Tăng cường hơn nữa tính chuyên nghiệp trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội

Theo Chương trình Phiên họp Chuyên đề Pháp luật, sáng 17/8, UBTVQH cho ý kiến về dự thảo Nội quy Kỳ họp Quốc hội (sửa đổi). Tán thành với sự cần thiết sửa đổi toàn diện Nội quy Kỳ họp Quốc hội năm 2015, các vị nguyên lãnh đạo Quốc hội, ủy viên UBTVQH, các chuyên gia cho rằng, để thực hiện hiệu quả hơn nữa vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của Quốc hội, Nội quy Kỳ họp sửa đổi phải đáp ứng sự thay đổi mạnh mẽ, liên tục của Quốc hội đồng thời tăng cường hơn nữa tính chuyên nghiệp trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội.
Dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi): Cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hơn Tiếp tục nâng cao chất lượng, khẳng định hiệu quả hoạt động Quốc hội Dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy Kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra
Toàn cảnh Tọa đàm Góp ý Dự thảo Nội quy Kỳ họp Quốc hội (sửa đổi)
Toàn cảnh Tọa đàm Góp ý Dự thảo Nội quy Kỳ họp Quốc hội (sửa đổi)

Thể hiện đầy đủ nhất bản chất dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội

Tại Tọa đàm “Góp ý Dự thảo Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi)” do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc UBTVQH phối hợp với Văn phòng Quốc hội tổ chức nhằm, nguyên lãnh đạo Quốc hội, Ủy viên UBTVQH và các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia đều cho rằng, sau gần 07 năm thi hành, Nội quy Kỳ họp Quốc hội đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, cần được sửa đổi, bổ sung. Theo đó, việc sửa đổi, bổ sung Nội quy năm 2015 phải hoàn thiện các quy định liên quan đến Kỳ họp Quốc hội theo hướng quy định cụ thể những quy trình, thủ tục tại Kỳ họp chưa được quy định tại các luật chuyên ngành; những quy trình, thủ tục về các vấn đề cụ thể đã được quy định tại các luật chuyên ngành thì chỉ dẫn chiếu tại dự thảo Nghị quyết để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật….

Theo TS.Bùi Ngọc Thanh, Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, trong điều kiện tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin, Quốc hội hoàn toàn có thể tổ chức kỳ họp, phiên họp trực tuyến hoặc trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Do đó, phải nghiên cứu sửa đổi Nội quy kỳ họp cho tương thích với hoàn cảnh mới.

TS.Bùi Ngọc Thanh, Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
TS.Bùi Ngọc Thanh, Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Đồng tình với nhiều nội dung sửa đổi tại dự thảo, PGS.TS Đặng Văn Thanh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách nhấn mạnh, việc sửa đổi và bổ sung cần thống nhất về nhận thức “Kỳ họp Quốc hội là hình thức hoạt động chủ yếu của Quốc hội. Kỳ họp Quốc hội là sự tập trung và thể hiện rõ nét nhất quyền lực tối cao của Quốc hội. Kỳ họp Quốc hội là nơi thể hiện đầy đủ nhất bản chất dân chủ trong tổ chức và hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước và là cơ quan đại diện dân cử cao nhất..…”.

Đồng tình với quan điểm này, các đại biểu cũng cho rằng, Quốc hội là cơ quan hoạt động tập thể, các đại biểu Quốc hội có địa vị pháp lý như nhau, ngang quyền trong thảo luận, bàn bạc, biểu quyết và quyết định; Quốc hội chỉ biểu quyết để quyết định ban hành nghị quyết sau khi đã thảo luận, tranh luận; Quốc hội biểu quyết theo đa số và tỷ lệ biểu quyết được thông qua tùy theo vấn đề biểu quyết;…

Ở khía cạnh khác, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ Nguyễn Thành Nam khẳng định, Kỳ họp Quốc hội là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Quốc hội. Quốc hội chỉ thực hiện được đầy đủ các chức năng lập hiến, lập pháp, thảo luận dân chủ và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước tại Kỳ họp. Do đó, hiệu quả của kỳ họp là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động của Quốc hội; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả Kỳ họp là nhất tố quan trọng đóng góp vào quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Trao quyền điều hành linh hoạt cho Chủ tọa phiên họp

Liên quan đến về việc trình bày Tờ trình, báo cáo tại phiên họp toàn thể của Quốc hội, các chuyên gia đều thống nhất cho rằng có thể giảm bớt thời gian nhưng phải giữ thủ tục này. Theo các chuyên gia, để có thể hình thành chính kiến và bày tỏ chính kiến, quyết định của mình đối với các đề án, dự án báo cáo trình Quốc hội, các đại biểu Quốc hội cần nghe các thông tin và quan điểm từ nhiều phía, ít nhất là từ phía cơ quan trình và cơ quan thẩm tra.

