Thị trường hàng Tết nhộn nhịp, thực phẩm tươi sống, đồ khô tăng giá Cận Tết, bưởi thỏi vàng, bưởi tiến vua giảm giá mạnh Mùng 2 Tết, nhiều siêu thị, chợ dân sinh mở cửa trở lại |
Doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng tăng 7,8%. |
Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10-2024 ước đạt 545,7 nghìn tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 10 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 5.246,2 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng năm 2024 ước đạt 4.048,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 77,2% tổng mức và tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2023. Cụ thể, nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 10,7%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 8%; may mặc tăng 8,7%; phương tiện đi lại (trừ ô tô) tăng 7,5%; vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 6,6%.
Tại địa phương, doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng năm 2024 của tỉnh Quảng Ninh tăng 9,6%; Hải Phòng tăng 9,5%; Thừa Thiên - Huế tăng 8,1%; Cần Thơ tăng 7,6%; Đà Nẵng tăng 7,5%.
Trong khi đó, doanh thu dịch vụ khác 10 tháng năm 2024 ước đạt 545 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,4% tổng mức và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Một số địa phương có doanh thu dịch vụ khác tăng cao là Bình Định tăng 20%; Vũng Tàu tăng 13,7%; Cần Thơ tăng 11,7%..
Chuẩn bị hàng Tết sớm
Tuyển dụng thêm 150 công nhân, tổ chức sản xuất 3 ca liên tục được Nhà máy Bánh kẹo Biscafun (Công ty CP Đường Quảng Ngãi) triển khai thực hiện từ đầu tháng 10/2024. Mục đích là đảm bảo nguồn hàng phục vụ tết Dương lịch 2025 và tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Phục vụ thị trường Tết năm nay, nhà máy đã nghiên cứu cho ra một số sản phẩm mới, chất lượng cao; đồng thời linh hoạt kênh phân phối, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bánh kẹo cung ứng ra thị trường phục vụ Tết, sẽ được nhà máy đóng gói theo phong cách riêng phục vụ thị trường Tết. Đó là sản phẩm hộp quà Tết cao cấp, bánh Melody, Camely, Kita Cake với mẫu mã đẹp, chất lượng cao. Đặc biệt là sản phẩm thùng quà tổng hợp xuân, đầy đủ hương vị Tết, tạo nên sự gắn kết, sẻ chia hạnh phúc, làm đẹp thêm không khí ấm áp của ngày xuân.
Phó Giám đốc Nhà máy Bánh kẹo Biscafun Lê Văn Lập cho biết, bánh kẹo Biscafun không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu phục vụ tiêu dùng của người dân 25 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hiện tại, nhà máy đã nhận được đơn hàng đến từ các thị trường lớn như Nga, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan, Thái Lan và khu vực Trung Đông, góp phần đưa hương vị Tết Việt vươn xa trên toàn cầu.
Tham gia vào sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường Tết năm nay còn ghi nhận sự có mặt của một số doanh nghiệp xuất khẩu. Điển hình, đó là Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Tomcare (thương hiệu tương ớt lên men Chilica, TPHCM). Ông Nguyễn Thanh Hiền, Giám đốc Tomcare cho biết, thị trường nội địa mới chiếm 1% doanh số công ty, 99% còn lại đến từ xuất khẩu. Do vậy, Tết này doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh thị trường nội địa, với mong muốn đưa hàng chất lượng cao phục vụ người Việt.
Tương tự, Công ty CP Thực phẩm G.C (GC Food) đã có kế hoạch tăng trưởng mùa Tết năm nay gấp hai lần so với năm trước. Để thực hiện mục tiêu này, công ty phát triển thêm các sản phẩm phù hợp mùa tiêu dùng cuối năm như thạch Jelly ZenZen có thành phần nha đam và thạch dừa đường đen, các sản phẩm được dùng nhiều trong dịp gặp gỡ, tiệc tùng, đặc biệt là cho giới trẻ và trẻ em. Doanh nghiệp cũng phát triển bao bì để sản phẩm làm quà tặng Tết. Mới đây, doanh nghiệp tham gia bán hàng trên sàn thương mại điện tử và livestream để tăng cường nhận diện thương hiệu, cũng như tiếp cận khách hàng mới.
