Được mùa, được giá lúa Mùa, nông dân nhân đôi niềm vui Giá lúa gạo hôm nay (4/12) ít biến động Giá lúa gạo biến động trái chiều |
Giá lúa tăng nhẹ, giá gạo biến động trái chiều |
Giá lúa gạo hôm nay ngày 7/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long điều chỉnh tăng với nhiều chủng loại lúa.
Theo đó, tại khu vực tỉnh An Giang, cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh này cho thấy, giá lúa Đài thơm 8 tăng 200 – 300 đồng/kg lên mức 9.400 – 9.700 đồng/kg; gạo OM 5451 tăng 100 – 200 đồng/kg lên mức 9.400 – 9.500 đồng/kg; gạo OM 18 tăng 200 đồng/kg lên mức 9.500 – 9.700 đồng/kg.
Với các chủng loại lúa còn lại, giá đi ngang. Cụ thể, giá lúa Nàng hoa 9 ở mức 9.200 – 9.400 đồng/kg; lúa IR 504 duy trì ổn định ở mức 8.800 – 9.000 đồng/kg; lúa OM 380 dao động quanh mốc 8.600 - 8.800 đồng/kg.
Tương tự nếp An Giang khô ổn định quanh mức 9.400 - 9.800 đồng/kg; nếp Long An khô ở mức 9.400 - 9.800 đồng/kg. Trong khi đó, giá lúa nếp Long An tươi tăng 200 đồng/kg lên mức 7.800 – 8.000 đồng/kg.
Trong khi đó, đối với các loại gạo hôm nay giá biến động trái chiều giữa các chủng loại. Theo đó, tại kho xuất khẩu ở Sa Đéc (Đồng Tháp), giá gạo nguyên liệu IR 504 Việt tăng 100 đồng/kg lên mức 12.800 – 12.900 đồng/kg; gạo nguyên liệu Đài thơm 8, OM 18 tăng 50 đồng/kg lên mức 13.800 – 13.850 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 380 tăng 100 đồng/kg lên mức 12.650 – 12.750 đồng/kg; gạo OM 5451 tăng lên mức 13.400 – 13.450 đồng/kg. Ngược lại, giá gạo Sóc nguyên liệu giảm 100 đồng/kg xuống còn 12.000 – 12.100 đồng/kg.
Đối với các loại phụ phẩm hôm nay không có biến động. Hiện giá tấm OM 5451 giữ ở mức 11.700-11.800 đồng/kg và cám khô ổn định quanh mốc 6.600-6.700 đồng/kg.
Ghi nhận thị trường lúa gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay, nguồn lúa Thu Đông ít, giá cao, giao dịch ít. Hầu hết diện tích lúa đã được cọc trước. Hiện giá nhiều loại lúa tươi tại An Giang đang được thương lái mua ở mức xấp xỉ 10.000 đồng/kg.
Trên thị trường gạo, nguồn gạo về ít hơn hôm qua. Giá gạo các loại có xu hướng tăng nhẹ. Gạo thơm nhu cầu nhiều, các kho cần gạo sẵn sàng trả giá cao hơn để mua vào.
Tại An Giang, lượng gạo về ổn định, giá ít biến động so với hôm qua. Tại Đồng Tháp, giá gạo OM 5451, OM 18 có xu hướng nhích nhẹ so với hôm qua. Giá lúa được nông dân chào ở mức cao.
Tại các chợ lẻ, hôm nay giá gạo Sóc thường ở mức 19.000 đồng/kg; gạo Nàng hoa 9 ở mức 19.500 đồng/kg; gạo Nàng Nhen dao động quanh mức 26.000 đồng/kg; gạo Jasmine ổn định ở 16.000 - 18.500 đồng/kg; gạo tẻ thường ở mức 12.000 - 14.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 16.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 19.500 đồng/kg; gạo sóc thường 16.000 - 17.000 đồng/kg; gạo sóc thái 18.500 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo Nhật 22.000 đồng/kg.
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam chững lại và đi ngang sau phiên điều chỉnh tăng. Theo đó, giá gạo xuất khẩu 5% tấm ở mức 663 USD/tấn và giá gạo loại 25% tấm dao động quanh mức 648 USD/tấn.
Mới đây, tại tỉnh Hậu Giang, UBND tỉnh đã phối hợp Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Báo Tuổi trẻ tổ chức hội thảo "Lúa gạo tăng giá, giải pháp để nông dân hưởng lợi lâu dài".
Tại hội thảo này, nhiều ý kiến cho rằng, để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa và tăng lợi nhuận cho nông dân cần tăng cường liên kết theo chuỗi để tối ưu hóa chi phí, nâng cao chất lượng, an toàn của sản phẩm. Phát triển khâu bảo quản, chế biến và đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ lúa gạo để xuất khẩu được giá cao.
Đồng thời, chú ý quản lý, khai thác tốt các nguồn phụ phẩm trong sản xuất lúa gạo như rơm rạ, trấu… để nâng cao chuỗi giá trị cho ngành hàng.
Giá lúa gạo tiếp tục tăng, thị trường giao dịch chậm |
Giá lúa giảm, giá gạo tiếp đà tăng |
Thành lập Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam |