Nếu xuất hiện các triệu chứng này, cần để ý “sức khỏe” lá gan của bạn Người trẻ đừng chủ quan với các triệu chứng thoái hoá đốt sống cổ Những bệnh dễ mắc khi trời lạnh |
Với cường độ làm việc cao, thường xuyên đứng lớp, giảng dạy trước số đông học sinh, sinh viên, khiến các thầy cô phải liên tục nói chuyện, di chuyển trong khoảng thời gian dài. Bên cạnh đó, càng lên cao, khối lượng kiến thức, công việc đòi hỏi các thầy cô càng vất vả và tốn nhiều thời gian hơn. Không ít việc khiến nhà giáo phải trăn trở, lo nghĩ, căng thẳng do đó dễ mắc phải nhiều bệnh lí nghề nghiệp, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng cuộc sống.
Nhất là sau đại dịch COVID-19, càng gia tăng mức độ căng thẳng trong cuộc sống của nhiều giáo viên với phương pháp giảng dạy mới, các vấn đề về sức khỏe của cá nhân và gia đình.
Bệnh viêm thanh quản
Môi trường làm việc của giáo viên phải nói liên tục, nói to và rất nhiều trong một ngày,đặc biệt là với những người giọng nói trầm thì việc vận động hai dây thanh quản là càng cao hơn. Theo một nghiên cứu mới nhất, giáo viên là những người nói nhiều nhất trong một ngày chỉ sau những trẻ ở độ tuổi 3-4 tuổi.
Nói liên tục và nhiều khiến việc đau rát họng trở nên phổ biến, lâu ngày có thể biến chứng thành viêm họng hạt mãn tính. Một phần nguyên nhân cũng do hiện nay công nghệ giảng dạy chưa được hiện đại, việc sử dụng máy trợ giảng trong giảng dạy còn hạn chế nên việc nói nhiều và to là thường xuyên.
Bệnh về đường hô hấp
Các bệnh lý ở đường hô hấp như viêm họng, viêm thanh quản, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm phế quản, hen suyễn,... vốn luôn là “nỗi ám ảnh” với nhà giáo. Đây là bệnh phổ biến nhất cúa các giáo viên vì môi trường làm việc phải tiếp xúc nhiều với bụi phấn, nhất là ở một số địa phương, giáo dục chưa hiện đại hóa của nước ta hiện nay thì việc dùng các công cụ hiện đại chiếm rất ít, khối lượng bụi phần hít vào phổi hằng ngày là rất lớn.
Lâu ngày tích tụ làm cho giáo viên rất dễ mắc các bệnh viêm xoang, dị ứng, hen suyễn, viêm phế quản… nhiều bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính rất khó chữa trị.
Bệnh về xương khớp
Một số căn bệnh thường gặp như viêm đau cơ xương khớp do phải đứng lâu giảng bài, thường xuyên ngồi làm việc ở một tư thế; đau mỏi cổ vai gáy, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ - lưng, hội chứng ống cổ tay,... cũng ảnh hưởng tới công việc và chất lượng cuộc sống của nhiều thầy, cô.
Chứng suy nhược thần kinh và Stress
Trong môi trường áp lực cao, phải lao động trí óc liên tục, vận động suy nghĩ nhiều và giờ dạy hàng tuần không cố định, đồng hồ sinh học bị thay đổi thường xuyên nên dẫn đến giờ giấc nghỉ ngơi ăn uống không được đảm bảo. Điều này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, là một bệnh hết sức nguy hiểm với giáo viên. Nhất là với giáo viên mầm non, việc chăm sóc cho những học sinh nhỏ tuổi dễ gặp nhiều vấn đề phức tạp, ngoài việc dạy học còn phải dạy các em nhỏ về cách ăn uống, đi đứng, chào hỏi, áp lực công việc rất lớn.
Có rất nhiều giáo viên chủ quan với bệnh, lâu ngày tích tụ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng với chứng suy nhược thần kinh, có người còn mắc bệnh thần kinh đặc biệt là khi về già dễ bị lẩn thẩn, ngớ ngẩn… và có thể bị tai biến. Theo một nghiên cứu của Tâm lý học Anh quốc (qua khảo sát về hội chứng “Stress” của các nghề nghiệp khác nhau) thì bệnh “Stress” của giáo viên xếp 15/41 nghề nghiệp được hỏi.
Các vấn đề về tim mạch
Các vấn đề về tim mạch cũng là mối lo đối với nhiều thầy, cô. Đặc biệt, suy giãn tĩnh mạch là một trong các bệnh hay gặp ở giáo viên. Nguyên nhân cũng từ tính chất công việc phải đứng lâu làm gia tăng áp lực lên chân khiến thành tĩnh mạch bị suy yếu… Ngoài ra, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, bệnh về cơ tim và van tim... cũng cần lưu ý.
Ngoài ra, phải kể đến các bệnh lý về hệ nội tiết như tiểu đường, bệnh tuyến giáp cũng không ngoại lệ với nhà giáo. Nhất là với số lượng giáo viên nữ đông đảo nhất là ở các cấp học từ mẫu giáo, tiểu học đến trung học, các bệnh tuyến giáp thường gặp nhiều ở nữ giới như suy giáp, cường giáp, nang tuyến giáp hay ung thư tuyến giáp là một mối lo lớn.
Tháng tri ân thầy cô nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, hãy dành sự quan tâm hơn nữa cho những người đang ngày ngày miệt mài đưa những "chuyến đò qua sông", đặc biệt là về vấn đề sức khoẻ.
Hiện nay, yêu cầu đối với ngành giáo dục không ngừng tăng cao, áp lực đối với nghề giáo viên ngày càng nhiều, tuy nhiên bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng kiến thức giảng dạy, thầy cô giáo cũng cần chú trọng việc nâng cao chất lượng sức khoẻ, thăm khám bệnh khi thấy có triệu chứng bất thường.
Giáo viên mầm non nghỉ dịch có được nhận hỗ trợ? |
Xu hướng quà handmade mới lạ dành tặng thầy cô Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 |
Tặng phẩm thiết thực "lên ngôi" ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 |