Tăng cường đại đoàn kết dân tộc để kiều bào là cánh tay nối dài

Nghị quyết 23-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc (Nghị quyết 23) được ban hành.

Sau 20 năm kể từ khi Nghị quyết 23-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc (Nghị quyết 23) được ban hành, các quan điểm, chủ trương đại đoàn kết đối với người Việt Nam ở nước ngoài được thể hiện nhất quán, xuyên suốt trong tất cả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước.

Cùng với đó, nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của người Việt Nam ở nước ngoài trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được nâng cao. Công tác người Việt Nam ở nước ngoài không chỉ nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, mà còn thu hút sự tham gia mạnh mẽ của các ban, bộ, ngành, địa phương. Qua đó, mỗi kiều bào thực sự là “cánh tay nối dài” của đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính với kiều bào tiêu biểu dự Chương trình Xuân Quê hương 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính với kiều bào tiêu biểu dự Chương trình Xuân Quê hương 2023

Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho kiều bào

Trên cơ sở Nghị quyết 23-NQ/TW và yêu cầu thực tiễn của công tác người Việt Nam ở nước ngoài, Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao đã chủ trì xây dựng và kiến nghị ban hành nhiều văn bản chỉ đạo quan trọng của Đảng về công tác người Việt Nam ở nước ngoài.

Cụ thể là Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài; Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 19/5/2015 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới; Kết luận số 12-KL/TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.

Các văn bản chỉ đạo nhấn mạnh vai trò, vị trí và tầm quan trọng của kiều bào trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc; thống nhất khẳng định tinh thần “người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước”.

Đến nay, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng lớn mạnh về số lượng và mở rộng hơn về địa bàn. Địa vị pháp lý, điều kiện kinh tế, vai trò, vị thế và uy tín của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong xã hội sở tại ngày càng được nâng cao. Kiều bào ngày càng gắn bó với quê hương, trở thành nguồn lực quan trọng, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục được củng cố và phát triển, góp phần tăng cường đoàn kết trong cộng đồng, gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc, là cầu nối hữu nghị giữa Việt Nam và các nước, đồng thời đóng vai trò nòng cốt, tổ chức nhiều hoạt động hướng về quê hương.

Điều đó thể hiện chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân ở trong nước cũng như kiều bào ta ở nước ngoài nhằm phát huy sức mạnh toàn dân tộc cho phát triển đất nước.

Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu tổng hợp, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác người Việt Nam ở nước ngoài được thể chế hóa thành các quy định pháp luật theo hướng ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người Việt Nam ở nước ngoài, cơ bản xóa bỏ các rào cản, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích thiết thân của kiều bào.

Đặc biệt, các chính sách liên quan đến một số vấn đề mà đa số kiều bào đặc biệt quan tâm như quốc tịch, xuất nhập cảnh, đất đai, nhà ở, miễn thị thực, kinh doanh, đầu tư, giáo dục, thu hút chuyên gia, tri thức kiều bào, chế độ đãi ngộ với người có công... đã tạo sự phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ở tất cả các địa bàn, tăng thêm mối liên kết, gắn bó ruột thịt của kiều bào với đất nước.

Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định nguyên tắc một quốc tịch “mềm dẻo”, quy định cụ thể hơn về trường hợp công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài; hồ sơ, thủ tục và điều kiện nhập hoặc trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài; bãi bỏ quy định về tự động mất quốc tịch Việt Nam nếu không đăng ký giữ quốc tịch.

“Việc hoàn thiện quy định của pháp luật liên quan đến chính sách đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là đòi hỏi cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn; qua đó hỗ trợ bà con có địa vị pháp lý vững chắc, hòa nhập vào xã hội sở tại, giữ gìn tiếng Việt và bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước”, ông Nguyễn Mạnh Cường nhấn mạnh.

