Bộ trưởng Trần Hồng Hà giải trình về những tồn tại trong công tác quản lý đất đai Chưa đưa đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp vào sử dụng gây lãng phí nguồn lực đất đai |
![]() |
Đại biểu Trần Thị Hoa Ry - Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu |
Góp ý về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021, đại biểu Trần Thị Hoa Ry - Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu cho rằng, cần xem xét việc quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường; xem xét việc thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nhằm thực hiện tốt hơn các Chương trình Mục tiêu Quốc gia.
Theo báo cáo của Chính phủ, hiện nay có khoảng 9 triệu hecta đất có nguồn gốc nông, lâm trường do các tổ chức công ty, ban quản lý hộ gia đình quản lý, trong đó có khoảng 10% là do UBND xã, hộ gia đình quản lý và khoảng 90% đất do tổ chức công ty quản lý còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả. Nhiều công ty thua lỗ, hiệu quả sử dụng không cao nhưng vẫn giữ đất, chưa đề xuất phương án giải thể.
Đại biểu Trần Thị Hoa Ry cho rằng, vấn đề đặt ra là một số công ty nông, lâm nghiệp giữ diện tích đất quá lớn, hàng chục ngàn héc-ta mà nhân lực thì quá mỏng. Việc quản lý, sử dụng không hiệu quả, lãng phí nhưng kiến nghị đến nay vẫn chưa được xem xét, giải quyết đến nơi đến chốn.
Trong khi việc quản lý sử dụng đất, nguồn gốc từ nông, lâm trường còn bất cập thì rất là nhiều hộ gia đình, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số đang trong tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất hoặc có đi chăng nữa còn đang ở vị trí khó khăn, đất dốc, đất bạc màu và thiếu nước sản xuất.
Đồng bào dân tộc thiểu số phần lớn ở miền núi, vùng nông thôn sinh kế gắn liền với các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp. Do đó, việc sản xuất có vai trò đặc biệt rất quan trọng. Vì vậy, thiếu đất sản xuất cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến nhiều hộ đồng bào rất khó khăn trong thời gian qua.
Theo đại biểu Trần Thị Hoa Ry, nếu được quan tâm giải quyết vẫn đề trên thì cũng là một trong những nội dung sẽ góp phần rất quan trọng trong việc thực hiện có hiệu quả đối với các Chương trình Mục tiêu Quốc gia.
![]() |
đại biểu Phạm Đình Thanh - Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum |
Liên quan đến nội dung quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường, phát biểu ý kiến trước đó, đại biểu Phạm Đình Thanh - Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum đã kiến nghị một số như sau:
Một là, đối với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần tăng cường giám sát việc quản lý, sử dụng đất tại các nông, lâm trường, các công ty, ban quản lý rừng, đặc biệt là giám sát được thực hiện Nghị quyết số 112 của Quốc hội khóa XIII về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, nông trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, lâm nghiệp, Ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng.
Quốc hội, Chính phủ cũng cần xem xét có cơ chế đặc thù riêng quy định về trình tự, thủ tục thực hiện các dự án trồng rừng và chăm sóc cho cây rừng.
Hai là, đối với Chính phủ và các bộ, ngành liên quan, đại biểu Phạm Đình Thanh đề nghị sớm xem xét, ban hành quy định về việc tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho các công ty lâm nghiệp để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ diện tích rừng tự nhiên tính từ thời điểm các chính sách hỗ trợ theo Quyết định 2242 của Thủ tướng Chính phủ hết hiệu lực thi hành vào năm 2020.
Ba là, bổ sung quy định về cho đội ngũ viên chức, người lao động chuyên trách bảo vệ rừng được hưởng các chế độ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức ngành kiểm lâm và cung cấp theo quy định về danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm./.
![]() |
![]() |
![]() |