Về Nguồn gốc
Cây lộc vừng thuộc dòng tam Đa gồm cây Sung ( Phúc), cây Lộc vừng (Lộc), cây Vạn tuế ( Thọ), được nhiều người trồng trong sân vừa che bóng mát mà vừa hút tài lộc.
Cây lộc vừng thuộc chi lộc vừng và có tên khoa học là Barringtonia acutangula, cây thân gỗ, chắc khỏe. Lá cây lộc vừng có hình mác và hoa có hai màu là trắng và đỏ, mọc thành chùm và kéo dài thành chuỗi nhìn rất đẹp mắt. Hoa lộc vừng thường nở tháng 3 và kết thúc vào tháng 8, hoa xum xuê và thoang thoảng hương thơm.
Lộc vừng có nguồn gốc từ vùng đất ngập ở các nước ven biển thuộc Nam Á, Bắc Úc, các quần đảo ở Philippines và đảo Queensland. Đây là loại thường được nhiều người chọn trồng nhất, với màu hoa màu đỏ quyến rũ và kèm theo hương hoa thoang thoảng. Ở Việt Nam được nhiều gia đình chọn làm cây cảnh trong nhà.
Theo quan niệm xưa, trong nhà có trồng cây lộc vừng cho ra hoa đỏ từng chùm ngụ ý hỷ sử. Gốc cây lộc to và vững chắc tượng trưng cho ý chí kiên định, khó lay chuyển của gia chủ. Cây lộc vừng có tuổi thọ cây càng cao mang ý nghĩa trường thọ cho các thành viên trong nhà. Đồng thời, cây lộc vừng còn đem lại cảm giác bình yên, an toàn, xua đuổi những điều không may mắn.
Vị trí trồng cây lộc vừng cho phù hợp
Chơi cây cảnh, vừa tạo không gian thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên cho ngôi nhà, vừa mang lại may mắn, bình yên cho gia chủ. Vì vậy, trước cửa nhà các loại khí quy tụ tại đây, có cả vượng khí và âm khí và để át đi âm khí đó mà người ta thường hay đặt nhiều đồ vật hoặc cây cảnh mang khí dương như cây lộc vừng.
Tuy nhiên cũng cần một số lưu ý khi trồng cây lộc vừng như:
Không trồng duy nhất một cây
Khi trồng cây lộc vừng theo phong thủy trong nhà bạn cần chú ý không trồng một cây đơn lẻ nếu muốn đem lại năng lượng cho ngôi nhà của mình. Việc trồng những cây cổ thụ lớn một mình sẽ không đem lại vượng khí mà nó còn hút dương khí của căn nhà.
Lựa chọn cây lộc vừng phù hợp để trồng |
Do đó, khi trồng nên trồng từ 2 – 3 cây kết hợp với nhau để dung hòa năng lượng bên trong của mỗi cây, đồng thời có được bộ Tam Đa hợp cây lộc vừng phong thủy.
Lựa chọn không gian thoáng đãng trước nhà để trồng
Nếu diện tích sân nhỏ sẽ không thích hợp để trồng lộc vừng lớn thì bạn sẽ chọn trồng những cây nhỏ sao cho tỷ lệ cây và ngôi nhà tương xứng.
Không nên để cây mọc quá rậm rạp sẽ làm tắc đường sinh khi vào ngôi nhà, bạn nên dành thời gian cắt tỉa thường xuyên để tạo không gian sống thoải mái, thoáng đãng nhất.
Ngoài ra, cây lộc vừng còn có một số công dụng đối với sức khỏe như: Bổ can thận, bổ huyết minh mục, khu phong nhuận tràng, thông nhũ, sinh tân dưỡng phát.
Công dụng của một số bộ phận cây lộc vừng như: Rễ lộc vừng dùng làm thuốc hạ sốt, giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, long đờm, chữa ho, hạ đường huyết. Qủa lộc vừng kích thích tuyến sữa, trừ giun sán, tăng tiết mật…; ngâm rượu ngậm chữa đau răng, đau nướu. Hạt lộc vừng phối hợp với nước ép gừng để chữa cảm lạnh và đi tả. Hạt còn được dùng để chữa chứng tinh dịch ít, bệnh lậu và giang mai và vỏ lộc vừng có tác dụng giải nhiệt, chữa sốt rét.
Tuy nhiên, cây lộc vừng có chất độc saponins, có thể gây những tác dụng phụ trên cơ địa của từng người. Nên hạn chế ăn rau lộc vừng luộc.