Hà Giang: Bảo hộ chỉ dẫn địa lý 'Vị Xuyên' cho sản phẩm thảo quả

TH&SP Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 3159/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00084 cho sản phẩm thảo quả “Vị Xuyên”. Theo đó, Ủy ban nhân dân huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang là Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này. Đây cũng là chỉ dẫn địa lý đầu tiên được cấp cho sản phẩm thảo quả ở Việt Nam.

Cục Sở hữu trí tuệ vừa ban hành Quyết định về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm thảo quả “Vị Xuyên”

Cục Sở hữu trí tuệ vừa ban hành Quyết định về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm thảo quả “Vị Xuyên”


Thảo quả có tên khoa học là Amomum Aromaticum Roxb, thuộc họ gừng. Có hai loại thảo quả là thảo quả đỏ và thảo quả xanh. Ở Việt Nam, từ cuối thế kỷ 18, thảo quả đã được phát hiện là một loại cây cho sản phẩm quý nên đã được người dân vùng núi cao ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang trồng và chăm sóc. Thảo quả được sử dụng rộng rãi trong nhiều món ăn. Nhờ đặc tính vừa thơm, vừa ngọt lại cay, thảo quả được coi là "nữ hoàng" của các loại gia vị và rất có lợi cho sức khỏe.

Ở Hà Giang, cây thảo quả được người dân vùng cao của huyện Vị Xuyên trồng dưới tán rừng tự nhiên từ khoảng 30 năm nay và được coi là “cây vàng đỏ” mà họ đang cất giữ trong rừng. Trong 15 năm trở lại đây, cây thảo quả trên địa bàn huyện đã trở thành cây dược liệu có giá trị kinh tế cao. Do đó, thảo quả đã trở thành cây trồng chính mang lại nguồn thu nhập ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ gia đình đồng bào các dân tộc ở vùng cao.


thảo quả là một trong những cây trồnng chủ lực của huyện Vị Xuyên

Thảo quả là một trong những cây trồnng chủ lực của huyện Vị Xuyên


Thảo quả Vị Xuyên được trồng ở các xã Cao Bồ, Phương Tiến, Thượng Sơn, Quảng Ngần, Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thủy, Kim Linh thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Đây là vùng cao dọc theo dãy núi Tây Côn Lĩnh, có địa hình phức tạp thuộc khối núi granit thượng nguồn sông Chảy, độ cao trung bình trên 1.300 mét so với mực nước biển, mức độ chia cắt lớn và độ dốc từ 40 - 45o. Vùng này có nhiệt độ trung bình năm <16oC, độ ẩm trung bình từ 81 - 86%, lượng mưa trung bình là 1.744,6mm, mưa phùn từ 4,9 - 10,4 ngày/tháng vào những tháng ít mưa.

Với nền nhiệt thấp, lượng mưa cao, là một trong những vùng có số ngày mưa nhiều nhất ở Việt Nam đặc biệt mưa nhiều vào tháng 5 và tháng 6, khi thảo quả ra hoa. Vì thế số lượng quả ít hơn so với các nơi khác, nhưng quả to và đỏ mọng, đồng đều hơn và không có hạt lép. Vỏ quả màu nâu nhạt, đều, nổi rõ các đường gân chạy dọc, mặt trong vỏ sáng bóng. Thảo quả có mùi thơm tự nhiên, vị cay ngọt, dễ chịu.

Để thảo quả có chất lượng như vậy, bên cạnh sự phù hợp về điều kiện tự nhiên, kinh nghiệm và truyền thống của người dân nơi này cũng góp phần tạo nên danh tiếng của thảo quả Vị Xuyên. Ở Vị Xuyên, người dân đã xây dựng các hương ước, quy ước và có sự kiểm tra, giám sát chéo giữa các hộ trong việc giữ rừng và bảo vệ vườn thảo quả nên thảo quả được thu hoạch đúng thời vụ, đảm bảo chín già và cho chất lượng tốt nhất.

Đồng thời, trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, người dân hoàn toàn không sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhờ vậy sản phẩm có chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Diệu Thu

Diệu Thu

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững?

Giá gạo toàn cầu biến động: Thương hiệu quốc gia nào sẽ trụ vững?

