Kon Tum: Thêm 2 trường hợp dương tính với bạch hầu

TH&SP Tại tỉnh Kon Tum tiếp tục ghi nhận thêm 2 trường hợp dương tính với bạch hầu. Theo đó 2 trường hợp dương tính với bạch hầu được phát hiện tại huyện Đăk Tô và thành phố Kon Tum vào ngày 9/7.

Trong đó trường hợp ở huyện Đăk Tô là ca bệnh và ở thành phố Kon Tum là người lành mang trùng. Như vậy tỉnh Kon Tum ghi nhận 19 ca dương tính với bạch hầu.

Trong đó huyện Sa Thầy có 12 trường hợp, huyện Đăk Tô 6 trường hợp và thành phố Kon Tum 1 trường hợp.

Ngoài ra tại hai huyện Đăk Tô, Sa Thầy cũng có 4 ca nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu.

gf

Kon Tum thêm 2 trường hợp dương tính với bạch hầu


Tất cả các ca dương tính với bạch hầu và những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu đều đang được ngành y tế địa phương cách ly điều trị. Cùng với các ca dương tính, tại 3 huyện ở Kon Tum có 7 ổ dịch bạch hầu đang hoạt động.

Tính từ đầu năm đến nay, tỉnh Kon Tum ghi nhận 25 ca dương tính với bạch hầu và 12 ổ dịch ở địa bàn 4/10 huyện, thành phố, gồm huyện Sa Thầy, Đăk Tô, Đăk Hà và thành phố Kon Tum.

Cũng vào chiều cùng ngày 9/7, tại trường PTTH Nguyễn Huệ, thị trấn Đắk Đoa, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai, Bộ Y tế phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai phát động Chiến dịch phòng, chống dịch bạch hầu tại 4 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum và Đắk Nông.

Chiến dịch tiêm vaccine phòng chống bệnh bạch hầu, trước hết thực hiện ở 4 tỉnh Tây Nguyên với đối tượng là tất cả những người từ 2 tháng tuổi trở lên. Theo đó, trẻ từ 2 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi tiêm 1 mũi vaccine 5 trong 1; trẻ từ 19 tháng tuổi đến 48 tháng tuổi tiêm 1 mũi vaccine DPT và người từ 48 tháng tuổi trở lên tiêm 2 mũi vaccine Td (mũi thứ hai cách mũi thứ nhất 1 tháng).

Dự kiến trong chiến dịch này sẽ tiêm chủng khoảng 120.446 liều vắcxin 5 trong 1; 279.608 liều vắcxin DPT; và 10.111.461 liều vắcxin Td. Như vậy gần 4,7 triệu đối tượng tại 4 tỉnh trên sẽ được tiêm các mũi vắcxin khác nhau để phòng chống dịch bạch hầu.

Trước đó Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Công điện số 862/CĐ-TTg yêu cầu tăng cường công tác phòng chống bệnh bạch hầu.

Nội dung công điện như sau: Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, lây lan nhanh qua đường hô hấp và có thể tử vong nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Bệnh có thể dự phòng bằng tiêm vắc xin và điều trị khỏi bằng kháng sinh đặc hiệu. Hiện nay, bệnh đang có diễn biến phức tạp, từ đầu tháng 6/2020 đến nay bệnh bùng phát, lây lan nhanh tại một số tỉnh Tây Nguyên và đã có trường hợp tử vong, phần lớn các trường hợp mắc được phát hiện ở vùng sâu, vùng xa và chưa được tiêm vắc xin bạch hầu hoặc chưa tiêm đầy đủ, đúng lịch.

df

Sở Y tế các tỉnh xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh


Để chủ động kiểm soát, ngăn chặn kịp thời dịch bệnh bạch hầu, không để lây lan, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cấp chính quyền và các Sở, ban, ngành đoàn thể tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, hướng dẫn người dân khi có dấu hiệu của bệnh, phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Tổ chức việc giám sát chặt chẽ tình hình, phát hiện sớm, xử lý triệt để không để dịch bùng phát, lan rộng; điều trị kịp thời người mắc bệnh, người lành mang trùng, hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong.

