Điện Biên: Bảo vệ, phát huy loại hình nghệ thuật múa xòe truyền thống

TH&SP Nghệ thuật múa xòe của dân tộc Thái là nghệ thuật múa truyền thống đặc sắc, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của cộng đồng người Thái vùng Tây Bắc. Điện Biên là một trong những tỉnh có vốn nghệ thuật múa xòe truyền thống được phát triển rộng khắp, cần bảo tồn, phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật đặc sắc này.

Hiện nay toàn tỉnh Điện Biên có trên 2.000 đội văn nghệ quần chúng, các câu lạc bộ, bản văn hóa, phần nào đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá văn nghệ của tầng lớp nhân dân, tạo động lực, tinh thần sảng khoái sau mỗi ngày làm việc vất vả. Điều đó tạo niềm tin của nhân dân với Đảng, nhà nước, đóng góp tích cực phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh, chính trị, theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.

Với bề dày truyền thống lâu đời, người Thái đã tạo dựng cho mình những phong tục tập quán và bản sắc văn hóa riêng

Với bề dày truyền thống lâu đời, người Thái đã tạo dựng cho mình điệu múa xòe truyền thống với bản sắc văn hóa riêng


Đối với tỉnh Điện Biên, nghệ thuật múa xòe truyền thống dân tộc Thái còn được xem là sản phẩm du lịch đặc sắc, cần được bảo tồn nguyên vẹn trong đời sống cộng đồng. Nghệ thuật múa xòe truyền thống dân tộc Thái được tổ chức biểu diễn khá thường xuyên trong cuộc sống, xuất hiện tại các cuộc hội diễn, liên hoan, các chương trình quy mô lớn, thu hút đông đảo người dân và du khách cùng tham gia. Đặc biệt, loại hình nghệ thuật này còn được biểu diễn phục vụ các hoạt động du lịch, giao lưu văn hoá...

Nghệ thuật xòe Thái đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận trong danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và được Chính phủ cho xây dựng hồ sơ quốc gia trình UNESCO để xét duyệt vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Chính vì những yếu tố vô cùng cần thiết của loại hình nghệ thuật này, để nhân rộng trong toàn tỉnh. Đầu tháng 7 vừa qua, tại TP. Điện Biên Phủ, Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh tỉnh (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn nghệ thuật múa xòe truyền thống dân tộc Thái năm 2020 hội tụ gần 300 học viên tham gia.

Nghệ thuật Xòe đã trở thành phong tục của người Thái, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của đồng bào các dân tộc

Nghệ thuật múa xòe từ lâu đã trở thành phong tục của người Thái, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của đồng bào dân tộc


Được tổ chức lần thứ 2 trên địa bàn tỉnh, lớp tập huấn đợt này nhằm giới thiệu, thống nhất để nhân rộng loại hình nghệ thuật múa xòe truyền thống tới cán bộ làm công tác văn hóa tại phòng Văn hóa và Thông tin Trung tâm Văn hóa - Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thị, thành phố; bản văn hóa, câu lạc bộ, đội văn nghệ, các trường chuyên nghiệp, phổ thông, lực lượng vũ trang trong toàn tỉnh. Các giảng viên, nghệ nhân, học viên được trao đổi kinh nghiệm về cách thức xây dựng và tổ chức chương trình giao lưu văn hóa cộng đồng. Giới thiệu một số điệu múa xòe truyền thống tới các học viên để cùng thống nhất nhân rộng trong toàn tỉnh.

Có thể nói, múa xòe đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong các lễ hội của người Thái. Xòe đã góp phần nuôi dưỡng và chắp cánh những tâm hồn, làm cho con người gần gũi, gắn bó chan hoà với nhau hơn, thêm tin yêu vào cuộc sống và quê hương đất nước. Việc nhân rộng điệu múa xòe góp phần bảo tồn và nâng tầm các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của người dân Tây Bắc, là trải nghiệm độc đáo cho du khách khi đến với mảnh đất Điện Biên huyền thoại. Bởi vậy, việc tỉnh tiếp tục mở lớp tập huấn nâng cao về múa xòe Thái về cả nội dung và quy mô qua các năm là việc làm cần thiết để nghệ thuật múa xòe Thái mãi là niềm tự hào của dân tộc Thái nói riêng và những người yêu thích xòe Thái nói chung.

