Công an tỉnh Lào Cai vừa phát hiện 02 cơ sở sản xuất giá đỗ trên địa bàn có hành vi sử dụng hóa chất cấm để sản xuất hàng trăm tấn giá đỗ đưa ra thị trường,
Hàng giả trong lĩnh vực y tế: Khi lợi nhuận trở thành tội ác

Hàng giả trong lĩnh vực y tế: Khi lợi nhuận trở thành tội ác

Một viên thuốc không có hoạt chất, một loại thực phẩm chức năng pha trộn nguyên liệu kém chất lượng, một lô mỹ phẩm sản xuất chui dưới vỏ bọc "tiêu chuẩn GMP" – tất cả đều có thể trở thành công cụ giết người chậm rãi, đánh vào niềm tin, hy vọng và cuối cùng là cả sinh mệnh của người sử dụng.
Siết quảng cáo thực phẩm chức năng để bảo vệ người tiêu dùng

Siết quảng cáo thực phẩm chức năng để bảo vệ người tiêu dùng

Bộ Y tế đang tăng cường hậu kiểm, sửa đổi quy định quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng nhằm siết chặt hoạt động quảng cáo sai sự thật, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường.
Bộ Y tế truy tìm nguồn gốc thuốc NEXIUM® giả

Bộ Y tế truy tìm nguồn gốc thuốc NEXIUM® giả

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu khẩn trương điều tra nguồn gốc thuốc giả NEXIUM® 40mg sau khi phát hiện mẫu chỉ chứa 17,2% hàm lượng hoạt chất. Sản phẩm không có giấy tờ hợp pháp, tiềm ẩn nguy cơ lớn cho sức khỏe người dùng.
Bộ Y tế tăng cường kiểm soát thị trường dược, mỹ phẩm

Bộ Y tế tăng cường kiểm soát thị trường dược, mỹ phẩm

Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc cổ truyền và thiết bị y tế, nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính.
Bộ Y tế thu hồi hàng loạt giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Bộ Y tế thu hồi hàng loạt giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Ngày 21/5/2025, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) chính thức ban hành quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với nhiều sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe do các công ty trên cả nước công bố.
Cục Quản lý Dược yêu cầu tiêu hủy sản phẩm Hanayuki Sunscreen Body

Cục Quản lý Dược yêu cầu tiêu hủy sản phẩm Hanayuki Sunscreen Body

Cục Quản lý Dược chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh việc lấy mẫu mỹ phẩm chống nắng trên thị trường nhằm xác minh chỉ số SPF có đúng như công bố.
Bộ Y tế ra quân kiểm soát mỹ phẩm: Truy quét vi phạm từ online đến thị trường truyền thống

Bộ Y tế ra quân kiểm soát mỹ phẩm: Truy quét vi phạm từ online đến thị trường truyền thống

Trước tình trạng mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc tràn lan trên mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường thanh kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và đảm bảo trật tự thị trường.
Quảng cáo thực phẩm “thổi phồng” nguồn gốc: Ai sẽ là người kiểm soát?

Quảng cáo thực phẩm “thổi phồng” nguồn gốc: Ai sẽ là người kiểm soát?

Việt Nam đa dạng văn hóa, ẩm thực thu hút du khách và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề an toàn thực phẩm, quảng cáo thổi phồng sản phẩm kém chất lượng đang là cảnh báo cần sự vào cuộc quyết liệt của cộng đồng và cơ quan chức năng.
Bộ Y tế vào cuộc vụ 100 tấn thực phẩm chức năng và thiết bị y tế giả

Bộ Y tế vào cuộc vụ 100 tấn thực phẩm chức năng và thiết bị y tế giả

Bộ Y tế vừa có công văn hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành, yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường dược phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm sau vụ Công an Hà Nội triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hơn 100 tấn hàng giả.
Bộ Y tế thu hồi hiệu lực công bố loạt sản phẩm của Abbott Healthcare

Bộ Y tế thu hồi hiệu lực công bố loạt sản phẩm của Abbott Healthcare

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa thu hồi hiệu lực công bố đối với 18 thực phẩm chức năng của Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam, bao gồm cả các sản phẩm như viên bổ não Subrex Brain Boost 60 và Subrex Natural Liver Boost hỗ trợ giải độc gan.
Thu hồi loạt mỹ phẩm vì ghi nhãn sai, vi phạm công thức

Thu hồi loạt mỹ phẩm vì ghi nhãn sai, vi phạm công thức

Mới đây, 9 loại mỹ phẩm của Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ Linh Anh bị thu hồi trên toàn quốc vì có nhãn ghi công dụng không đúng với hồ sơ công bố.
Lô dầu gội Hanayuki bị tiêu hủy: Đoàn Di Băng phản hồi ra sao?

Lô dầu gội Hanayuki bị tiêu hủy: Đoàn Di Băng phản hồi ra sao?

Sản phẩm dầu gội Hanayuki Shampoo do Đoàn Di Băng quảng bá vừa bị yêu cầu thu hồi và tiêu hủy vì không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Tuy nhiên, nữ doanh nhân cho biết lỗi xảy ra trong quá trình sản xuất và không ảnh hưởng đến chất lượng thực tế của sản phẩm.
Thu hồi 3 thực phẩm bảo vệ sức khỏe do vi phạm an toàn thực phẩm

Thu hồi 3 thực phẩm bảo vệ sức khỏe do vi phạm an toàn thực phẩm

Bộ Y tế thu hồi hiệu lực công bố 3 sản phẩm thực phẩm chức năng do vi phạm quy định an toàn thực phẩm, 1 trong 3 sản phẩm từng phát hiện chứa chất cấm.
Tiêu hủy gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc tại Thanh Hóa

Tiêu hủy gần 5 tấn da trâu, da bò không rõ nguồn gốc tại Thanh Hóa

Lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa vừa phát hiện và tiêu hủy gần 5 tấn da trâu, bò chưa qua sơ chế, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Hà Nội kiểm tra, truy xuất nguồn gốc cơ sở khoe cỗ lòng xe điếu dài 40m

Hà Nội kiểm tra, truy xuất nguồn gốc cơ sở khoe cỗ lòng xe điếu dài 40m

Cỗ lòng xe điếu dài 40m xuất hiện trên TikTok khiến dư luận hoang mang. Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại cơ sở đăng tải clip.
Đình chỉ lưu hành, thu hồi toàn quốc lô dầu gội Hanayuki

Đình chỉ lưu hành, thu hồi toàn quốc lô dầu gội Hanayuki

Sản phẩm dầu gội Hanayuki Shampoo – từng được ca sĩ, doanh nhân Đoàn Di Băng quảng bá rộng rãi là "thảo dược thiên nhiên", vừa bị Bộ Y tế đình chỉ lưu hành và yêu cầu thu hồi, tiêu hủy trên toàn quốc do vi phạm nghiêm trọng về tiêu chuẩn chất lượng.
Sơn La: Phát hiện hơn 3 tạ rau củ "nhiễm độc" tại chợ đầu mối

Sơn La: Phát hiện hơn 3 tạ rau củ "nhiễm độc" tại chợ đầu mối

Một cuộc kiểm tra tại chợ Mé Ban (Chiềng Cơi, TP Sơn La) phát hiện hơn 300kg rau củ chứa hóa chất độc hại vượt ngưỡng cho phép.
TP HCM thanh tra "lòng se điếu" giữa nghi vấn hàng giả, hàng bẩn

TP HCM thanh tra "lòng se điếu" giữa nghi vấn hàng giả, hàng bẩn

"Lòng se điếu" – món nội tạng heo được cho là cực hiếm – bất ngờ xuất hiện tràn lan trên chợ mạng với giá cao ngất ngưởng, khiến dư luận hoài nghi về nguồn gốc và độ an toàn. Trước tình hình đó, TP HCM đã chỉ đạo lực lượng chức năng vào cuộc kiểm tra để làm rõ thực hư.
Thanh Hóa rà soát, giám sát hàng trăm cơ sở kinh doanh dược phẩm, thực phẩm, sữa

Thanh Hóa rà soát, giám sát hàng trăm cơ sở kinh doanh dược phẩm, thực phẩm, sữa

Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Thanh Hóa, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa cũng như chỉ đạo của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương); Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa đã chỉ đạo các đội quản lý thị trường trực thuộc tiến hành rà soát, giám sát đối với các cơ sở kinh doanh dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm sữa trên địa bàn tỉnh.
Sữa giả, dầu ăn giả tràn lan: Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra diện rộng

Sữa giả, dầu ăn giả tràn lan: Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra diện rộng

Trước tình trạng thực phẩm giả, kém chất lượng đang diễn biến phức tạp, đặc biệt sau vụ việc sữa giả gây hoang mang dư luận, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm và đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức người tiêu dùng.
Tăng cường hậu kiểm, xử lý nghiêm quảng cáo thực phẩm chức năng trên toàn quốc

Tăng cường hậu kiểm, xử lý nghiêm quảng cáo thực phẩm chức năng trên toàn quốc

Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra, hậu kiểm và phát hiện các vi phạm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội…
Vụ “nộp tiền mới cấp cứu” ở Nam Định, đình chỉ 3 bác sĩ, 2 điều dưỡng

Vụ “nộp tiền mới cấp cứu” ở Nam Định, đình chỉ 3 bác sĩ, 2 điều dưỡng

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định đã đình chỉ 3 bác sĩ và 2 điều dưỡng để xác minh tố cáo yêu cầu “nộp đủ tiền mới cấp cứu” bé trai bị tai nạn.
TP.HCM phát hiện 1 cơ sở kinh doanh sữa giả

TP.HCM phát hiện 1 cơ sở kinh doanh sữa giả

Trong quá trình kiểm tra hơn 4.600 nhà thuốc trên địa bàn TP.HCM, cơ quan chức năng đã phát hiện một cơ sở kinh doanh sữa giả.
Sản phẩm chứa chất cấm vẫn rao bán tràn lan trên sàn thương mại điện tử

Sản phẩm chứa chất cấm vẫn rao bán tràn lan trên sàn thương mại điện tử

Hai sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa chất cấm Sibutramine vẫn được quảng cáo, rao bán trên mạng dù đã bị thu hồi.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động