“Đây chính là tính chất căn bản của cơ quan dân cử, cơ quan nghị viện. Đối với các báo cáo hay dự án mang tính đặc thù, có tính chuyên môn cao như báo cáo tài chính nhà nước, ngân sách nhà nước, ngoài việc nghe thông tin, đánh giá, quan điểm từ phía cơ quan trình, cơ quan thẩm tra, đại biểu Quốc hội cần được nghe ý kiến đánh giá của cơ quan chuyên môn độc lập. Vì vậy, cần giữ thủ tục đọc này nhưng yêu cầu tờ trình, báo cáo phải ngắn gọn, cô đọng, thể hiện chính kiến, quan điểm của cơ quan trình, cơ quan thẩm tra về những vấn đề chung và những vấn đề cụ thể”, PGS.TS. Đặng Văn Thanh nêu quan điểm.

Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển
Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển

Tại Tọa đàm, các chuyên gia cũng nhất trí cao về việc cần trao quyền điều hành linh hoạt cho Chủ tọa phiên họp. Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, để điều hành một phiên họp sôi động, có sức sống thì chủ tọa điều hành phải có quyền điều hành linh hoạt theo diễn biến thực tế của phiên họp thay vì theo trình tự lần lượt ai đăng ký trước phát biểu trước. “Sửa đổi nội quy, quy trình, cách thức làm việc là để xây dựng một nghị trường sôi động, hiệu quả, có sức sống chứ không phải là một nghị trường theo tuần tự, có trật tự”, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.

Chậm gửi tài liệu cần cơ chế đánh giá phù hợp

Góp ý cụ thể về quy định liên quan đến thời hạn gửi tài liệu kỳ họp, PGS.TS Đặng Văn Thanh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách cho rằng, quy định này quan trọng nhưng quan trọng hơn là cần có quy định để đảm bảo tài liệu gửi cho Quốc hội là cần thiết, với thông tin có ích, dễ tìm hiểu. Thời gian cần quy định vừa đủ đối với từng loại tài liệu để các đại biểu tự nghiên cứu, tham khảo, lấy ý kiến chuyên gia, cử tri, tìm kiếm thông tin phản biện và hình thành ý kiến về nội dung được trình tại Kỳ họp.

Theo TS.Bùi Ngọc Thanh, Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội kiến nghị, UBTVQH cần thống nhất tương đối thòi gian bắt đầu phiên họp hàng tháng. Đồng thời, phải rành mạch quy trình xử lý từng nội dung mà UBTVQH phải tiến hành tại các phiên họp để quy định các mốc thời gian cho hợp lý.

Phân tích dưới góc độ khác, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, chậm trễ gửi tài liệu kỳ họp Quốc hội đúng là “căn bệnh kinh niên” kéo dài từ nhiều khóa Quốc hội. Tuy nhiên, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nếu quy định cứng quá thì không hợp lý bởi trên thực tế có những vấn đề khách quan, phát sinh. Do đó, cần linh hoạt, việc đánh giá trách nhiệm chậm trễ gửi tài liệu của cơ quan trình cần phù hợp với bối cảnh cụ thể.

Đồng tình với quan điểm này, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, với thực tế biến động như hiện nay đặc biệt khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nếu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội cứ căn cứ theo nội quy, không trình hồ sơ đúng thời hạn là loại khỏi chương trình nghị sự thì không thể đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của cuộc sống.

Từ thực tiễn hoạt động của Quốc hội trong năm đầu của nhiệm kỳ Khóa XV, các đại biểu đều thống nhất cho rằng, phải sử dụng hiệu quả các cơ chế khác để đánh giá trách nhiệm của các cơ quan chậm trễ gửi tài liệu.

