TT lúa gạo Châu Á: Gạo Việt Nam vững giá Giá gạo xuất khẩu châu Á giảm nhẹ TT lúa gạo Châu Á: Giá gạo Châu Á cao kỷ lục |
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tăng |
Cụ thể, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã tăng từ 500 - 510 USD/tấn của tuần trước lên 510 - 515 USD/tấn hôm thứ Năm (18/3). Điều này khiến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đắt ngang giá gạo Thái Lan, đang được giao dịch ở mức 505 - 513 USD/tấn trong tuần qua.
Giá gạo tăng do nhu cầu lớn hơn từ những người mua nước ngoài gồm Philippines, Bangladesh và Indonesia, những người đang tìm cách mua gạo từ vụ đông - xuân, mùa vụ cho chất lượng gạo tốt nhất trong năm, theo một thương lái có trụ sở tại TP. HCM.
Tính chung trong 2 tháng đầu năm 2021, Philippines vẫn đứng đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 39% trong tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước và chiếm 38,3% trong tổng kim ngạch, đạt trên 255.874 tấn, tương đương 137,63 triệu USD, giá trung bình 537,9 USD/tấn, giảm 28,3% về lượng, giảm 11% về kim ngạch nhưng tăng 24% về giá so với cùng kỳ năm 2020. |
Tại buổi gặp mặt ngày 17/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói với Đại sứ Philippines Meynardo Los Banos Montealegre rằng Việt Nam cam kết đảm bảo cung cấp gạo lâu dài và bền vững cho Philippines.
Cho rằng vấn đề an ninh lương thực rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19, Thủ tướng mong muốn có hiệp định nhà nước về vấn đề lương thực. Philippines là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.
Trong khi đó, Bangladesh đã công bố một phiên đấu thầu quốc tế khác để mua 50.000 tấn gạo, ngoài việc mua theo các thỏa thuận nhà nước với Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam. Cùng với đó, các công ty tư nhân Bangladesh cũng được phép nhập khẩu 1 triệu tấn gạo.
Bangladesh, trước đây là nhà sản xuất gạo lớn thứ ba thế giới, đã chuyển sang nhập khẩu loại lương thực thiết yếu này sau khi lũ lụt lặp đi lặp lại làm hư hại mùa màng và khiến nguồn dự trữ cạn kiệt.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Philippines Meynardo Los Banos Montealegre. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm đã giảm còn 505 - 513 USD/tấn trong tuần này, từ mức 505 - 515 USD của tuần trước.
Các thương nhân có trụ sở tại Bangkok (Thái Lan) cho biết thị trường trầm lắng và giá tiếp tục giảm phần lớn là do tỷ giá hối đoái. Đồng baht của Thái Lan đã suy yếu so với USD.
Giá gạo đồ 5% tấm của nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, Ấn Độ, cũng tăng từ 395 - 401 USD/tấn của tuần trước lên 398 - 403 USD/tấn trong tuần này, nhờ nhu cầu ổn định và đồng rupee tăng giá.
"Nhu cầu đối với gạo Ấn Độ luôn ở mức cao, nhưng một số người mua đã không tiến hành giao dịch do tắc nghẽn tại các cảng. Khi tắc nghẽn giảm, ho cũng bắt đầu mua vào", một nhà xuất khẩu có trụ sở tại miền Nam bang Andhra Pradesh (Ấn Độ), cho biết.
Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo (gạo non-basmati Ấn Độ), cùng với sự hỗ trợ của Cơ quan phát triển xuất khẩu nông sản và thực phẩm chế biến (APEDA) đã xuất khẩu trên 2.000 tấn gạo từ cảng nước sâu Kakinada sang Tây Phi kể từ giữa tháng 2, theo thehindu.com.
Hôm 12/2, Chủ tịch Cơ quan Phát triển Xuất khẩu Sản phẩm Nông nghiệp và Thực phẩm Chế biến (APEDA) của Ấn Độ Tiến sĩ M. Angamuthu cho biết lô hàng gạo đầu tiên từ cảng nước sâu Kakinada đã khởi hành vì cảng neo đậu Kakinada đã hết công xuất xử lý xuất khẩu gạo.
"Hôm thứ Sáu (12/2), chuyến hàng đầu tiên gồm 32.250 tấn gạo tấm đã khởi hành từ Cảng Biển sâu Kakinada đến Senegal ở Tây Phi. Việc xuất khẩu gạo từ cảng biển nước sâu là giấc mơ đã thành hiện thực với sự hỗ trợ của chính quyền bang Andhra Pradesh", Tiến sĩ M. Angamuthu nói.
Trước đó, ông M.Angamuthu cho biết xuất khẩu gạo cảng nước sâu Kakinada do công ty Cảng biển Kakinada vận hành đã giải quyết được tình trạng chậm chạp trong việc thông tuyến tàu thuyền tại cảng neo đậu Kakinada do chính phủ điều hành.