Mặc dù có sự chuẩn bị sớm, song một số doanh nghiệp không tránh khỏi lo lắng khi người dân có xu hướng cắt giảm chi tiêu khiến sức mua không tăng. Ông Trương Chí Thiện, Tổng giám đốc Công ty Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt cho biết, nguồn cung hàng Tết đã được chuẩn bị khá dồi dào và đa dạng, doanh nghiệp lại đang lo lắng về sức mua. Từ đầu năm 2024 đến nay, tiêu thụ trứng gia cầm không tăng, thậm chí còn có dấu hiệu chững lại, giảm 10-20% so với năm 2023. Do đó, công ty đang kỳ vọng vào các chương trình khuyến mãi và kích cầu cuối năm để sức mua hàng Tết đạt được mức tương đương năm ngoái.
Sản xuất hàng phục vụ tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Nhà máy Bánh kẹo Biscafun (Công ty CP Đường Quảng Ngãi). Ảnh Thanh Nhị |
Giữ bình ổn giá cả, sức mua khó dự đoán
Hầu hết các doanh nghiệp đự đoán, sức mua dịp Tết sắp tới cơ bản khó dự đoán bởi người tiêu dùng thận trọng hơn trong chi tiêu hằng ngày vì vậy họ rất thận trọng dò sức mua thị trường.
Mặc dù có sự chuẩn bị sớm, song một số doanh nghiệp không tránh khỏi lo lắng khi người dân có xu hướng cắt giảm chi tiêu khiến sức mua không tăng. Ông Trương Chí Thiện, Tổng giám đốc Công ty Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt cho biết, nguồn cung hàng Tết đã được chuẩn bị khá dồi dào và đa dạng, doanh nghiệp lại đang lo lắng về sức mua. Từ đầu năm 2024 đến nay, tiêu thụ trứng gia cầm không tăng, thậm chí còn có dấu hiệu chững lại, giảm 10-20% so với năm 2023. Do đó, công ty đang kỳ vọng vào các chương trình khuyến mãi và kích cầu cuối năm để sức mua hàng Tết đạt được mức tương đương năm ngoái.
Trả lời Báo Người Lao Động, bà Nguyễn Thị Hương Ngọc, Giám đốc mua hàng ngành hàng fresh (tươi sống) của chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh, cho hay vừa ký kết hợp tác chiến lược với CPV Food để bảo đảm cung ứng thịt gà tươi chất lượng, giá bình ổn phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp cuối năm. "Mỗi ngày Bách Hóa Xanh tiêu thụ khoảng 250 tấn thịt gà, trong đó hơn 30 tấn/ngày (khoảng 1.000 tấn/tháng) từ CPV Food. Dự kiến trong những dịp cao điểm như Giáng sinh, Tết âm lịch…, lượng nhập sẽ tăng 30%-50% và giá cả ổn định" - bà Ngọc thông tin.
Về phía nhà cung ứng, nhiều DN sản xuất cho hay nguồn hàng rất dồi dào, bao gồm hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Bà Phùng Mỹ Linh, Giám đốc kinh doanh miền Nam và miền Trung CPV Food, khẳng định dư địa sản xuất của CPV Food còn rất lớn. Hiện nhà máy của CPV Food tại Bình Phước đang giết mổ khoảng 100.000 con gà/ngày, trong khi công suất thiết kế của nhà máy 167.000 con/ngày. "Công ty sẽ bình ổn giá các mặt hàng. Ngoài ra, sẽ giới thiệu thêm nhiều sản phẩm chế biến từ thịt để đa dạng món ăn ngày Tết cho khách hàng" - bà Linh thông tin.
Bà Hồ Kim Liên, Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam cho biết, nước mắm là mặt hàng thực phẩm không thể thiếu trong mùa Tết nên vào dịp cuối năm lượng tiêu thụ mặt hàng này rất tốt. Nguyên liệu đầu vào được ổn định nên giá cả hàng hóa dự kiến sẽ được ổn định trong dịp này.
Tại chương trình kết nối cung cầu hàng hóa TPHCM và các tỉnh, thành phố mới đây, đại diện Sở Công Thương TPHCM cho biết, đơn vị đã có kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường cuối năm âm lịch và dịp Tết Ất Tỵ 2025. Hiện, đã có 70 doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài đăng ký tham gia chương trình. Năm 2024, lượng hàng bình ổn thị trường tăng 4 - 6% so với năm 2023, chiếm 21 - 32% thị phần trong tháng thường và 24 - 41% thị phần trong tháng Tết. Lượng hàng hóa trong chương trình bình ổn thị trường đủ sức điều tiết thị trường, giữ cho giá cả ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Sức mua hàng Tết giảm mạnh vì Covid-19 |
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý hàng giả trong dịp Tết |
Hà Nội chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần |