![]() |
Các biểu hiện của động vật khi bị bệnh dại |
Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO), mỗi năm có trên 10 triệu người bị động vật dại hoặc nghi dại cắn, số người tử vong vì bệnh dại khoảng 60.000 – 70.000 người.
Vào hè, thời tiết nóng bức cũng là lúc virus dại được sinh sôi, phát triển mạnh nhất khiển cho các vật nuôi trong nhà hoặc ngoài tự nhiên cũng có thể bị dại một cách bất thường và người hay tiếp xúc động vật cần phải chú ý.
Bệnh Dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính (Rhabdovirus) của hệ thống thần kinh trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm vi rút dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại, đôi khi có thể bị nhiễm qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc ghép tạng bị nhiễm vi rút dại.
Cách nhận biết bệnh dại
Nhận biết từ động vật
Biểu hiện đầu tiền Khi chó hoặc mèo bị bệnh dại sẽ có biểu hiện là chán ăn, sợ ánh sáng, ít sủa và có biểu hiện của sự mệt mỏi.
Sau vài ngày, động vật hạn chế di chuyển, luôn há mồm và xủi bọt quanh miệng, sủa người nhà hoặc chạy đi lung tung.
Khi động vật bị sủi bọt ở mép, đi đứng loạn xạ, thích cắn người cũng là lúc căn bệnh phát tác mạnh nhất và người dân nên tránh nếu không muốn bị cắn.
Để động vật luôn được an toàn, không bị nhiễm virus gây dại đặc biệt khi vào hè, người nuôi cần phải chú ý đến vật nuôi của mình, tiêm vacxin dại cho động vật thường xuyên. Không tiếp xúc với động vật tự nhiên, tiếp xúc với nước bọt của động vật.
![]() |
người mắc bệnh dại cần phải tới ngay với cơ sở y tế |
Nhận biết bệnh dại ở người
Con người khi bị nhiễm dại rất dễ nhận biết nhưng thời kỳ phát bệnh của người khi bị virus dại lại rất khó lường. Bệnh dại ở người thường có thời gian ủ bệnh khoàng 2-8 tuần, có thể 10 ngày hoặc cũng có thể là 1-2 năm.
Trong 1-4 ngày đầu tiên khi bệnh dại phát tác, người nhiễm bệnh có triệu chứng như đau đầu, ốm, sợ hãi, cảm giác tê và đau ở phần bị cắn hoặc virus xâm nhập.
Từ 4-6 ngày sau khi bị các triệu chứng trên, người bị virus dại xâm nhập sẽ được chia thành 2 thể: thể hung dữ và thể tê liệt.
Khi ở thể hung dữ: Người bị dại sẽ biểu hiện một tình trạng kích thích tâm thần vận động, bệnh nhân trở nên hung tợn, điên khùng, gây gổ, đập phá lung tung và nhanh chóng tiến tới hôn mê và tử vong.
Khi ở thể tê liệt: Bệnh nhân bị co cứng, run rẩy tứ chi, co giật, co thắt họng và thanh khí quản gây triệu chứng sợ nước, có cảm giác khát không dám uống, chỉ nhìn thấy hoặc nghe thấy tiếng nước chảy cũng gây tăng co thắt họng và rất đau.
Tình trạng co thắt này tăng lên mỗi khi có kích thích dù rất nhỏ như: gió thổi, quạt điện, mùi vị thức ăn, ánh sáng... Bệnh nhân có nét mặt luôn căng thẳng, hoảng hốt, mắt sáng và đỏ, tai thính, có thể có tình trạng kích thích bộ phận sinh dục, cương cứng dương vật ở đàn ông. Bệnh nhân bắt đầu sốt tăng dần, vã mồ hôi, tăng tiết đờm dãi, rối loạn tim mạch và hô hấp.
Làm gì khi bị động vật cắn
Điều đầu tiên sau khi bị cắn là chúng ta phải xử lý sơ qua vết cắn bằng cách làm sạch bề mặt da, tránh xa các động vật xung quanh
Người bị cắn cần phải nhanh chóng dùng nước để rửa vết thương trong vòng 15phut hoặc cồn để tránh bị lây lan rộng.
Sử dụng dụng cụ y tế hoặc vải sạch để băng bó vết thương nơi bị cắn, lây nhiễm rồi di chuyển ra bệnh viên gần nhất để được thăm khám vào chữa trị.
Tiêm vacxine phòng chống các bệnh liên quan đến uốn ván, phòng dại, huyết thanh một cách sớm nhất để có thể cức chữa.
![]() |
Tiêm vacxin phòng ngừa bệnh dại hàng năm để bảo vệ người thân |
Đến hiện nay, việc điều trị bệnh dại vẫn đang là một bài toán khó, tuy nhiên việc tiêm vacxin phòng ngừa thì lại là một điều đơn giản với y tế hiện nay vì vậy các chuyên gia khuyến cáo người dân nên đi tiềm phòng dại mỗi năm để có thể kháng được virus dại nếu có tiếp xúc với virus dại.
Việc sử dụng các bài thuốc đông y kết hợp để chữa bệnh dại rất nguy hiểm và đã được nhiều chuyên gia khẳng định không to tác dụng chưa bệnh mà càng làm nhanh quá trình phát triển của virus.
Để đảm bảo an toàn cho người và trẻ nhỏ tránh khỏi virus vào mùa hè thì người lớn cần phải tiếp thu đủ kiến thức về loại bệnh này từ đó có cách biện pháp phòng tránh phù hợp để không xảy ra trường hợp đáng tiếc.
![]() |
![]() |
![]() |