Quả lê có tên tiếng Anh là Pears, ở Đức người ta hay gọi loại quả này là Per Per. Tại Châu Á, quả lê còn có nhiều tên gọi khác đó là khoái quả, mật văn, ngọc nhũ,... hay như Việt Nam chúng ta cũng quen gọi quả lê là mắc cọp.
Ban đầu quả lê được tìm thấy ở Châu Âu, thuộc họ pyrus caucasica và pyraster. Tổ tiên của chúng có từ thời xa xưa do người La Mã trồng trọt và theo thời gian, quả lê được con người nhân giống tại hầu hết các lụa địa trên thế giới.
Thời gian ra quả thường là từ tháng 8 đến tháng 10 tùy giống. Đặc điểm nhận dạng chung của quả lê là có hình thon dài, phình ra ở phần bụng dưới và thuôn dần về phía cuống, cũng có loại thì hình tròn.
Vỏ lê dày và thường có màu xanh nhạt, nâu, vàng, vàng đỏ nhưng thường gặp nhất là loại lê vỏ vàng là giống lê Nam Phi. Sờ vào vỏ sẽ có cảm giác sần sùi, hơi ráp và có các chấm nhỏ li ti màu nâu nhạt. Thịt quả lê có màu trắng hoặc hơi vàng, rất dày, vị ngọt mát và nhiều nước, khi cắn sẽ thấy giòn sần sật.
Những lợi ích của quả lê đối với sức khỏe
Ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm: Hoạt chất chứa trong quả lê giúp giảm thiểu tình trạng đau, chống viêm do bệnh viêm khớp gây nên;
Bổ sung chất xơ, cải thiện hệ tiêu hóa: Chất xơ rất tốt cho quá trình tiêu hóa thức ăn nên những ai bị tiêu chảy, táo bón, thiếu nước có thể đưa quả lê vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày;
Tăng cường sức đề kháng: Các vitamin (B2, B3, B6, C và K), các khoáng chất (magie, canxi, mangan, đồng, folate) chứa trong quả lê có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể;
Giảm hàm lượng cholesterol trong máu nhờ hoạt động của chất xơ và Pectin chứa trong lê;
Hạn chế nguy cơ mắc tiểu đường type 2: Chất anthocyanin được tìm thấy nhiều trong quả lê có tác dụng kiểm soát hàm lượng đường huyết nên rất có lợi cho những bệnh nhân đang mắc bệnh tiểu đường type 2;
Chống lại hoạt động của các gốc tự do: Trong quả lê chứa rất nhiều vitamin C, K, khoáng chất đồng giúp bảo vệ cơ thể trước sự tàn phá của các gốc tự do;
Giảm cân: Hàm lượng calo trong quả lê khá thấp, kết hợp với lượng chất xơ dồi dào giúp no lâu rất thích hợp cho những ai đang có kế hoạch giảm cân;
Bảo vệ sức khỏe hệ tim mạch: Các chất chống oxy hóa do quả lê tiết ra có công dụng hạn chế tình trạng xơ vữa mạch máu và hiện tượng tập kết tiểu cầu hình thành các cục máu đông trong lòng mạch. Do đó ăn lê sẽ giúp hạn chế nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim và các bệnh lý về tim mạch khác;
Phòng ngừa ung thư: Nhờ khả năng kết dính của chất xơ chứa trong quả lê với các axit mật thứ cấp mà chúng ta có thể phòng ngừa rủi ro mắc ung thư ruột già hoặc các vấn đề khác tại ruột;
Giảm nguy cơ loãng xương: Các khoáng chất vi lượng và đặc biệt là boron trong quả lê giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ canxi nên rất có lợi cho sự phát triển của hệ xương. Nếu cơ thể bị thiếu hụt boron sẽ làm giảm khả năng hấp thu magie, photpho,... đây chính là một trong những nguyên nhân gây vôi hóa và loãng xương.
Bên cạnh những công dụng nêu trên, việc thường xuyên ăn lê còn giúp khắc phục tình trạng viêm lợi, sưng đau họng, mệt mỏi, tiểu vàng, mắt sưng đỏ và bệnh tăng huyết áp,...
Một số lưu ý khi ăn quả lê
Quả lê không dành cho những ai?
Mặc dù không thể phủ nhận hương vị thơm ngon, tính bổ dưỡng của quả lê nhưng những người đang gặp phải các vấn đề sức khỏe sau thì không nên ăn loại quả này:
Bệnh nhân đang bị cảm mạo, nhiễm lạnh, rối loạn tiêu hóa, lạnh bụng thì không nên ăn lê. Lý do là vì lê có tính hàn, nếu ăn lê trong những trường hợp này sẽ càng làm nghiêm trọng thêm triệu chứng của bệnh;
Phụ nữ sau sinh, người có tỳ vị hư hàn, trẻ em dưới 6 tháng tuổi, người đang bị thương ngoài da cũng không phù hợp để ăn lê vì sẽ ảnh hưởng tới tỳ vị.
Quả lê không nên dùng chung với thực phẩm gì?
Nếu kết hợp quả lê với những món ăn khác có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm, trong đó có ngộ độc. Dưới đây là những loại thực phẩm không nên được dùng cùng lúc với quả lê:
Thịt ngỗng: Trong thịt ngỗng chứa một hàm lượng protein và chất béo cao, lê lại là trái cây tính hàn nếu kết hợp với nhau sẽ khiến cho thận bị hoạt động quá tải;
Củ cải: Axit cyanogen lưu huỳnh có trong củ cải khi kết hợp cùng ceton đồng chứa trong quả lê sẽ gây bướu cổ và làm suy tuyến giáp trạng ở người bệnh;
Rau dền: Khi ăn rau dền cùng quả lê có thể khiến bệnh nhân gia tăng các triệu chứng như buồn nôn và rối loạn tiêu hóa;
Nước nóng: Quả lê tính hàn dùng chung với nước nóng sẽ gây xung đột trong đường tiêu hóa, dễ dẫn tới tả.