Diệu Thu

Diệu Thu

Bài viết cùng chủ đề

Review du lịch Điện Biên

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Việt Nam là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển Thương hiệu quốc gia

Việt Nam là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển Thương hiệu quốc gia

Vị thế của Thương hiệu quốc gia Việt Nam gia tăng mạnh mẽ qua các năm. Theo Brand Finance (tổ chức định giá Thương hiệu quốc gia có trụ sở tại Anh), Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển Thương hiệu quốc gia và là Thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới giai đoạn 5 năm từ 2019 - 2023 là 102%.
Tinh hoa Phở Việt – Di sản trong kỷ nguyên số

Tinh hoa Phở Việt – Di sản trong kỷ nguyên số

Món phở – linh hồn của văn hóa và ẩm thực Việt lại một lần nữa được giới thiệu tới công chúng thông qua Festival Phở 2025 diễn ra tại Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội).
Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam được xếp hạng 32 thế giới

Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam được xếp hạng 32 thế giới

Sáng 16/4, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức Lễ khai mạc Tuần lễ Thương hiệu quốc gia và Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2025 với chủ đề: "Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Bứt phá từ đổi mới, sáng tạo".
Về Yên Định xem lễ hội di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Về Yên Định xem lễ hội di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sáng 12/4, tại xã Yên Thọ, UBND huyện Yên Định (Thanh Hóa) đã tổ chức Lễ hội Đền Đồng Cổ - Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia. Đây là năm đầu tiên lễ hội được tổ chức với quy mô, hình thức của lễ hội di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia sau khi được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận năm 2024.
Lễ hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sáng 12/4, tại di tích miếu Diều, huyện Đan Phượng (Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội cho “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội”.
Đề nghị giữ nguyên tên gọi di sản để không làm thay đổi giá trị của di sản

Đề nghị giữ nguyên tên gọi di sản để không làm thay đổi giá trị của di sản

Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, điều chỉnh và thực hiện xác định đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp có di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới; di tích quốc gia đặc biệt…
Tập đoàn TH cam kết ra sao về trung hòa carbon và Net Zero?

Tập đoàn TH cam kết ra sao về trung hòa carbon và Net Zero?

Tại lễ nhận Chứng nhận Trung hòa carbon ngày 4.4.2025, đại diện TH cho biết cam kết duy trì trạng thái Trung hòa carbon tại hai đơn vị thành viên là Công ty CP Sữa TH và Công ty TNHH Nước tinh khiết Núi Tiên theo tiêu chuẩn PAS 2060: 2014 đến 31/12/2028, và sau đó là trung hòa theo tiêu chuẩn ISO 14068.
Tham vấn ý kiến chuyên gia về “Trang phục và cổ phục thời Đinh”

Tham vấn ý kiến chuyên gia về “Trang phục và cổ phục thời Đinh”

Mới đây, tại không gian trung tâm của Lễ hội Hoa Lư, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp với Công ty BHD tổ chức Hội thảo khoa học, triển lãm “Trang phục và Cổ phục thời Đinh” và giới thiệu dự án phim “Hộ Linh tráng sĩ - Bí ẩn mộ Vua Đinh”. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa của Lễ hội Hoa Lư năm 2025.
Gìn giữ và phát huy giá trị cốt lõi của Tín ngưỡng thờ Mẫu

Gìn giữ và phát huy giá trị cốt lõi của Tín ngưỡng thờ Mẫu

Để bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị cốt lõi của Tín ngưỡng thờ Mẫu, hằng năm, Lễ hội phủ Dầy thường xuyên tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát chầu văn tại phủ Tiên Hương và phủ Vân Cát với hàng trăm cung văn, nhạc công tham gia.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động