TPBVSK Viên Khớp Đại Việt đang quảng cáo như thuốc chữa bệnh TPBVSK Great Tall đang được quảng cáo như thuốc chữa bệnh Khuyến cáo: TPBVSK Choles Dios đang được quảng cáo như thuốc chữa bệnh |
Thông tin từ Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, thời gian gần đây qua công tác hậu kiểm việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) trên internet và môi trường mạng, Cục An toàn thực phẩm phát hiện trên các website: https://goga.com.vn, https://goga2-vn.fastbuy.biz, https://goga.adspha.com đang quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe GOGA vi phạm: Quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; liệt kê công dụng của từng thành phần của sản phẩm.
Loạt website quảng cáo TPBVSK GOGA như thuốc chữa bệnh |
Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo vi phạm nêu trên do Công ty TNHH The Gates, địa chỉ: P102 số 141 Hoàng Văn Thai, tổ 72 phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội công bố và chịu trách nhiệm về sản phẩm.
Quá trình hậu kiểm, Công ty TNHH The Gates không thừa nhận các website nêu trên là của Công ty TNHH The Gates, Công ty không chịu trách nhiệm về việc quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe GOGA trên các website nêu trên.
Để an toàn sức khỏe cho người sử dụng, tránh sử dụng sản phẩm quảng cáo không đúng sự thật về công dụng sản phẩm, trong thời gian Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý vụ việc, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không mua, không sử dụng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe GOGA quảng cáo vi phạm trên các website nêu trên.
Nghị định số 15/2018/NĐ-CP - hướng dẫn về quảng cáo thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế đã quy định rõ các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo thực phẩm đó là: “Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm. Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm”. Khoản 15, Điều 6 Luật Dược 105/2016/QH13 cũng quy định: “Cấm thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế”. Theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 70 của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo: Quảng cáo thực phẩm chức năng/ thực phẩm bảo vệ sức khỏe gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.00.000 đồng đối với cá nhân và mức phạt tiền của tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, đồng thời phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm buộc cải chính thông tin. |