Xác định rõ địa bàn, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh; tổ chức tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho các nhóm đối tượng, nhất là ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên; bảo đảm đủ kinh phí, phương tiện, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, thực hiện tốt công tác chẩn đoán sớm, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

Trên cơ sở xác định địa bàn, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh của từng địa phương, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh; Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch; tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về công tác giám sát, chẩn đoán, điều trị; chỉ đạo bảo đảm cung ứng đủ vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho các tỉnh...

Minh Nhật

Minh Nhật

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Làm gì để phòng các bệnh về da trong mùa nắng nóng?

Làm gì để phòng các bệnh về da trong mùa nắng nóng?

Vào mùa hè thời tiết nắng nóng nên số lượng bệnh nhân mắc bệnh về da như: rôm sảy, ghẻ ngứa, viêm da cơ địa, viêm nang lông... luôn cao hơn mức bình thường. Việc điều trị kịp thời sẽ giúp kiểm soát cơn mẩn ngứa, tránh bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
Giải nhiệt mùa hè với 15 loại nước uống mát lạnh

Giải nhiệt mùa hè với 15 loại nước uống mát lạnh

Mùa hè nóng bức khiến cơ thể mất nước và mệt mỏi. Uống nhiều nước là điều cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường. Dưới đây là 15 loại nước uống giúp chống nóng, cân bằng thân nhiệt và giải khát hiệu quả.
Loại quả dân giã giúp giải nhiệt hiệu quả trong mùa hè oi bức

Loại quả dân giã giúp giải nhiệt hiệu quả trong mùa hè oi bức

Cây chanh hay còn gọi là chanh ta, là loại cây trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Ngoài công dụng là nước giải nhiệt mùa hè, thì các bộ phận của cây Chanh như quả, lá, thân, rễ được sử dụng nhiều trong các bài thuốc điều trị bệnh của y học.
Đắk Lắk: Hàng trăm trẻ em được khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh

Đắk Lắk: Hàng trăm trẻ em được khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh

Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh phối hợp cùng Bệnh viện Nhi đồng I TP.HCM và Trung tâm tim mạch – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hoà khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh cho hơn 250 trẻ em dưới 16 tuổi tại Đắk Lắk.
Đẩy mạnh phòng, chống đuối nước cho trẻ em dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Đẩy mạnh phòng, chống đuối nước cho trẻ em dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Liên tiếp 3 bệnh nhi bị đuối nước nghiêm trọng vừa được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và đặc biệt là khi kỳ nghỉ hè đã đến rất gần.
Phần quả chuối ai cũng vứt đi hóa ra lại chứa nhiều dưỡng chất

Phần quả chuối ai cũng vứt đi hóa ra lại chứa nhiều dưỡng chất

Chuối là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng cũng như các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Có thông tin cho rằng, vỏ chuối còn tốt hơn cả phần thịt của quả chuối. Thế nhưng thực tế thì vỏ chuối có ăn được không?
Chuyên gia chỉ cách phòng tránh say nắng trong mùa hè

Chuyên gia chỉ cách phòng tránh say nắng trong mùa hè

Say nắng, say nóng thường hay xảy ra vào mùa hè, đặc biệt trong những ngày nắng nóng cao điểm, nhiệt độ tăng cao đột ngột. Nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn tới di chứng thần kinh không hồi phục hoặc tổn thương đa cơ quan và tử vong.
Đuối nước trẻ em: Nỗi ám ảnh vào mỗi mùa hè!

Đuối nước trẻ em: Nỗi ám ảnh vào mỗi mùa hè!

Tử vong do đuối nước luôn là mối đe dọa lớn nhất với trẻ em tại Việt Nam, đặc biệt là vào các dịp hè. Vì vậy phòng chống đuối nước ở trẻ em cần phải được ưu tiên hàng đầu.
Bệnh truyền nhiễm có xu hướng tăng, Bộ Y tế đề nghị chủ động phòng, chống dịp nghỉ lễ

Bệnh truyền nhiễm có xu hướng tăng, Bộ Y tế đề nghị chủ động phòng, chống dịp nghỉ lễ

Bộ Y tế cho biết, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát, tuy nhiên trong bối cảnh chung của thế giới, Việt Nam đã ghi nhận rải rác các ca mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động