Tương tự, trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã xây dựng các đề án, chương trình hành động, ký kết chương trình phối hợp nhằm triển khai công tác vận động, tập hợp người Việt Nam ở nước ngoài xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Đặc biệt, các cá nhân tiêu biểu trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài chính là lực lượng nòng cốt đại diện cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, phản ánh tình hình cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với kiều bào; tuyên truyền, vận động kiều bào tích cực hưởng ứng các phong trào yêu nước và các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động; làm cầu nối trong việc mở rộng đối tác đối ngoại nhân dân”, ông Đặng Thanh Phương nêu.

Theo đó, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lựa chọn các cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài tiêu biểu, đại diện ở các khu vực trọng điểm, các nước có đông người Việt Nam ở nước ngoài tham gia Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các khóa. Trong đó, khóa VII có 15 người; khóa VIII và khóa IX, mỗi khóa 17 người.

Ông Đặng Thanh Phương cho biết, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là người Việt Nam ở nước ngoài đã phát huy vai trò cầu nối trong việc mở rộng quan hệ với các tổ chức nhân dân ở các nước; đồng thời thông qua đối tác để hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao vị thế cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; đóng vai trò tập hợp, đoàn kết cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài như: Tổ chức các hoạt động hướng về quê hương nhân kỷ niệm các sự kiện trọng đại của đất nước, tổ chức tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng như thành tựu đổi mới của đất nước, vận động hỗ trợ nâng cao địa vị pháp lý của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài…

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết

Khẳng định quan điểm, chủ trương của Đảng về đại đoàn kết đối với người Việt Nam ở nước ngoài được thể hiện nhất quán, xuyên suốt trong tất cả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cho biết, sau 20 năm kể từ khi Nghị quyết 23-NQ/TW được ban hành, nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của người Việt Nam ở nước ngoài trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được nâng cao, công tác người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự tham gia mạnh mẽ của các ban, bộ, ngành, địa phương.

Trong bối cảnh tình hình mới, trước yêu cầu mới, từ góc độ công tác người Việt Nam ở nước ngoài, Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao thấy rằng cần thiết có Nghị quyết mới về công tác đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở kế thừa, phát huy những quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ trong Nghị quyết 23-NQ/TW, đồng thời cập nhật, bổ sung những quan điểm chỉ đạo của Đại hội XIII về công tác đại đoàn kết dân tộc và công tác người Việt Nam ở nước ngoài.

Do đó, Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao đề xuất mục tiêu củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó có người Việt Nam ở nước ngoài; xây dựng cộng đồng ổn định, phát triển, hội nhập thành công ở sở tại và hướng về quê hương đất nước, đóng góp phù hợp theo khả năng, thế mạnh cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Về quan điểm, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng, trên cơ sở khoan dung, thông hiểu, hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích quốc gia-dân tộc, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau.

Triển khai toàn diện và mạnh mẽ trên tất cả các mặt nội dung, phương thức và đối tượng của công tác người Việt Nam ở nước ngoài; thể hiện rõ nét tình cảm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho kiều bào; linh hoạt trong triển khai chính sách trên cơ sở cân nhắc tính đặc thù của người Việt Nam ở nước ngoài.

Thực hiện tốt công tác đại đoàn kết với người Việt Nam ở nước ngoài là nhiệm vụ, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức đảng, được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức, trong đó các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.

Trên cơ sở mục tiêu và quan điểm nêu trên, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu nêu rõ, công tác người Việt Nam ở nước ngoài cần đẩy mạnh thực hiện nhóm nhiệm vụ về hỗ trợ: Tăng cường các biện pháp tổng thể, lâu dài, hỗ trợ và chăm lo đời sống kiều bào, đặc biệt tại các địa bàn khó khăn; phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế huy động, sử dụng và quản lý nguồn lực hỗ trợ cộng đồng; nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ công dân; tăng cường sự phối hợp của các bộ, ngành chức năng, địa phương, cơ quan Đảng đoàn Việt Nam ở nước ngoài và các cấp ủy ngoài nước trong việc quản lý, tuyên truyền, giáo dục người lao động, du học sinh... khi sang nước ngoài làm việc, học tập...

