Huyện Thạch Thất khai mạc "Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến sản phẩm OCOP, làng nghề"

Vừa qua, Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới TP. Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Thạch Thất tổ chức khai mạc tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm: OCOP, làng nghề nông sản thực phẩm an toàn thành phố Hà Nội năm 2023.

Huyện Thạch Thất khai mạc

Các đại biểu cắt băng khai mạc tuần hàng tư vấn, giới thiệu xúc tiến sản phẩm OCOP, làng nghề tại huyện Thạch Thất năm 2023.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Văn Chí - Phó Chánh Thường trực Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội chia sẻ: Thời gian qua, Thành phố đã quan tâm, tổ chức các sự kiện, hội chợ, hội thảo kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm nhằm quảng bá, xúc tiến thương mại, tổ chức các tuần hàng giúp cho các chủ thể giới thiệu sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng, qua đó sản phẩm OCOP và các đặc sản vùng miền từng bước được người tiêu dùng nhận diện, đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã bao bì, phong phú về chủng loại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.

Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2023 tại huyện Thạch Thất hướng đến mục tiêu tuyên truyền về Chương trình OCOP, sản phẩm OCOP để các doanh nghiệp, cá nhân nhận diện, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm; Hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn các chủ thể sản xuất, cung ứng sản phẩm OCOP đảm bảo tiêu chuẩn, yêu cầu, thị hiếu, thủ tục của nhà phân phối, người tiêu dùng; từ đó đẩy mạnh khai thác, tiêu thụ sản phẩm OCOP chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, giá cả phù hợp.

Huyện Thạch Thất khai mạc
Ông Nguyễn Văn Chí - Phó Chánh Thường trực Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội phát biểu khai mạc tuần hàng tư vấn,giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn tại quận huyện Thạch Thất năm 2023.

Sự kiện là hoạt động giúp các chủ thể sản xuất, kinh doanh tăng cường kết nối giao thương đầu ra cho sản phẩm, trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi số, các giải pháp thích ứng linh hoạt sau đại dịch và biến động thị trường. Đặc biệt đây là hoạt động hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong tình hình mới. Thiết thực chào mừng 78 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9.

Thường trực Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội cho biết thêm, tham gia 50 gian hàng tuần hàng lần này có trên 40 doanh nghiệp, chủ thể, HTX đến từ Hà Nội và 18 tỉnh, Thành phố (Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Tuyên Quang, Yên Bái, Quảng Ngãi, Sơn La, Thái Nguyên, Hòa Bình, Kom Tum, Hưng Yên, Hà Nam, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Lào Cai, Quảng Ninh, Bình Định).

Thông qua các sự kiện, sản phẩm OCOP và các đặc sản vùng miền từng bước được người tiêu dùng nhận diện, đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã bao bì, phong phú về chủng loại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn…

Huyện Thạch Thất khai mạc
Ông Nguyễn Mạnh Hồng - Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất phát biểu tại lễ khai mạc.

Cũng tại sự kiện, ông Nguyễn Mạnh Hồng - Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất cho biết: Thực hiện chương trình Mỗi xã một sản phẩm đến nay huyện đã có 142 sản phẩm OCOP, trong đó có 28 sản phẩm đạt 3 sao, 114 sản phẩm đạt 4 sao. Hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam''. Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng NTM thành phố Hà Nội chủ trì phối hợp với UBND huyện Thạch Thất tổ chức Tuần hàng tư vấn giới thiệu sản phảm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2023 với quy mô 50 gian hàng các sản phẩm đều đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm với nhiều chủng loại để trưng bày, giới thiệu đến khách tham quan.

Huyện Thạch Thất khai mạc
Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP.

Qua đó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất nhấn mạnh rằng: Tuần hàng cũng là cơ hội gặp gỡ, giao lưu kinh tế, xúc tiến thương mại, phát triển sản xuất của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh của các làng nghề truyền thống đến người tiêu dùng nhằm tạo động lực tích cực để xây dựng thương hiệu, đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững.

Theo các chủ thể tham gia Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội năm 2023 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức, các doanh nghiệp tham gia chương trình rất phấn khởi trước sự quan tâm của người dân đối với sản phẩm địa phương mình. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá tới người tiêu dùng…

Huyện Thạch Thất khai mạc
Gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội năm 2023.

Theo thống kê của Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội, toàn thành phố hiện đã đánh giá, phân hạng và chứng nhận được 2.167/9.852 sản phẩm OCOP cả nước (chiếm 22%). Trong đó, 6 sản phẩm được Trung ương công nhận 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.369 sản phẩm 4 sao, 780 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP đã đánh thức tiềm năng sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Thủ đô và là “cú hích” làm đổi mới tư duy sản xuất, đánh đúng, trúng nhu cầu tiêu dùng, tạo chuyển dịch mạnh mẽ trong xây dựng và phát triển kinh tế nông thôn.

Bích Hà - Quỳnh Đinh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

DOJI tung deal ngọt - Quà ngoan xinh yêu tặng mẹ

DOJI tung deal ngọt - Quà ngoan xinh yêu tặng mẹ

Tháng 5 - tháng của yêu thương và tri ân, là dịp để những người con tỏ lòng yêu kính mẹ bằng những món quà đầy ý nghĩa. Nhân dịp này, DOJI ra mắt bộ sưu tập (BST) vòng charm vàng 24K “Kết Nối Yêu Thương”, như một biểu tượng gắn kết thiêng liêng của tình mẫu tử - dịu dàng che chở, bền chặt vĩnh cửu và đong đầy cảm xúc.
Mở rộng mạng lưới bán lẻ hiện đại đến vùng sâu, vùng xa

Mở rộng mạng lưới bán lẻ hiện đại đến vùng sâu, vùng xa

Hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam đang bứt phá, vươn xa khỏi đô thị đến cả nông thôn, miền núi, hải đảo. Đặc biệt, chương trình OCOP tạo cú hích mạnh, đưa đặc sản địa phương vào siêu thị, cửa hàng tiện lợi – trở thành đòn bẩy kinh tế, nâng chất lượng cuộc sống người dân.
Đặc sản vùng cao: Khơi thông điểm nghẽn, bứt phá thị trường

Đặc sản vùng cao: Khơi thông điểm nghẽn, bứt phá thị trường

Xác định đầu ra là nút thắt trong phát triển nông sản vùng cao, Bộ Công Thương đang tăng tốc xúc tiến thương mại để mở đường cho đặc sản địa phương từng bước đến gần hơn với thị trường lớn.
Nâng cao giá trị nông sản Phú Yên qua chương trình OCOP

Nâng cao giá trị nông sản Phú Yên qua chương trình OCOP

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, chuyển đổi số và nâng cao chất lượng sản phẩm là những giải pháp Phú Yên đang triển khai để OCOP phát huy hiệu quả. Với sự đồng hành của các địa phương, chương trình hứa hẹn sẽ tiếp tục là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế nông nghiệp.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động