Giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước tăng trở lại. |
Giá cà phê trung bình hiện ở quanh mốc 120.100 đồng/kg tại khu vực Tây Nguyên.
Cụ thể, giá cà phê hôm nay tại Đắk Lắk tăng 2.000 đồng/kg, đạt 120.200 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại Lâm Đồng cũng tăng 2.000 đồng/kg, đạt 119.700 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại Gia Lai tăng 2.000 đồng/kg, lên mức 120.300 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại Đắk Nông tăng 2.000 đồng/kg, đạt 120.300 đồng/kg, bằng giá thu mua cà phê tại Gia Lai và là giá thu mua cà phê cao nhất tại khu vực Tây Nguyên hôm nay.
Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn London ngày 11/9/2024 lúc 5h30 tăng mức tăng 4.359 - 4.897 tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 11/2024 là 4.897 USD/tấn tăng 6 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 1/2025 là 4.681 USD/tấn (tăng 5 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 3/2025 là 4.488 USD/tấn (tăng 2 USD/tấn) và kỳ hạn giao hàng tháng 5/2025 là 4.359 USD/tấn (tăng 1 USD/tấn).
Giá cà phê Arabica trên sàn New York sáng ngày 11/9/2024 sắc xanh chiếm ưu thế, mức tăng từ 0.95 - 1.80 cent/lb. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 12/2024 là 247.20 cent/lb, tăng 0.73 %; kỳ giao hàng tháng 3/2025 là 244.80 cent/lb (tăng 1.35%); kỳ giao hàng tháng 5/2025 là 242.45 cent/lb (tăng 0.46 %) và kỳ giao hàng tháng 7/2025 là 239.75 tăng 0.95%.
Giá cà phê Arabica Brazil sáng ngày 11/9/2024 tăng, giảm trái chiều. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 là 298.40 USD/tấn, giảm 0.63%; kỳ giao hàng tháng 12/2024 là 298.95 USD/tấn (tăng 0.90 %); kỳ giao hàng tháng 3/2025 là 299.00 USD/tấn duy trì đi ngang so với hôm qua và giao hàng tháng 5/2025 là 296.50 USD/tấn, tăng 0.49%.
Các thương nhân đang chạy đua để nhập khẩu cà phê
8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu khoảng trên 1,05 triệu tấn cà phê. |
Tại Việt Nam, trước đây giá cà phê thường giảm trong mùa thu hoạch, khiến nông dân bán sớm và doanh nghiệp ký hợp đồng sớm. Gần đây, giá cà phê lại có xu hướng ngược lại khi tăng lên trong mùa thu hoạch, do đó nông dân giữ cà phê và doanh nghiệp không ký hợp đồng sớm.
Theo Bloomberg, các thương nhân đang chạy đua để nhập khẩu cà phê vào châu Âu với số lượng nhiều nhất có thể trước khi EUDR có hiệu lực vào ngày 30/12/2024. Ngay sau năm 2024, khối lượng cà phê nhập khẩu vào châu Âu sẽ ít hơn do các nước xuất khẩu cà phê phải tuân thủ quy định về truy xuất nguồn gốc. Điều này có thể đẩy giá cà phê toàn cầu lên cao. Nguồn cung cà phê cho châu Âu chủ yếu phụ thuộc vào hàng triệu nông dân canh tác nhỏ lẻ trên thế giới. Điều đó đặt ra thách thức lớn trong việc đảm bảo mọi lô hàng đều tuân thủ Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR).
Uganda đang trở thành nhà cung cấp cà phê robusta quan trọng đối với châu Âu sau khi nguồn cung của Việt Nam, nước sản xuất robusta lớn nhất thế giới, giảm mạnh do thời tiết khô hạn. Xuất khẩu cà phê của Uganda đạt mức cao nhất từ trước đến nay, với phần lớn cà phê được xuất khẩu sang thị trường châu Âu.
Tính chung 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu khoảng trên 1,05 triệu tấn cà phê, trong đó cao gồm 885.000 tấn robusta và 45.000 tấn arabica, kim ngạch xuất khẩu khoảng gần 4,04 tỷ USD, giảm 12,5% về khối lượng nhưng kim ngạch tăng 36,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, báo cáo của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho thấy, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 7/2024 đạt 11,29 triệu bao (loại 60kg/bao), tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế trong 10 tháng đầu niên vụ 2023/2024, xuất khẩu cà phê toàn cầu đạt 115,01 triệu bao, tăng 10,5% so với cùng kỳ niên vụ trước.