Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp, cách nào gỡ khó? Giá sầu riêng tăng mạnh nhưng đầu ra còn nhiều điều đáng lo Sầu riêng mất "ngôi vương" xuất khẩu, đâu là nguyên nhân? |
![]() |
Những ngày gần đây, giá sầu riêng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giảm mạnh. Ảnh Báo Ấp Bắc |
Gia đình chị Nguyễn Thị Mỹ Linh (xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) trồng hơn 1 ha sầu riêng Thái và Ri 6. Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, gia đình chị đã thu hoạch 3 lần. Đợt rằm tháng Giêng, gia đình chị bán sầu riêng với giá 45.000 đồng/kg; cách nay 20 ngày, chị bán với giá 80.000 đồng/kg. Với giá này, gia đình chị có lãi rất ít.
Anh Huỳnh Thanh Nhã, một thương lái thu mua sầu riêng tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện giá sầu riêng đang giảm mạnh. Theo đó, sầu riêng Ri 6 mua tại vườn hiện có giá từ 35.000 - 40.000 đồng/kg, sầu riêng Monthong (Thái) có giá từ 60.000 - 65.000 đồng/kg. Hiện nay, nhiều vựa ngừng thu mua, chỉ còn vài kho thu sầu riêng Thái.
Riêng sầu riêng Ri 6 còn tiêu thụ tại các chợ được nên tình hình tiêu thụ tương đối ổn hơn hàng Thái. Anh Nhã cho biết thêm: “Hiện giá sầu riêng giảm từ 30.000 - 40.000 đồng/kg so với tháng trước. Tháng trước, sầu riêng Thái loại A đóng hàng tại kho có giá 120.000 - 125.000 đồng/kg, Ri 6 loại A có giá từ 80.000 - 85.000 đồng/kg. Hàng loại A có giá cao hơn loại B trung bình 20.000 đồng/kg. Hiện tại, nguồn cung sầu riêng trên địa bàn không nhiều. Sầu riêng ở tỉnh Đồng Tháp.
Theo một doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng tại huyện Cai Lậy, tình hình xuất khẩu sầu riêng đang rất khó khăn. Trước đây, doanh nghiệp chủ yếu thu mua và xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, trước những khó khăn trong xuất khẩu mà nguyên nhân chính là phía Trung Quốc siết chặt kiểm tra chất Cadimi nên doanh nghiệp đã tạm ngừng xuất sầu riêng sang thị trường này.
Hiện nguồn cung tại Tiền Giang không nhiều, việc thu gom hàng rất khó khăn. Chưa kể, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro nếu lô hàng bị nhiễm Cadimi. Do đó, thời gian gần đây, công ty đã chuyển hướng xuất khẩu sầu riêng sang thị trường khác.
![]() |
Xuất khẩu sầu riêng tụt hạng. |
Trước đó, theo số liệu hải quan công bố cho thấy, hai tháng đầu năm 2025, giá trị xuất khẩu loại quả này chỉ đạt gần 52,7 triệu USD, giảm tới 69% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, kim ngạch từ thị trường lớn nhất là Trung Quốc giảm đến 83%, chỉ còn 27 triệu USD, kéo sầu riêng tụt xuống vị trí thứ ba sau thanh long và chuối.
Trong bức tranh ảm đạm đó, một số điểm sáng vẫn xuất hiện. Xuất khẩu sản phẩm này sang Hong Kong và Đài Loan tăng vọt, lần lượt gấp 31 lần và 74 lần, đạt 3,7 và 1,34 triệu USD. Đây là hai thị trường lớn thứ ba và tư sau Trung Quốc và Thái Lan. Mỹ cũng ghi nhận mức tăng nhẹ, đạt gần 1,2 triệu USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ, giữ vị trí thứ năm trong danh sách các thị trường nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam.
So với các loại khác, trái cây này đang bị bỏ lại phía sau. Trong khi sầu riêng đạt kim ngạch 52,7 triệu USD, thanh long vươn lên dẫn đầu với 93,8 triệu USD, chuối xếp thứ hai với 71,6 triệu USD.
Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nguyên nhân chính khiến trái cây này giảm mạnh là do các quy định kiểm soát chặt chẽ từ Trung Quốc và các thị trường xuất khẩu khác. Trung Quốc siết kiểm tra hàm lượng hợp chất vàng O - chất có nguy cơ gây ung thư - khiến nhiều lô hàng bị ách tắc, buộc doanh nghiệp bán lại nội địa với giá thấp.
Mỹ cũng tăng cường kiểm soát, cấm 7 loại hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật và yêu cầu mã số vùng trồng, mã số đóng gói do Bộ Nông nghiệp Mỹ cấp. Châu Âu nâng tỷ lệ kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật từ 10% lên 20%, gây thêm áp lực cho xuất khẩu trái cây Việt Nam.
Thị trường sầu riêng đang phân hóa mạnh. Các vườn canh tác bài bản, đạt chuẩn an toàn thực phẩm có thể bán với giá cao, trong khi vườn nhỏ lẻ làm theo kinh nghiệm chỉ bán được giá rất thấp. Dù các vựa thu mua đang báo giá khá tốt, nhưng tỷ lệ hàng đạt chuẩn để hưởng mức giá này lại rất ít.
![]() |
![]() |
![]() |