Giá cà phê hôm nay giảm mạnh 7.100 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay (19/10), ghi nhận giảm mạnh 7.100 đồng/kg, hiện giao dịch trung bình ở mức 56.900 đồng/kg.
Giá cà phê cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm của Tây Nguyên (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Kon Tum) được ghi nhận ở mức 63.800 đồng/kg.
Theo đó, tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 56.400 đồng/kg. Kế đến là tỉnh Gia Lai với 57.000 đồng/kg.
Cùng thời điểm khảo sát, tỉnh Đắk Lắk có giá thu mua là 57.200 đồng/kg.
Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 57.000 đồng/kg - cao nhất trong các địa phương được khảo sát.
Cập nhật giá cà phê hôm nay. |
Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 11/2023 được ghi nhận tại mức 2.421 USD/tấn sau khi tăng 0,5% (tương đương 12 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 12/2023 tại New York ở mức 158,05 US cent/pound sau khi tăng 0,64% (tương đương 1 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h55 (giờ Việt Nam).
Cập nhật giá cà phê Robusta trên sàn London. |
Cập nhật giá cà phê Arabica trên sàn New York. |
Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) cho biết sản lượng cà phê thế giới giảm 1,4% xuống 168,5 triệu bao trong niên vụ 2021-2022, do điều kiện khí tượng tiêu cực ở một số nơi và chu kỳ sản lượng đi xuống 2 năm 1 lần. Tuy nhiên, dự kiến sản lượng sẽ tăng trở lại 1,7% lên 171,3 triệu bao vào niên vụ 2022-2023.
Dự kiến nhu cầu sẽ vẫn tăng trưởng nhưng với tốc độ chậm lại ở mức 1,7% lên 178,5 triệu bao. Do đó, thị trường cà phê thế giới dự kiến sẽ thâm hụt nguồn cung thêm một năm nữa, ở mức 7,3 triệu bao.
Trong quý III, giá cà phê robusta trung bình ở mức 2.470 USD/tấn tăng 27,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, giá cà phê arabica trung bình ở mức 157 US Cent/pound, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, tháng cuối cùng của quý III, cả giá cà phê robusta và arabica đều giảm 4% do đồng Real của Brazil giảm xuống mức thấp gần 4 tháng, đã khuyến khích người dân nước này đẩy mạnh bán ra.
Niên vụ 2022-2023 được đánh giá là năm “mất mùa được giá” của ngành cà phê, bởi theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam (VICOFA) sản lượng cà phê trong niên vụ vừa qua ước tính chỉ khoảng 1,5 - 1,6 triệu tấn, giảm 10 - 15% so với niên vụ trước do thời tiết không thuận lợi và làn sóng chuyển dịch cây trồng sang các loại cây ăn trái.
Kết thúc niên vụ 2022-2023 (từ tháng 10/2022 đến tháng 9/2023), xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,66 triệu tấn (khoảng hơn 27,7 triệu bao), giảm 4,5% so với niên vụ 2021-2022. Tuy nhiên, kim ngạch thu về vẫn tăng 3,4% lên mức kỷ lục 4,08 tỷ USD nhờ giá tăng cao.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê robusta nhân xô tại Tây Nguyên đã tăng 40 – 50% trong niên vụ 2022-2023, từ 46.100 – 46.500 đồng/kg trong niên vụ 2021 - 2022 lên mức đỉnh 67.300 – 68.200 đồng vào ngày 19/9, sau đó điều chỉnh nhẹ xuống còn 66.400 – 66.600 đồng/kg vào thời điểm cuối tháng.
Hiện Việt Nam đang bước vào thời điểm thu hoạch, do đó nguồn cung sẽ dồi dào hơn. Do đó, chúng tôi cho rằng xu hướng giá cà phê nội địa sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Giá tiêu hôm nay chưa có điều chỉnh mới
Giá tiêu hôm nay (19/10), chưa có điều chỉnh mới, hiện được ghi nhận trong khoảng 67.500 - 70.500 đồng/kg.
Cụ thể, mức giá được ghi nhận tại hai tỉnh Gia Lai và Đồng Nai lần lượt là 67.500 đồng/kg và 68.500 đồng/kg.
Hồ tiêu tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông đang được thu mua với mức giá chung là 69.000 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đi ngang tại mức tương ứng là 70.000 đồng/kg và 70.500 đồng/kg.
Cập nhật giá tiêu hôm nay. |
Theo báo cáo dữ liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu trong nửa đầu tháng 10/2023 đạt 8.068 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 31,29 triệu USD, đưa xuất khẩu 9,5 tháng đầu năm lên đạt 214.105 tấn, tăng 18,04% về lượng và giảm 10,45% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Ở trong nước, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là hai vùng sản xuất hồ tiêu lớn nhất, chiếm khoảng 94% diện tích và 97% sản lượng hồ tiêu. Trong đó, khoảng 91,7% diện tích, 93,7% sản lượng hồ tiêu toàn quốc tập trung tại 6 tỉnh sản xuất trọng điểm là: Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Hiện nay tại 6 tỉnh này người nông dân đã có xu hướng mạnh mẽ trong việc chuyển từ phương pháp truyền thống qua canh tác hữu cơ, đã hình thành các vùng sản xuất hồ tiêu hữu cơ. Đây cũng là hướng đi phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới và được thị trường quốc tế chào đón.
Tuy nhiên sản xuất hồ tiêu hữu cơ của 3 tỉnh Tây Nguyên đều khá khiêm tốn chỉ chiếm 3,53% trong tổng diện tích hồ tiêu. Trong đó, diện tích hồ tiêu sản xuất hữu cơ của Gia Lai chỉ chiếm 1,85%, Đăk Lăk đạt 3,35% và Đăk Nông là 5,37%. Đa phần diện tích canh tác hữu cơ này đều được sản xuất theo đặt hàng của các đơn vị thu mua và hiện nay diện tích này đang có xu hướng tăng.