Đối với nhóm nhiệm vụ vận động, Thứ trưởng nêu rõ việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện và thu hút kiều bào về nước đóng góp; tiếp tục phát huy hiệu quả nguồn lực của kiều bào, trong đó có nguồn lực kinh tế, nguồn lực tri thức, nguồn lực mềm như xây dựng thương hiệu quốc gia, tăng cường quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các nước...

Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, linh hoạt trong biện pháp triển khai vận động người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó chú trọng việc duy trì và phát triển nội dung trên nền tảng số; tăng cường hiệu quả cơ chế phối hợp, phản ứng nhanh trong công tác thông tin đối ngoại cho kiều bào, nhằm kịp thời phản bác hiệu quả những luận điệu sai trái, xuyên tạc...

Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu nhận định, hai nhóm nhiệm vụ trên có quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, “hỗ trợ để vận động, vận động để hỗ trợ”, do vậy cần được triển khai đồng thời. Nhiệm vụ hỗ trợ cần thể hiện tình cảm, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho người Việt Nam ở nước ngoài; giải quyết các nguyện vọng, nhu cầu chính đáng của bà con. Nhiệm vụ vận động cần tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích kiều bào phát huy nguồn lực, đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Đây chính là sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích quốc gia - dân tộc, qua đó tạo điều kiện phát huy tối đa sức mạnh đại đoàn kết trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Chuẩn bị diễn ra “Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc” Chuẩn bị diễn ra “Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc”
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đại đoàn kết phải diễn ra hằng ngày, hằng giờ ở các khu dân cư, các ngành, các cấp Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đại đoàn kết phải diễn ra hằng ngày, hằng giờ ở các khu dân cư, các ngành, các cấp
Festival Ninh Bình 2022- Tràng An kết nối di sản lan toả của tinh hoa văn hóa dân tộc Festival Ninh Bình 2022- Tràng An kết nối di sản lan toả của tinh hoa văn hóa dân tộc
Khám phá văn hóa ẩm thực đồng bào các dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh Khám phá văn hóa ẩm thực đồng bào các dân tộc thiểu số ở Quảng Ninhđại đoàn kết dân tộc
Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hà Nam có thêm 04 Di tích được xếp hạng Di tích Quốc gia

Hà Nam có thêm 04 Di tích được xếp hạng Di tích Quốc gia

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra quyết định công nhận thêm 04 di tích quốc gia.
Đắk Lắk: Thích thú với “đại tiệc buffet” cho voi

Đắk Lắk: Thích thú với “đại tiệc buffet” cho voi

Ngày 12/3, tại huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) đã diễn ra Hội voi Buôn Đôn tổ chức chương trình “Hành trình du lịch” của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023. Đây là chương trình “đại tiệc buffet” cho voi, hàng tấn hoa quả như: Dưa hấu, mía, chuối.....
Hơn 50 nghệ nhân "biến gốc cà phê" thành sản phẩm mỹ nghệ độc đáo

Hơn 50 nghệ nhân "biến gốc cà phê" thành sản phẩm mỹ nghệ độc đáo

Trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8, tại Khu Du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng Kotam (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) diễn ra Hội thi chế tác các sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê với sự tham gia của hơn 50 nghệ nhân đến từ các tỉnh Tây Nguyên.
Đề xuất biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Đề xuất biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Tại dự thảo Nghị định quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch soạn thảo đã đề xuất nhiều biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
Đặc sắc lễ hội đường phố trong chuỗi hoạt động Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ 8

Đặc sắc lễ hội đường phố trong chuỗi hoạt động Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột lần thứ 8

Chiều 10/3, Ban tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 tổ chức Lễ hội Đường phố với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Nơi hội tụ 3 nền văn minh cà phê thế giới”. Các tiết mục biểu diễn mang nhiều màu sắc khiến hàng nghìn du khách yêu thích.
Đắk Lắk: Khánh thành công trình thuỷ lợi hơn 1.600 tỷ đồng

Đắk Lắk: Khánh thành công trình thuỷ lợi hơn 1.600 tỷ đồng

Ngày 10/3, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 8 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khánh thành giai đoạn 1 và khởi công giai đoạn 2 hồ chứa nước Ea H’leo 1 tại huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk.
Lâm Đồng: Xử lý dứt điểm hoạt động khai thác cát trái phép dọc sông Đa Dâng

Lâm Đồng: Xử lý dứt điểm hoạt động khai thác cát trái phép dọc sông Đa Dâng

Ngày 10/3, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo UBND huyện Lâm Hà xử lý dứt điểm hoạt động khai thác khoáng sản trái phép của một số tổ chức, các nhân khai thác cát không phép khu vực sông Đa Dâng và bãi bồi ven sông này, làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, tranh thủ xu hướng thời đại và phát huy thế mạnh của đất nước

Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, tranh thủ xu hướng thời đại và phát huy thế mạnh của đất nước

Chiều tối 9/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế và những trọng tâm ngoại giao kinh tế năm 2023.
Đắk Lắk: Rừng thông 3 lá gần UBND xã bị cưa đổ làm nhiều người tiếc nuối

Đắk Lắk: Rừng thông 3 lá gần UBND xã bị cưa đổ làm nhiều người tiếc nuối

Rừng thông 3 lá nằm gần UBND xã Cư Né (huyện ủy Krông Búk, Đắk Lắk) vừa bị kẻ xấu cưa đổ khiến người dân thấy tiếc nuối.
Mãi tỏa sáng những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam

Mãi tỏa sáng những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam

Chiều ngày 7/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc gặp mặt đại diện nữ lãnh đạo, quản lý các cơ quan Trung ương và trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2022 nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại sự kiện này.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Công tác cán bộ nữ có bước tiến bộ vượt bậc

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Công tác cán bộ nữ có bước tiến bộ vượt bậc

Chúng ta phải nỗ lực và quyết tâm cao hơn nữa để bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ sẽ hiện hữu sâu sắc hơn nữa trong từng người, từng gia đình, cộng đồng, xã hội, từng cấp, từng ngành, góp phần nâng cao vị thế, vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ nói chung, nữ cán bộ quản lý và nữ trí thức vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023:  Nhiều điểm check in "độc lạ" níu chân du khách

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023: Nhiều điểm check in "độc lạ" níu chân du khách

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 (từ ngày 10-14/3/2023) tại Đắk Lắk với 18 hoạt động chính thức nhằm quảng bá thương hiệu, phát triển cà phê đặc sản Việt Nam, ngoài ra có nhiều điểm check in "độc lạ" níu chân du khách.
Tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế

Tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 4/3/2023 về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế.
Chính phủ ban hành Nghị định mới giải quyết tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế trong bệnh viện

Chính phủ ban hành Nghị định mới giải quyết tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế trong bệnh viện

Ngày 3/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã thay mặt Chính phủ ký ban hành Nghị định số 07/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 về quản lý trang thiết bị y tế (TTBYT) nhằm giải quyết các tồn tại, hạn chế, bất cập phát sinh trong thời gian vừa qua, đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý và yêu cầu hội nhập trong lĩnh vực TTBYT.
Y tế là nghề đặc biệt, cần có đãi ngộ đặc biệt

Y tế là nghề đặc biệt, cần có đãi ngộ đặc biệt

Về vấn đề chảy máu chất xám trong ngành y, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cho biết, Nghị quyết số 20 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII khẳng định, nghề y là nghề đặc biệt,… cần có đãi ngộ đặc biệt.
Trung tướng Tô Ân Xô: Mong người dân thông cảm khi gặp trục trặc xác nhận cư trú

Trung tướng Tô Ân Xô: Mong người dân thông cảm khi gặp trục trặc xác nhận cư trú

Theo Trung tướng Tô Ân Xô, mỗi ngày có tới vài trăm nghìn giao dịch hoặc hơn, chắc chắn trong số đó có trục trặc, vận hành chưa thuần thục... Do đó, rất mong người dân thông cảm.
Bộ Y tế: Các bất cập liên quan đến mua sắm y tế sẽ được giải quyết

