e magazine
Phát triển ngành làm đẹp theo xu hướng tăng trưởng xanh và bền vững tại Việt Nam

02/05/2024 16:40

Thị trường làm đẹp Việt Nam có tốc độ phát triển hàng đầu so với các nước trong khu vực. Trong bối cảnh phát triển không ngừng của ngành công nghiệp sức khỏe và làm đẹp, việc giữ vững vị thế hàng đầu không chỉ là một lợi thế, mà còn là một yêu cầu chiến lược quan trọng.
Phát triển ngành làm đẹp theo xu hướng tăng trưởng xanh và bền vững tại Việt Nam

Thị trường làm đẹp Việt Nam có tốc độ phát triển hàng đầu so với các nước trong khu vực. Trong bối cảnh phát triển không ngừng của ngành công nghiệp sức khỏe và làm đẹp, việc giữ vững vị thế hàng đầu không chỉ là một lợi thế, mà còn là một yêu cầu chiến lược quan trọng.

Vừa qua, Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm đã phối hợp với Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS); Hiệp hội/Hội trong ngành làm đẹp, cùng sự tham gia của lãnh đạo Ban ngành liên quan tổ chức Diễn đàn trực tuyến với chủ đề: “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”.

Trong khuôn khổ diễn đàn, đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề: “Phát triển ngành làm đẹp theo xu hướng tăng trưởng xanh bền vững tại Việt Nam”.

Thưa bà Trần Thị Thu, là một trong những đơn vị quốc tế có thương hiệu trong ngành làm đẹp ở Việt Nam, việc đón tiếp phục vụ rất nhiều lượt khách trong năm, đơn vị mình có định hướng phát triển doanh nghiệp có tính bền vững theo tiêu chuẩn, tiêu chí nào?

Changwon định hướng phát triển bền vững dựa theo 5 tiêu chí. Tiêu chí thứ nhất, về quản lý rủi ro, tức là không để tình trạng khách hàng không hài lòng hay có phản hồi xấu xảy ra và đặt được tỉ lệ là 99,% khách hàng hài lòng khi ra về. Tiêu chí thứ hai, về mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, đặt lợi ích của khách hàng lên đầu. Tiêu chí thứ ba, đó là đạo đức kinh doanh, thực hiện các hoạt động kinh doanh theo đạo đức và minh bạch, tuân thủ những quy định của pháp luật, chuẩn mực xã hội.

Tiêu chí thứ 4, sáng tạo và sự linh hoạt, tức là sáng tạo, khả năng ứng biến nhanh chóng đối với sự thay đổi. Đây cũng chính là một trong những yếu tố giúp cho doanh nghiệp có thể phát triển và tồn tại trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Tiêu chí thứ 5, đó là về cải thiện liên tục, Changwon có sự liên tục cải thiện về quy trình dịch vụ và quản lý để tăng cường hiệu suất cũng như về quy trình làm việc hàng năm.

Phát triển ngành làm đẹp theo xu hướng tăng trưởng xanh và bền vững tại Việt Nam

nhu cầu làm đẹp hiện nay đang tăng trưởng dương

Quá trình hoạt động, doanh nghiệp của bà có những thuận lợi, khó khăn gì trong việc thực hiện vẻ đẹp bền vững, bà có đề xuất gì đến các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc phát triển lĩnh vực làm đẹp?

Trong quá trình hoạt động, Changwon gặp những khó khăn và thuận lợi đối với quy trình thực hiện vẻ đẹp bền vững. Về khó khăn, đối với thị trường ngành thẩm mỹ hiện nay đang là thị trường cạnh tranh rất lớn vừa về thương hiệu vừa về sản phẩm, dịch vụ. Và cái khó khăn tiếp theo là về dịch vụ và sản phẩm, hiện tại giá rẻ trên thị trường rất nhiều, tràn lan, chính vì thế mà khách hàng đang có sự lo lắng cũng như đề phòng.

Bên cạnh đó cũng có những thuận lợi, Changwon nhận định là nhu cầu làm đẹp hiện nay đang tăng trưởng dương hàng năm cho nên đây cũng chính là yếu tố thúc đẩy cho Changwon vươn mình và có những cái phát triển theo nhu cầu cầu của xã hội.

Về đề xuất, chúng tôi mong muốn các bộ ban ngành có kiểm soát chặt chẽ hơn đối với những cơ sở và những dịch vụ sản phẩm kém chất lượng đang tràn lan trên thị trường, ngoài ra có những cái quy chế siết chặt, quản lý những hình thức làm đẹp trá hình và sai sự thật.