PGS. TS Lê Minh Thông, Nguyên PCN Ủy ban Pháp luật của Quốc hội
PGS. TS Lê Minh Thông, Nguyên PCN Ủy ban Pháp luật của Quốc hội

Cũng tại tọa đàm, một số chuyên gia kiến nghị, theo kinh nghiệm quốc tế, nghị viện một số nước có luật riêng về trình tự, thủ tục làm việc ở nghị viện. Ở nước ta, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: “”Quốc hội ban hành luật để quy định về tổ chức và hoạt động của Quốc hội…” (khoản 1, Điều 15).

Trên thực tế, Luật Tổ chức Quốc hội chỉ tập trung quy định về tổ chức và một chương quy định về kỳ họp, chưa có sự quy định đầy đủ về trình tự, thủ tục làm việc của Quốc hội. Do đó, về lâu dài, có thể nghiên cứu ban hành Luật về trình tự, thủ tục tiến hành kỳ họp Quốc hội hoặc Luật về Nội quy kỳ họp Quốc hội.

Ngoài ra, các đại biểu cũng đề xuất nhiều giải pháp cụ thể để bảo đảm dân chủ trong hoạt động của Quốc hội, trọng tâm nhất là phát huy vai trò và trách nhiệm của ĐBQH; tiếp tục cải tiến cách thức điều hành, chuyển đổi mạnh mẽ từ cơ chế tham luận, thảo luận sang tranh luận; nâng cao tính chuyên nghiệp, pháp quyền qua việc quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể, tăng cường kỷ luật, kỷ cương kỳ họp Quốc hội;…

Nội quy Kỳ họp Quốc hội được ban hành năm 2015 trong bối cảnh vị trí, vai trò của Quốc hội ngày càng được củng cố, tổ chức và hoạt động từng bước đổi mới. Nội quy đã từng bước cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để Quốc hội triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo đúng quy trình, thủ tục.

Tuy nhiên, qua gần 07 năm thi hành, Nội quy đã bộc lộ những hạn chế, bất cập khi các luật có liên quan như Luật tổ chức Quốc hội, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân…, phương thức hoạt động của Quốc hội không ngừng được đổi mới, cải tiến để đáp ứng yêu cầu chuẩn bị từ sớm, từ xa, thích ứng linh hoạt trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ phù hợp với bối cảnh, tình hình mới.

Khẳng định Nội quy, quy trình, thủ tục là vấn đề hết sức quan trọng để vận hành thiết chế nghị viện, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, việc tổng kết, tiến hành sửa đổi Nội quy kỳ họp Quốc hội nhằm tạo hành lang pháp lý để tiếp tục “Đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, phát huy dân chủ, pháp quyền, tăng tính chuyên nghiệp trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội” như chủ trương đề ra trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng./.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động cao điểm toàn dân chống hàng giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động cao điểm toàn dân chống hàng giả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới. Chỉ thị nhấn mạnh việc huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đặc biệt lấy Nhân dân làm trung tâm, chủ thể trong cuộc chiến đẩy lùi tệ nạn buôn lậu, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Một đợt cao điểm toàn quốc sẽ diễn ra từ ngày 15/5 đến 15/6/2025.
Thủ tướng chỉ đạo tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại để ngăn chặn lừa đảo trực tuyến

Thủ tướng chỉ đạo tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại để ngăn chặn lừa đảo trực tuyến

Sáng 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06. Tại đây, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an triển khai chiến dịch tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại nhằm tăng cường quản lý nhà nước, phòng ngừa tội phạm lừa đảo trực tuyến.
Quốc hội thông qua loạt chính sách đặc biệt thúc đẩy kinh tế tư nhân

Quốc hội thông qua loạt chính sách đặc biệt thúc đẩy kinh tế tư nhân

Với 429/434 đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân.
Xóa bỏ thuế khoán: Bước đi tất yếu để minh bạch hóa hộ kinh doanh