Trước làn sóng biến động phức tạp của thị trường gạo thế giới, khi giá cả chịu ảnh hưởng đồng thời từ cung vượt cầu, tỷ giá đồng tiền và chính sách điều tiết nội địa, bài toán cạnh tranh không còn đơn thuần là giá bán, mà đã nâng lên thành cuộc đua về thương hiệu quốc gia. Trong cuộc chơi ấy, Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ – ba cường quốc gạo lớn nhất thế giới – đang chọn những con đường khác nhau để trụ vững.
Nguy cơ cung vượt cầu và bài toán xây dựng tên tuổi ngành cau Việt Nam

Nguy cơ cung vượt cầu và bài toán xây dựng tên tuổi ngành cau Việt Nam

Việt Nam từ lâu được biết đến là một quốc gia xuất khẩu cau lớn trên thế giới. Tuy nhiên, gần đây thị trường cau nội địa lại chứng kiến sự tăng đột biến trong nhập khẩu và phát triển trồng mới cau ồ ạt, dẫn đến nguy cơ cung vượt cầu. Vấn đề này đặt ra thách thức lớn trong việc xây dựng tên tuổi, nâng cao giá trị cho ngành cau Việt Nam nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
Từ Bắc Giang đến San Francisco: Hành trình khẳng định vị thế nông sản Việt

Từ Bắc Giang đến San Francisco: Hành trình khẳng định vị thế nông sản Việt

Vải thiều Bắc Giang lần đầu tiên có mặt trong chuỗi bán lẻ lớn hàng đầu nước Mỹ – Costco – đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược đưa nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế. Thành công này là kết quả của sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu và hệ thống phân phối toàn cầu, tạo nên hình mẫu lý tưởng cho việc xây dựng thương hiệu nông sản.
Sầu riêng Việt Nam và bài toán chất lượng: Được mùa nhưng chưa chuẩn

Sầu riêng Việt Nam và bài toán chất lượng: Được mùa nhưng chưa chuẩn

Sầu riêng Việt Nam đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng với giá trị vượt tỷ đô, đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng nóng về sản lượng cùng những bất cập về chất lượng và quy chuẩn đang khiến thương hiệu sầu riêng Việt Nam đối diện với nhiều thách thức. “Được mùa nhưng chưa được chuẩn” là thực trạng cần sớm giải quyết để xây dựng một thương hiệu sầu riêng Việt Nam bền vững và phát triển lâu dài.
Thương hiệu hồ tiêu Việt trước cơ hội dẫn dắt chuỗi cung ứng toàn cầu

Thương hiệu hồ tiêu Việt trước cơ hội dẫn dắt chuỗi cung ứng toàn cầu

Giá hồ tiêu thế giới biến động mạnh, nguồn cung thiếu hụt đang tạo ra cơ hội hiếm có để hồ tiêu Việt Nam khẳng định vị thế và dẫn dắt chuỗi cung ứng toàn cầu. Đã đến lúc doanh nghiệp Việt cần chuyển từ xuất khẩu thô sang xây dựng thương hiệu giá trị cao để khai thác bền vững tiềm năng hàng đầu thế giới.
Trái cây Việt tìm chỗ đứng bền vững toàn cầu

Trái cây Việt tìm chỗ đứng bền vững toàn cầu

Sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng quốc tế mở ra cơ hội lớn cho ngành trái cây Việt Nam. Tuy nhiên, để sản phẩm vươn xa, Việt Nam cần tháo gỡ các nút thắt về thương hiệu, tiêu chuẩn kỹ thuật, logistics và công nghệ chế biến.
Vượt rào cản chất lượng – Nông sản Việt trên đường vươn tầm quốc tế

Vượt rào cản chất lượng – Nông sản Việt trên đường vươn tầm quốc tế

Tăng trưởng nóng nhưng thiếu bền vững, ngành rau quả Việt Nam đang chịu áp lực lớn khi thị trường quốc tế siết chặt tiêu chuẩn và gia tăng cạnh tranh. Từ chất lượng, hậu cần đến xây dựng thương hiệu – tất cả đều là “bài toán khó” mà Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại tháng 6 chỉ ra, nếu muốn giữ vững vị thế xuất khẩu.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động