Phát triển ngành làm đẹp theo xu hướng tăng trưởng xanh và bền vững tại Việt Nam

Ngành làm đẹp đang phát triển mạnh mẽ và tăng trưởng một cách rất đột phá và có thể nói thương mại điện tử cũng là một phần để giúp cho ngành làm đẹp phát triển hơn. Ông Đỗ Quang Huy nhận định như thế nào về quy mô thị trường thương mại điện tử nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Ảnh hưởng và tầm quan trọng của thương mại điện tử đối với ngành công nghiệp làm đẹp hiện nay cũng như khó khăn, giải pháp phát triển bền vững trên nền tảng thương mại điện tử là gì?

Đối với thương mại điện tử ở Việt Nam, trong 3 năm liền ngành làm đẹp, chăm sóc sức khỏe có doanh số đứng đầu và luôn luôn là top 1 so với các ngành khác, thứ hai là thời trang nữ và thứ ba là nhà cửa - đời sống. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử đối với ngành hàng làm đẹp rất lớn đặc biệt là dòng mỹ phẩm.

Với các nhãn hàng có thương hiệu và uy tín thì họ luôn chọn kênh thương mại điện tử là một kênh đầu tiên khi họ muốn phát triển thêm các sản phẩm mới bởi vì nó tiếp cận khách hàng nhanh nhất. Do đó, đối với thương mại điện tử có tác động rất lớn tới ngành hàng chăm sóc sức khỏe hoặc mỹ phẩm như hiện nay.

Vì có những nhãn hàng sinh ra từ online, sinh ra từ thương mại điện tử, không có bất kỳ một cửa hàng nào, cũng không có bất kỳ một hệ thống chăm sóc khách hàng nào cả nhưng chỉ với kênh thương mại điện tử đã giúp cho nhãn hàng phát triển và sau đó quay ngược lại để phát triển thêm các kênh offline, rồi bắt đầu tuyển hệ thống. Do đó, kênh thương mại điện tử tác động rất lớn đối với ngành như chăm sóc sức khỏe làm đẹp.

Hiện tại thương mại điện tử mặc dù rất thuận lợi nhưng cũng có sự khó khăn và thách thức. Ví dụ như hiện tại việc thương mại điện tử mua sắm vẫn còn một số yếu tố như hàng giả, hàng nhái hoặc mua phải hàng kém chất lượng. Mặc dù trên phía sàn cũng đã đưa ra chính sách cập nhật rất mới như đổi trả hàng trong 15 ngày hoặc đổi trả hàng vì bất kỳ lý do gì nhưng hiện tại do thị trường của chúng ta về thương mại điện tử chưa thực sự hoàn thiện. Dù đã rất cố gắng nhưng vẫn còn tồn tại những nhà bán hàng theo hình thức chộp giật, làm không chuẩn chỉ nên ảnh hưởng đến các nhãn hàng khác và cũng ảnh hưởng đến uy tín của ngành hành mỹ phẩm nói chung, từ đó rất nhiều khách hàng có sự e dè, muốn đến cửa hàng trực tiếp để xem.

Làm cản trở với một số nhãn hàng mỹ phẩm, đôi khi họ bán hàng trên thương mại điện tử nhưng vẫn bị những người khách hàng hỏi đây có đúng thương hiệu đấy không, đúng nhãn hàng đấy không, nên họ có sự rụt rè nhất định.

Đấy là những khó khăn đã xảy ra trong thời gian vừa qua, đặc biệt có thêm một số những dòng hàng, ví dụ như ở Việt Nam có sản xuất theo hình thức gia công, cũng có thể xin được giấy tờ nhưng nó chưa được chuẩn chỉ, gây ra hiệu ứng ngược, như ảnh hưởng về da hoặc ảnh hưởng về cơ thể. Hiện tại phần kiểm soát đó cũng chưa được chặt chẽ, hơn nữa những yếu tố như bồi thường hoặc liên quan đến việc sau đó cũng rất khó để xử lý. Đôi khi khách hàng liên lạc lại nhưng chủ nhãn hàng đó có thể tắt máy hoặc shop đó không hoạt động nữa, đó là những khó khăn trong thời gian qua. Hi vọng trong thời gian tới thương mại điện tử sẽ bảo đảm hơn, cải thiện hơn và cũng sẽ giúp người tiêu dùng an tâm hơn khi mua hàng online.

