Vụ giá đỗ bẩn bán qua Bách Hóa Xanh, cơ quan nào chịu trách nhiệm? Từ vụ giá đỗ ngâm hóa chất: Đâu là giải pháp bền vững? Khởi tố đối tượng sử dụng hóa chất cấm trong sản xuất giá đỗ tại Hưng Yên |
Thời gian gần đây, nhiều địa phương liên tiếp phát hiện và xử phạt các cơ sở sử dụng hóa chất để ngâm giá đỗ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.
Cụ thể, ngày 26/12, Công an tỉnh Đắk Lắk đã triệt phá thành công và khởi tố 4 chủ cơ sở sử dụng chất cấm hóa chất để sản xuất giá đỗ nhằm thu lợi bất chính, bất chấp nguy cơ đe dọa sức khỏe cộng đồng.
Cơ sở sản xuất giá đỗ của Nguyễn Văn Đạt tại Hưng Yên. |
Gần đây nhất, ngày 22/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hưng Yên (Phòng Cảnh sát kinh tế) đã khởi tố vụ án và khởi tố bị can Nguyễn Văn Đạt (sinh năm 1981) với hành vi sản xuất, kinh doanh giá đỗ có sử dụng hóa chất.
Trong các trường hợp trên, các cơ sở đều sử dụng 6-Benzylaminopurine. Vậy hóa chất này ảnh hưởng đến sức khỏe con người ra sao?
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết 6-Benzylaminopurine là một chất kích thích tăng trưởng tế bào thực vật. Chất này giúp cây sinh trưởng, phát triển mạnh mẽ, kích thích ra nhánh, đâm chồi, ra hoa và tạo trái to nhờ cơ chế kích thích phân chia tế bào. Tuy nhiên, việc sử dụng 6-Benzylaminopurine trong thực phẩm nếu không đúng liều lượng hoặc lạm dụng có thể gây nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người.
Theo Phó PGS.TSTrần Hồng Côn, Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, 6-Benzylaminopurine (BAP) là một loại cytokinin tổng hợp thuộc thế hệ đầu tiên, được sử dụng để kích thích tăng trưởng tế bào. Trên thực vật, BAP có tác dụng kích thích sự phát triển, tăng khả năng đề kháng với bệnh, nhưng hoàn toàn không phù hợp để sử dụng trên người.
Tại Việt Nam, 6-Benzylaminopurine không nằm trong Danh mục hóa chất được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm và cũng không thuộc Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép lưu hành.
Với thực vật, BAP có 3 tác dụng: Kích thích cây phát triển, ra nhánh, đâm chồi; Tăng cường ra hoa và làm trái cây to hơn nhờ kích thích phân chia tế bào; Tăng đề kháng với bệnh, hạn hán, lạnh, hoặc nồng độ muối cao, tích nước lớn, do vậy sản phẩm vẫn giữ được màu sắc và tươi xanh lâu hơn.
Chính vì những lợi ích kinh tế này, nhiều cơ sở đã bất chấp tính độc hại và vi phạm quy định để mua và sử dụng chất này, gây nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Theo PGSTrần Hồng Côn, khi con người tiêu thụ 6-Benzylaminopurine (BAP) ở lượng nhỏ, tác động đến sức khỏe có thể chưa biểu hiện ngay. Tuy nhiên, nếu ăn phải lượng lớn, hóa chất này có thể gây tử vong. Các nghiên cứu cho thấy khi BAP xâm nhập vào cơ thể với liều lượng cao, nó có nguy cơ gây ra những tác động nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.
Đặc biệt, phụ nữ mang thai nếu hít phải hoặc tiếp xúc qua da với BAP trong thời gian dài có thể gặp những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, như nhẹ cân, não úng thủy hoặc dị tật bẩm sinh.
Nếu văng vào mắt sẽ gây viêm kết mạc; dính vào da gây viêm da, làm nặng thêm bệnh lý da; nếu hít gây tổn thương phổi, viêm phổi, làm nặng thêm các bệnh phổi mãn tính như viêm phế quản mãn tính, COPD, xơ phổi…
6-Benzylaminopurine là một chất kết tinh hình kim, không màu, không tan trong các dung môi hữu cơ thông thường. Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, mặc dù chất này không gây ngộ độc cấp tính như chóng mặt, nôn mửa hay ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh, nhưng tác động lâu dài của nó rất nguy hiểm. BAP có thể thâm nhập vào cơ quan sinh sản, tế bào trưởng thành, kích thích sinh trưởng bất thường, làm suy yếu cơ thể theo thời gian và gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Cụ thể, BAP nhiễm vào da có thể dẫn đến viêm da, nếu hít phải lâu dài sẽ gây tổn thương phổi. Khi xâm nhập vào gan và thận, chất này có thể làm suy giảm chức năng hoặc làm trầm trọng thêm các bệnh lý sẵn có ở hai cơ quan này.
"Chất kích thích, trong mọi trường hợp, đều bị cấm sử dụng cho thực phẩm hoặc cho người, kể cả bôi lên da", ông Thịnh nói.
Nhiều nước cấm sử dụng 6-Benzylaminopurine trong sản xuất thực phẩm. Tuy nhiên, các chuyên gia nhìn nhận chất này vẫn được dùng bất hợp pháp vì giá thành thấp và hiệu quả cao.
Phát hiện cơ sở sản xuất giá đỗ bằng hóa chất cấm ở Đắk Lắk |
Cách phân biệt giá đỗ sạch và ngâm hóa chất |
Chất ngâm trong 2.900 tấn giá đỗ vừa bị phát hiện nguy hiểm thế nào? |