Xóa bỏ thuế khoán: Bước đi tất yếu để minh bạch hóa hộ kinh doanh

Việc xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh là một chủ trương đúng đắn, được nêu rõ trong Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, các cơ quan chức năng cần có lộ trình triển khai hợp lý và hỗ trợ cụ thể, tránh gây khó khăn cho hộ kinh doanh trong quá trình chuyển đổi.
Đắk Lắk bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Công Thương

Đắk Lắk bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Công Thương

Sáng 16/5, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định điều động, bổ nhiệm ông Mai Mạnh Toàn, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk, giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Công Thương.
Kinh tế tư nhân chờ cú hích chính sách, ngân sách nhà nước vượt mốc dự toán

Kinh tế tư nhân chờ cú hích chính sách, ngân sách nhà nước vượt mốc dự toán

Sáng 16.5, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết liên quan đến cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng, thừa ủy quyền Thủ tướng, trình bày báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023 với kết quả thu vượt dự toán và nêu rõ các tồn tại cần khắc phục.
Việt Nam – Thái Lan nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam – Thái Lan nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hội đàm giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra ngày 16/5 đã mở ra chương mới trong quan hệ hai nước, khi Việt Nam và Thái Lan chính thức tuyên bố nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra thăm chính thức Việt Nam

Sáng 16/5, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón trọng thể Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Hoàng gia Thái Lan nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 Nội các chung Việt Nam - Thái Lan, diễn ra từ ngày 15 - 16/5.
Nghị quyết 68 chắp cánh thương hiệu Việt

Nghị quyết 68 chắp cánh thương hiệu Việt

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập sâu rộng và phát triển bền vững, Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị đã khẳng định vai trò lịch sử và tầm nhìn chiến lược đối với khu vực kinh tế tư nhân – không chỉ là “một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia” mà còn là lực lượng tiên phong trong kiến tạo thương hiệu quốc gia.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ hội Làng Sen 2025 tại Nghệ An

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ hội Làng Sen 2025 tại Nghệ An

Tối 15/5, tại Nghệ An, Lễ hội Làng Sen toàn quốc 2025 đã chính thức khai mạc trong không khí trang trọng, hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025). Nhân dịp này, công trình tượng “Bác Hồ về thăm quê” cũng được khánh thành, thể hiện lòng tri ân sâu sắc của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân đối với vị lãnh tụ kính yêu.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghệ An phải là hình mẫu phát triển hiện đại trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghệ An phải là hình mẫu phát triển hiện đại trong kỷ nguyên mới

Tại cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An vào sáng 15/5, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã có phát biểu sâu sắc, tâm huyết, gợi mở nhiều định hướng phát triển cho tỉnh. Báo Nghệ An lược ghi phát biểu.
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

Trưa 15/5, Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 Nội các chung Việt Nam - Thái Lan, diễn ra trong hai ngày 15-16/5 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Thủ tướng yêu cầu quyết liệt chống buôn lậu, hàng giả

Thủ tướng yêu cầu quyết liệt chống buôn lậu, hàng giả

Hơn 34.000 vụ vi phạm đã bị phát hiện, gần 4.900 tỷ đồng được thu nộp ngân sách trong những tháng đầu năm 2025. Tuy nhiên, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tình hình vẫn rất phức tạp, cần hành động quyết liệt và đồng bộ để tiến tới chấm dứt tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương triển khai các biện pháp bình ổn thị trường vàng

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương triển khai các biện pháp bình ổn thị trường vàng

Trước những diễn biến bất thường của thị trường vàng trong nước và thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 64 ngày 13-5, yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm quản lý hiệu quả thị trường vàng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và ổn định tâm lý xã hội.
Chính phủ yêu cầu chuẩn bị tổ chức Lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chính phủ yêu cầu chuẩn bị tổ chức Lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chính phủ yêu cầu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan chủ động tổ chức Lễ diễu binh, duyệt binh nhân dịp kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Cùng với đó là nhiều nhiệm vụ trọng tâm về quốc phòng, an ninh được giao nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ, đảm bảo an toàn các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng của đất nước.
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 63/CĐ-TTg ngày 12/5/2025, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, khắc phục hạn chế và tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, minh bạch, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Thanh Hóa: Tổ chức cho phóng viên các cơ quan báo chí đi thực tế tại huyện Vĩnh Lộc