Phát triển ngành làm đẹp theo xu hướng tăng trưởng xanh và bền vững tại Việt Nam

Thưa bà Đặng Thị Xuân Hương, bên cạnh các cơ sở uy tín hiện nay đề cao về chất lượng dịch vụ cũng có không ít những cơ sở làm đẹp, quảng cáo thổi phồng lên, có nhiều mô hình sao chép, làm nhái thì điều này khiến khách hàng khó khăn trong việc tìm kiếm các địa điểm, các dịch vụ đảm bảo. Là doanh nghiệp uy tín như thẩm mỹ viện Xuân Hương thì làm thế nào để bên bà có thể đưa ra những lợi thế đó, bên bà đã thực hiện rất tốt, đó là lợi thế của bên bà bao nhiêu năm rồi, đó là một cái mà hiện nay người tiêu dùng đang rất mong muốn mô hình khắp mọi nơi. Mong bà hãy chia sẻ mô hình và các cái mà thẩm mĩ viện Xuân Hương đã làm rất tốt hiện nay?

Làm đẹp là một phần tất yếu của cuộc sống, ngành làm đẹp càng phát triển mạnh thì đó là cơ hội rất nhiều cho những ngành thẩm mỹ hay dược mỹ phẩm. Ngày nay, hàng giả, hàng nhái rất nhiều, đến bản thân Xuân Hương khi nói đến hàng giả hàng nhái có một cái rất khó chịu là viện thẩm mỹ Xuân Hương đã hình thành và phát triển 35 năm, có một số bạn ở các tỉnh đã lấy thẩm mỹ viện Xuân Hương làm luôn thương hiệu của mình, lấy luôn cả logo, lấy luôn cả hình ảnh và các dịch vụ trên trang web. Nhưng thực sự trong nghề tôi không muốn làm ầm ĩ, cũng không muốn kiện cáo, tôi chỉ muốn nhắc nhở rằng mỗi chúng ta khi làm nghề và thành công thì phải có những sự vất vả, sự đánh đổi đó là cả một thời gian và một quá trình thì chúng ta không nên nhái giả bất kỳ ai vì bản thân chúng ta làm đẹp là làm đẹp cho đời và việc đầu tiên làm đẹp là từ tâm chúng ta phải có trí thức, kinh nghiệm để phục phụ mọi người chứ chúng ta không thể hàng nhái, hàng giả được.

Tất cả những hàng nhái hàng giả cùng lắm chỉ được thời gian rất ngắn vì bản thân khách hàng bây giờ rất thông minh, làm sau đó thấy kết quả người ta mới quay lại. Xuân Hương may mắn là một trong những đơn vị phát triển bền vững trong ngành làm đẹp. Bên cạnh những cái khó khăn, thách thức cũng có những lợi thế, ngành làm đẹp của Việt Nam chúng ta ngày càng phát triển rất mạnh. Chính vì vậy, những người thợ và người làm nghề như chúng tôi rất may mắn vì càng phát triển thì chúng tôi có nhiều cơ hội, nhiều cái để hội nhập với nước bạn, hoặc với cơ sở vật chất, máy móc hiện đại để phục vụ quý khách hàng.

Tôi cũng mong muốn rằng trong ngành làm đẹp của chúng ta nên chính thống và rõ ràng, chúng ta phải hiểu rằng trong mỗi một người đều có nhu cầu làm đẹp, có người tài chính vừa phải, có người có điều kiện thì chúng ta sẽ sử dụng dịch vụ mà chúng ta cảm thấy yên tâm và tất cả dịch vụ đó đều được sự đánh giá của khách hàng. Tôi mong muốn những hành lang pháp lý phải đưa ra những tiêu chí và pháp lý đúng cho ngành làm đẹp. Nhiều cửa hàng mở ra lấy tên không phải thương hiệu của mình để gắn bó lâu dài, chỉ cần lừa khách hàng mỗi người đến một lần sau đó đóng cửa đó cũng là những cái kéo ngành thẩm mỹ ở Việt Nam chúng ta nói riêng và tất cả ngành làm đẹp nói chung ở Việt Nam xuống dốc một cách mất uy tín với nhiều nước trên thế giới. Tôi hy vọng Việt Nam chúng ta sẽ cần phải làm rõ ràng hơn về tất cả những mặt pháp lý để cho những người làm thợ hoặc những người bán những sản phẩm chuyên nghiệp không bị đánh đổi.

