Công bố nhãn hiệu chứng nhận 'Dâu tây Đà Lạt' và 'Hồng Đà Lạt' Dâu tây Sơn La: Lan tỏa thương hiệu Lâm Đồng: Phát hiện hơn 300 kg dâu tây "lạ" tuồn vào Đà Lạt |
Loại dâu siêu Vip có giá gần 1 triệu đồng/kg |
Dâu tây Hana giá cao vẫn đắt khách
Những ngày gần đây, dâu tây Hana - giống dâu tây xuất xứ từ Nhật Bản được đem về Sơn La trồng cách đây hơn chục năm - bắt đầu vào vụ thu hoạch. Dâu chín đỏ, căng mọng từ trên những rẻo núi cao theo xe xuống phố và “nhuộm đỏ” chợ mạng.
Giá loại trái cây này ở mức khá cao, dao động từ 350.000-500.000 đồng/kg tuỳ loại. Riêng loại dâu siêu Vip, quả to như rẻ quạt, dù được rao bán với giá gần 1 triệu đồng/kg nhưng vẫn đắt khách mua. Tuy nhiên, dâu là loại quả rất khó vận chuyển và bảo quản nên phần lớn đầu mối buôn bán gom đơn khách đặt trước rồi nhập hàng sau. Rất ít nơi có sẵn hàng.
Chị Đào Thị Thanh Nhàn, chủ cửa hàng trái cây ở Trường Chinh (Đống Đa, Hà Nội), bán dâu hana được 4 năm. Dâu đang chín bói, chị bắt đầu nhập hàng về bán.
Giá dây tây phụ thuộc vào size quả, quả càng to giá càng đắt. Dâu nhỡ giá 350.000 đồng/kg, dâu to 500.000 đồng/kg (22-26 quả/hộp 0,5kg). Với loại hàng Vip, giá lên tới 600.000 đồng/kg (size 12-15 quả/hộp 0,5kg).
Riêng hàng siêu Vip 5-6 quả/hộp chị ít nhập vì chúng vừa hiếm, vừa kén khách; giá cũng lên tới cả triệu đồng/kg.
Tại cửa hàng của chị Nhàn, số lượng dâu tây về mỗi lần tuỳ thuộc khách đặt. Hôm qua gom dâu để sáng mai hàng về, chị chốt được gần 50 đơn hàng. Hầu hết khách đặt 1-3 hộp, vài khách đặt 5-7 hộp. Tổng số dâu tây lên tới gần 130 hộp (65kg).
Dâu tây được trồng theo tiêu chuẩn VietGap với 100% là giống Nhật Hana |
Chị Trương Thị Cẩm Hương, chủ cửa hàng trái cây ở Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân, Hà Nội), cho hay, dâu đầu mùa giá tuy cao nhưng vẫn đắt khách. Một tuần chị chỉ về 2 chuyến, nhưng khi vào mùa thì dâu về liên tục, khoảng 3-4 chuyến/tuần.
Ngoài loại dâu size to giá 500.000 đồng/kg, chị còn loại dâu siêu Vip giá 990.000 đồng/kg.
“Trước kia dâu hana khá hiếm, nhưng 2-3 năm trở lại đây các nhà vườn trên Sơn La tăng diện tích trồng, nguồn cung ngày càng dồi dào”, chị nói. Bởi vậy, nhập dâu tây giờ dễ hơn trước. Chị chỉ cần báo lên vườn, họ sẽ hái và đóng hộp chuyển đủ xuống Hà Nội.
Nhà vườn lãi tiền tỷ
Ông Nguyễn Thạch Tùng Linh - Giám đốc một doanh nghiệp nông nghiệp Mộc Châu (Sơn La) - thừa nhận, dâu tây Hana giờ được bà con nông dân trồng rất nhiều. Doanh nghiệp của ông năm ngoái chỉ liên kết trồng 2ha dâu tây, năm nay tăng lên 5ha.