Thanh Hóa: Tổ chức cho phóng viên các cơ quan báo chí đi thực tế tại huyện Vĩnh Lộc

Chiều 12/5, tại huyện Vĩnh Lộc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Thanh Hóa cùng UBND huyện Vĩnh Lộc tổ chức chương trình đi thực tế và hội nghị cung cấp thông tin cho đội ngũ cán bộ, phóng viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương về kết quả triển khai các chương trình trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV để kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao

Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV để kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021–2026 nhằm thu hẹp khoảng cách thời gian giữa Đại hội Đảng toàn quốc và kỳ họp thứ nhất của Quốc hội, HĐND khóa mới, phục vụ kiện toàn nhân sự cấp cao một cách đồng bộ và liên thông.
Phát triển sản phẩm thiên nhiên: Cơ hội từ Nghị quyết 68

Phát triển sản phẩm thiên nhiên: Cơ hội từ Nghị quyết 68

Những chủ trương đột phá mang tính lịch sử từ Nghị quyết số 68-NQ/TW là cơ hội vàng để doanh nghiệp Việt phát triển sản phẩm thiên nhiên bền vững, nâng tầm thương hiệu từ giá trị bản địa.
Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết “Động lực mới cho phát triển kinh tế” của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Thủ tướng: Cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trước 31/10/2025

Thủ tướng: Cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trước 31/10/2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi toàn quốc. Với tinh thần quyết liệt, thần tốc và nhân văn, chương trình hướng đến mục tiêu hoàn thành toàn quốc trước ngày 31/10/2025, sớm hơn hai tháng so với kế hoạch ban đầu.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga V. Putin chứng kiến trao các văn kiện hợp tác

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga V. Putin chứng kiến trao các văn kiện hợp tác

Chiều 10/5 (giờ địa phương), ngay sau Hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống V. Putin đã chứng kiến Lễ trao các văn kiện hợp tác giữa hai bên.
Tạo "cú hích" cho kinh tế tư nhân: Trình cơ chế đặc thù ngay trong tháng 5

Tạo "cú hích" cho kinh tế tư nhân: Trình cơ chế đặc thù ngay trong tháng 5

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 221/TB-VPCP ngày 9/5/2025 về Kết luận của Thường trực Chính phủ tại buổi làm việc về xây dựng Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân. Thường trực Chính phủ đánh giá cao nỗ lực của Bộ Tài chính trong việc chủ trì xây dựng Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, đồng thời chỉ đạo khẩn trương trình Quốc hội ban hành Nghị quyết mang tính đặc thù, khả thi tại Kỳ họp thứ 9 tới.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Ngày 10/5 (giờ địa phương), tại Điện Kremlin, thủ đô Moskva, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Nghị quyết 68: Bước ngoặt thể chế cho kinh tế tư nhân cất cánh

Nghị quyết 68: Bước ngoặt thể chế cho kinh tế tư nhân cất cánh

Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị được kỳ vọng tạo ra bước đột phá thể chế thứ ba cho khu vực kinh tế tư nhân, sau hai cột mốc quan trọng: giai đoạn 1988–1990 và Luật Doanh nghiệp 1999–2000. Với tư duy đổi mới mạnh mẽ, Nghị quyết hướng tới xóa bỏ rào cản gia nhập thị trường, tăng cường bảo vệ doanh nghiệp, khơi thông nguồn lực và xây dựng nền tảng thể chế cạnh tranh, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển đến năm 2045.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân dự Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân dự Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ

Đúng 10h sáng 9/5 (giờ Moskva), tức 14h cùng ngày theo giờ Hà Nội, tại Quảng trường Đỏ – trái tim của thủ đô Moskva, Liên bang Nga đã long trọng tổ chức Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 – 9/5/2025). Nhận lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Nga và tham dự sự kiện trọng đại này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để ách tắc trong chi trả chế độ cho người nghỉ việc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để ách tắc trong chi trả chế độ cho người nghỉ việc

Chủ trì phiên họp sáng 9/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương bố trí kinh phí, không để chậm chi trả chế độ cho người nghỉ việc do sắp xếp bộ máy. Đến nay, đề án đã hoàn tất, dự kiến giảm 29 tỉnh, 6.714 xã và tinh giản hơn 248.000 biên chế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động