Phát triển ngành làm đẹp theo xu hướng tăng trưởng xanh và bền vững tại Việt Nam

Có thể nói ngành làm đẹp đang phát triển nở rộ, rất nhiều những doanh nghiệp làm đẹp, những cơ sở làm đẹp mọc lên như nấm và chính vì vậy mà nguồn lực về làm đẹp cũng được chú ý. Theo bà Lê Thị Duyên, tầm quan trọng của giáo dục đào tạo nghề đối với ngành chăm sóc sắc đẹp hiện nay như thế nào và phương pháp nào để chuẩn hóa nguồn nhân lực làm đẹp đồng bộ với quy mô chuẩn quốc tế?

Tôi trăn trở về mảng đào tạo của ngành làm đẹp cũng khoảng gần 10 năm nay. Là người đầu tiên xây dựng chương trình cao đẳng chăm sóc sắc đẹp được Tổng Cục phê duyệt và chạy thí điểm vào năm 2015. Câu chuyện về đào tạo nguồn nhân lực cho ngành làm đẹp lúc nào cũng quá cần thiết và vô cùng cần thiết. Ngành làm đẹp đang phát triển một cách vô cùng nở rộ, nguồn nhân lực tham gia vào lao động trực tiếp cho ngành làm đẹp đã phát triển và đã chuyên nghiệp hóa rất nhiều các ngành nghề trong ngành làm đẹp.

Đặc biệt trong những năm sau COVID-19, việc chuyên môn hóa ngành làm đẹp càng sâu sắc hơn rất nhiều. Liên quan đến khỏe đẹp an toàn được người tiêu dùng càng ngày càng quan tâm hơn, tuy nhiên câu chuyện của nhân lực, chất lượng của nhân lực ngành làm đẹp lại vô cùng đau đầu. Có hai mô hình, một là đào tạo ngắn hạn, đào tạo trong thời gian ngắn tại các trung tâm. Hai là, các trường tham gia vào công tác đào tạo, chúng ta cũng phân rất rõ quy định chương trình của Chính phủ là đào tạo ngắn hạn và đào tạo dài hạn.

Đối với Việt Nam chúng ta đang có đào tạo dài hạn là trung cấp và cao đẳng, còn ngắn hạn thì rất nhiều các hình thức, có đào tạo thường xuyên 1, 2, 3 ngày, 1, 2 tuần, đào tạo ngắn hạn 3 tháng hay dưới 1 năm có chứng chỉ sơ cấp bậc 1, bậc 2, bậc 3. Đó chính là những level đào tạo ở Việt Nam, còn ở nước ngoài, ví dụ như Hàn Quốc bây giờ đã có thạc sĩ, có tiến sĩ trong ngành làm đẹp nhưng đại học Việt Nam thì chưa có ngành này.

Ngành mỹ phẩm cũng liên quan đến lao động, người bán mỹ phẩm cũng là người tham gia vào ngành làm đẹp và họ cần phải học nhưng Việt Nam chưa đào tạo ngành này. Vấn đề hậu của làm đẹp từ tư vấn mỹ phẩm đến dịch vụ làm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nhưng mà việc đào tạo còn rất nan giải, khi ngành làm đẹp chuyên môn hóa như vậy thì việc đào tạo nó càng phải chuyên môn hóa hơn. Rất mong muốn Hội Đào tạo và phát triển nghề làm đẹp Việt Nam, các lãnh đạo, ban thường vụ tổ chức những kỳ thi kĩ năng nghề để giao lưu học hỏi, qua đó quy tụ những người, những nhà đào tạo trong lĩnh vực này, những trung tâm đào tạo, những người lao động.

Những chuyên gia sẽ họp, phân tích những tiêu chuẩn đó sau đó từ những việc đó sẽ dần chuẩn hóa trong công tác đào tạo. Tiếp theo đó, là những người tham gia cuộc thi kỹ năng nghề đó sẽ được tiếp cận, nâng cấp hơn và đây chính là một trong những phương pháp, còn chủ trương của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, của Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp đó chính là lấy chuẩn đầu ra để chuẩn hóa, đào tạo kết hợp với doanh nghiệp, đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp đảm bảo 30% lí thuyết, 70% thực hành. Cái này ở Việt Nam thực đôi lúc bị quá nhưng đôi lúc lại không tới. Ví dụ: tôi có 1 trường dạy nghề sau đó đáp ứng nhu cầu của Đức chẳng hạn thì 70% là thực tế doanh nghiệp họ tham gia vào trực tiếp công tác đào tạo cùng với nhà trường, Việt Nam tổ chức thực hiện cái này vẫn chưa tới.

Đoàn Mây

Đồ họa: Thanh Tùng