Dâu tây Hana đang vào đầu vụ thu hoạch, một ngày chỉ thu hái được vài chục cân. Ông bán tại vườn cho khách du lịch với giá 350.000-400.000 đồng/kg.
Khoảng 20 ngày nữa dâu chín rộ, có thể cho thu hái cả tấn mỗi ngày. Khi đó, dâu sẽ được bán sỉ cho đầu mối ở các thành phố lớn.
Theo ông Linh, dâu tây là loại cây trồng rất khó chăm sóc, chi phí nhân công thu hái cũng cao. Song đổi lại, loại quả này có giá tương đối đắt đỏ nên doanh thu đạt hơn 1 tỷ đồng/ha.
“Trừ đi các loại chi phí, 1ha dâu tây lãi 400 triệu đồng, tương đối cao so với các loại cây ăn trái khác”, ông nhận xét.
Ông Nguyễn Văn Nam, Giám đốc HTX dâu tây Xuân Quý ở Mai Sơn (Sơn La), thông tin, giá bán dâu sỉ dao động từ 200.000-270.000 đồng/kg. Tuy nhiên, một ngày HTX của ông chỉ thu hái được 4-5 tạ do dâu mới chớm vụ thu hoạch. Chính vụ, mỗi ngày hái được trên dưới 20 tấn.
HTX của ông có 11 thành viên chính thức, 7 thành viên liên kết, tổng diện tích dâu 30ha. Năm ngoái, trung bình 1ha dâu tây hana cho sản lượng 12-15 tấn, doanh thu đạt 1,1-1,2 tỷ đồng. Trừ chi phí, nhà vườn lãi 350-450 triệu đồng/ha.
“Nhà tôi trồng dâu tây hana từ năm 2016. Song 2-3 năm gần đây mới mở rộng diện tích trồng và cho thu lãi tiền tỷ mỗi năm”, ông Nam tiết lộ. Năm nay, chi phí sản xuất đội lên khoảng 30% so với năm ngoái, nhưng với 5ha dâu tây hiện có, ông dự tính đút két 2 tỷ đồng tiền lãi.
Thành viên HTX Tân Thảo thu hái dâu tây |
Anh Nguyễn Văn Nam, tiểu khu Tân Thảo, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cho biết, toàn bộ diện tích vườn dâu tây của anh rộng 1,5 ha được trồng theo hướng VietGAP, nên chất lượng quả luôn đảm bảo ngon, sạch. Với đặc điểm quả đỏ, mọng, thơm ngon, giống dâu tây Hana của gia đình anh được nhiều khách hàng ưa chuộng và đánh giá cao.
Hằng năm cứ đến vụ thu hoạch quả, được đông đảo khách hàng và tiểu thương từ các tỉnh dưới xuôi đến tận vườn thu mua. Cùng với đó, sản phẩm dâu tây của anh được các cửa hàng thực phẩm sách, siêu thị ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải phòng, Quảng Ninh… ký hợp đồng bao tiêu.
Anh Nam, cho biết: “Tôi trồng dâu tây không dùng chất bảo quản và hóa học, trồng theo hướng VietGAP nên chất lượng quả luôn đảm bảo, dâu tây thu hoạch đến đâu là bán hết đến đó. Mỗi năm gia đình tôi thu được hơn 20 tấn quả, với giá bán từ 160 – 260 nghìn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, một năm lãi hơn hơn 1 tỉ đồng từ dâu tây”.
Thời gian tới, anh Nam sẽ mở rộng thêm diện tích trồng dâu tây và đầu tư thêm các thiết bị máy móc để sơ chế, tạo ra các sản phẩm mới từ dâu tây.
Công bố nhãn hiệu chứng nhận 'Dâu tây Đà Lạt' và 'Hồng Đà Lạt' |
Dâu tây Sơn La: Lan tỏa thương hiệu |
Lâm Đồng: Dâu tây Trung Quốc "tuồn" vào Đà Lạt qua Cảng hàng không Liên Khương |