Bộ Y tế: Các bất cập liên quan đến mua sắm y tế sẽ được giải quyết

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận khẳng định: "Các bất cập liên quan đến mua sắm trang thiết bị y tế, thuốc và thanh toán bảo hiểm y tế sẽ được giải quyết".
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức

Sáng nay (2/3), sau khi được Quốc hội khóa XV bầu, tân Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam Võ Văn Thưởng nhiệm kỳ 2021-2026 tuyên thệ nhậm chức theo quy định.
Đồng chí Võ Văn Thưởng được bầu làm Chủ tịch nước

Đồng chí Võ Văn Thưởng được bầu làm Chủ tịch nước

Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
Ông Võ Văn Thưởng được giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch nước

Ông Võ Văn Thưởng được giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch nước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét bầu ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.
Quốc hội họp bất thường để kiện toàn nhân sự Chủ tịch nước

Quốc hội họp bất thường để kiện toàn nhân sự Chủ tịch nước

Kỳ họp bất thường lần thứ 4, Quốc hội khóa XV sẽ được diễn ra vào sáng nay (2/3) để kiện toàn nhân sự Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Xử lý nghiêm CBCCVC yêu cầu người dân xuất trình sổ hộ khẩu giấy

Xử lý nghiêm CBCCVC yêu cầu người dân xuất trình sổ hộ khẩu giấy

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 90/CĐ-TTg ngày 28/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ chấn chỉnh thực hiện quy định liên quan đến bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy.
Huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới

Huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới

Chính phủ đã có Nghị quyết 26/NQ-CP ngày 27/2/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ

Bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ

Một trong những nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất được dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nêu rõ là: Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
Xem thêm

Tin đọc nhiều

Cây trứng gà trăm triệu nhìn như bụi cây dại của đại gia đá quý, độc lạ cỡ nào?

Cơn 'chấn động' ở thủ phủ nuôi lợn, lợn ăn sổ đỏ, ăn nhà cửa có khi ăn cả mạng người

Giá sầu riêng giảm sốc mất 400 nghìn đồng/trái, nhà vườn bán vội vì lo dội chợ khi vào chính vụ

Chỉ trồng cây ăn trái, nhà nông cũng có thu nhập tiền tỷ mỗi năm

Phát triển 'nóng' ở thủ phủ chanh dây Gia Lai, đích triệu đô liệu có xa vời?

Giá heo hơi hôm nay (24/3) dứt đà tăng kịch trần 52.000 đồng/kg, thịt heo bình ổn sẽ giảm 10.000 đồng/kg

Thuần hoá loài cá đặc sản trong ao nhà, cho ăn cỏ dại trong vườn, giá 250.000 đồng/kg cũng không đủ để bán

Giá nông sản hôm nay (25/3) cà phê bật tăng mạnh mẽ, hồ tiêu ổn định kỳ vọng đạt mốc 80.000 đồng/kg

Giá nông sản hôm nay (24/3) cà phê lấy lại đà tăng, hồ tiêu hãm đợt giảm kịch trần 66.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay (25/3) tăng 2.000 đồng thoát đáy cũ, thịt heo vẫn neo cao, lợi nhuận vào túi dân buôn?

Tuyệt chiêu giúp cho những bông hồng héo rũ căng mọng trở lại chỉ bằng thứ hạt rẻ tiền

Biến sân thượng thành lồng chim khổng lồ thuần hóa hàng chục giống chim rừng với cây xanh mướt

Choáng ngợp với bộ sưu tập hoa giấy thuần Việt lộ diện siêu phẩm có một không hai

Tỷ phú chanh dây và lộ trình chinh phục thị trường khó tính tạo vị thế cây triệu đô

Nuôi gà đặc sản la liệt ngoài vườn, cho ăn rau củ rẻ tiền, nói bán là có người mua thu lãi 200 triệu đồng/tháng

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
bidv-1
partner-vingroup
bimland
novaland
hung-thinh
intracom-2
Phiên bản di động