Lịch sử lâu đời trên thế giới Trên thế giới
Trên thế giới, nhà lắp ghép hình thành và phát triển từ thế kỷ 17 tại Anh. Năm 1624, khi một ngôi nhà làm bằng các tấm panel gỗ được chuyển từ Anh đến Cape Ann (thuộc địa của Anh) để phục vụ nhu cầu về chỗ ở cho thuỷ thủ một đội tàu đánh cá. Sau đó, nhà lắp ghép bắt đầu phát triển và trở nên phổ biến ở Mỹ từ năm 1849.
Các bộ phận trong căn nhà được sản xuất sẵn ở nhà máy, sau đó được đóng gói và vận chuyển bằng đường sắt đến California nhằm phục vụ nhu cầu về chỗ ở cho những người khai thác vàng ở California. Khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) gần kết thúc, nhà ở lắp ghép trở nên phổ biến tại tại Anh và Đức, nhằm phục vụ nhu cầu nhà ở nhanh cho lực lượng quân nhân trở về sau chiến tranh.
Mẫu nhà lắp ghép hiện đại, đơn giản đã có lịch sử lâu đời tại Châu Âu (Ảnh sưu tầm Internet) |
Với lịch sử lâu đời và sự phát triển của công nghệ hiện đại ngày nay, nhà ở lắp ghép không chỉ dừng lại ở một số kiểu mẫu nhất định, vật liệu sử dụng để lắp ghép cũng ngày càng đa dạng và cao cấp hơn. Hiện nay, nhà ở lắp ghép tại các nước phát triển đã đạt đến mức độ thiết kế tuỳ theo sở thích của chủ nhà.
Nhà ở lắp ghép đã không còn mang ý nghĩa theo cách thức xây dựng lắp ghép nữa, mà nó được hiểu như một phong cách, một “style”, một kiểu nhà ở hiện đại.
Nhà lắp ghép khung thép tiền chế (Ảnh sưu tầm Internet) |
Trước khi tiến hành lắp ghép, kiến trúc sư sẽ khảo sát địa thế xây dựng, đưa ra những phương án thiết kế tối ưu nhất. Cùng với đó, nhà lắp ghép sẽ được sản xuất bởi một nhà máy được bảo vệ và được kiểm tra thường xuyên trong quá trình sản xuất, do đó sẽ kiểm tra được chất lượng và phản ánh khi có vấn đề xảy ra.
Nhà lắp ghép giúp rút ngắn thời gian thi công và giảm giá thành xây dựng mà vẫn đảm bảo tính tiện nghi, chất lượng và môi trường sống trong lành, giải quyết nhu cầu nhà ở lớn. Kiến trúc nhà ở trên thế giới đã và đang phát triển mạnh mẽ.
Đó là xu hướng chung trong quá trình công nghệ hoá, hiện đại hoá xây dựng trên toàn cầu chứ không còn là định hướng riêng lẻ của từng quốc gia. Do đó, cần có một cái nhìn mới hơn về cách xây dựng nhà ở để kịp thời thích ứng với sự đổi mới và phát triển của công nghệ xây dựng ngày nay.
Xu hướng nhà lắp ghép hiện đại Trong suy nghĩ của nhiều người, nhà lắp ghép vẫn chỉ là những công trình tạm bợ dựng lên làm kho xưởng với những vật liệu xây dựng có độ bền không cao và chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ, vật liệu xây dựng trong những năm gần đây ngày càng được nâng cấp, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cho nhu cầu xây dựng nhà ở.
Với thiết kế đẹp, độ bền chắc cao, thi công nhanh chóng, nhà lắp ghép bê tông khí chưng áp hiện đang được ứng dụng trong rất nhiều công trình xây dựng mang phong cách riêng như khách sạn, khu nghỉ dưỡng, trường học, bệnh viện, biệt thự, nhà ở thông thường, các công trình công nghiệp và thương mại…
Tấm panel bê tông khí chưng áp do Viglacera sản xuất có chiều dài tối đa 4,8m |
Độ bền về chất liệu cũng như sự linh hoạt trong ứng dụng đã mang đến nhiều điểm cộng cho mẫu nhà lắp ghép bằng bê tông khí chưng áp, đó cũng là lý do tại sao xu hướng nhà lắp ghép tại Việt Nam đang dần phổ biến trong những năm gần đây.
Các chuyên gia xây dựng cho rằng, công nghệ nhà lắp ghép mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp xây dựng thông thường, chẳng hạn mô hình nhà lắp ghép giúp rút ngắn thời gian thi công và nghiệm thu công trình. Bên cạnh thời gian thi công ngắn, nhà lắp ghép bê tông khí chưng áp còn giúp tiết kiệm chi phí xây dựng nhưng vẫn đảm bảo độ chắc chắn, bền vững và công năng khi sử dụng.
Theo tính toán của các kiến trúc sư, một ngôi nhà lắp ghép sẽ tiết kiệm được trung bình 30% chi phí cho mỗi m2 so với nhà truyền thống thông thường.
Công trình nghỉ dưỡng ven biển sử dụng tấm panel bê tông khí chưng áp do Viglacera sản xuất (Ảnh Flamingo cung cấp) |
Không còn gói gọn trong tư duy cũ là nhà tạm, những ngôi nhà lắp ghép với hệ kết cấu khung thép được thiết kế cho nhiều tầng, tường. Kết cấu nhà được được liên kết thêm các tấm bê tông nhẹ hay panel có độ bền không thua gì kết cấu bê tông cốt thép truyền thống.
Theo một đại diện của Tổng công ty Viglacera - doanh nghiệp tiên phong sản xuất tấm panel bê tông khí chưng áp tại thị trường Việt Nam: “Cường độ cao, trọng lượng nhẹ và kết cấu lưới thép chịu lực chống ăn mòn giúp bê tông khí chưng có thể lắp ghép ngay cả ở những vùng địa hình phức tạp, từ nền đất yếu đến trên mặt nước và những địa hình thường xuyên xảy ra rung chấn, động đất. Bê tông khí chưng áp đặc biệt phù hợp với các công trình biển. Chẳng hạn, đối với tàu hoặc du thuyền, loại vật liệu lắp ghép này không thay đổi thiết kế mớn nước của tàu, khả năng kháng môi trường ẩm mặn, khả năng hấp thụ xung lực và chống rung lắc vượt trội giúp các công trình lắp ghép bằng bê tông khí chưng áp có thể chống lại va đập của sóng biển và bão gió…”
Lịch sử xây dựng nhà truyền thống hàng trăm năm đã khiến nhiều loại nguyên vật liệu có khả năng tái chế bị lãng quên trong quá trình sử dụng. Trước bối cảnh vấn đề môi trường đang trở thành điểm nóng toàn cầu, làm thế nào để giảm rác thải và tái chế lại các loại nguyên liệu trong quá trình sử dụng là một câu hỏi khó đòi hỏi sự chung tay, vào cuộc của các nhà quản lý, các doanh nghiệp và toàn xã hội.
TP HCM: Nhu cầu nhà ở xã hội ngày càng cấp thiết |
Hưng Yên lập quy hoạch khu nhà ở tại thị trấn Văn Giang |
Hà Nội: Phê duyệt quy hoạch tổ hợp nhà ở Đức Giang |