Sau “sóng” condotel, dự án bất động sản đủ điều kiện mở bán "tuột dốc"

TH&SP Do ảnh hưởng của phân khúc condotel, trong năm 2020, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ phải đối mặt với việc siết chặt cấp phép các dự án mới và tăng hệ số rủi ro đối với các khoản vay bất động sản.

Toàn cảnh Hội nghị Bất động sản năm 2019. (Ảnh: Nguồn PTH/Vietnam+)

Theo báo cáo của Kênh thông tin Batdongsan.com.vn, trong năm 2019, tổng diện tích sàn xây dựng của các dự án đủ điều kiện mở bán tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sụt giảm 52% so với 2018. Bên cạnh đó, tổng số lượng căn hộ đủ điều kiện mở bán cũng giảm 25%, ước tính chỉ đạt khoảng 43,000 căn hộ trong năm 2019.

Tuy nhiên, theo các dữ liệu so sánh, tỷ suất lợi nhuận của bất động sản so với các loại hình đầu tư khác vẫn hấp dẫn khi tốc độ tăng giá nhà thấp hơn so với tốc độ tăng giá vàng là 14% và cao hơn thị trường chứng khoản (tăng 9%) trong năm nay.

Đón đợi nhiều thách thức

Thông tin tại Hội nghị Bất động sản Việt Nam 2019 (VRES 2019) diễn ra trong ngày 12/12, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn nhận định trong năm tới, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn như việc siết chặt cấp phép các dự án mới và tăng hệ số rủi ro đối với các khoản vay bất động sản. “Thực tế, nhu cầu về bất động sản vẫn còn rất tiềm năng nhưng từ quý 3/2019 thị trường cũng bắt đầu chứng kiến sự giảm tốc và có thể sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2020,” ông Quốc Anh nói.

Theo đó, số lượng căn hộ đủ điều kiện mở bán trong giai đoạn từ 2020-2022 tại tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được dự báo sẽ khó đạt được mức đỉnh như giai đoạn 2017-2018. Lượng tin đăng các loại hình bất động sản trong năm 2019 tăng 42% so với năm 2018 nhưng mức độ quan tâm chỉ tăng 2,8%.

Batdongsan.com.vn dự báo, 2020 sẽ là một năm nhiều thách thức nhất với thị trường bất động sản kể từ khi hồi phục vào cuối năm 2014, đầu năm 2015 tới nay. Tín dụng siết chặt, nguồn cung mới khan hiếm, các loại hình bất động sản như condotel bị mất niềm tin đối với nhà đầu tư.

Về vấn đề giá, báo cáo của Batdongsan.com.vn cho thấy năm 2018 giá trung bình condotel cả nước tiệm cận mốc 40 triệu đồng mỗi m2 nhưng đến quí IV/2019 chỉ ghi nhận 35 triệu đồng mỗi m2, giảm 8%.

Tuy nhiên, xét toàn thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, mức độ quan tâm thể hiện qua hành vi tìm kiếm của người dùng online đối với condotel năm 2019 vẫn đạt 56%, cao hơn biệt thự nghỉ dưỡng với mức 44%. Phân loại theo vùng miền, người quan tâm đến condotel chủ yếu đến từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; trong đó mức độ quan tâm của khách hàng Hà Nội cao nhất, đạt tỉ lệ 38,2%.

Dự báo về thị trường condotel, ông Quốc Anh cho rằng tiềm năng của phân khúc condotel trong năm tới sẽ kém hấp dẫn hơn so với những dòng sản phẩm khác như chung cư, biệt thự, nhà phố và đất nền. Do vậy, năm 2020 sẽ là một giai đoạn đầy khó khăn đối với condotel khi nhà đầu tư đang mất niềm tin vào loại sản phẩm này sau sự cố Cocobay phá vỡ cam kết lợi nhuận 12% một năm.

Tạo đà cho bất động sản du lịch

Mặc dù khẳng định thị trường bất động sản năm 2020 sẽ đối diện nhiều thách thức, nhất là đối với phân khúc condotel, song ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cũng tin tưởng thị trường bất động sản vẫn có thể duy trì các "điểm sáng" từ các dự báo tích cực về nền kinh tế nói chung.

Ông Phùng Văn Năng, Cố vấn cấp cao Hội đồng quản trị Công ty Hưng Lộc Phát chia sẻ tại hội nghị. (Nguồn ảnh: PTH)

Theo đó, trong các phân khúc thị trường bất động sản, đất nền vẫn là loại hình được quan tâm nhất trên cả nước ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam với tỉ lệ quan tâm lần lượt là 43%, 46% và 50%. Lượt truy cập tại các địa phương có “sốt đất” trên Batdongsan.com.vn luôn tăng cao đột biến.

Đơn cử, tại Phú Quốc, sau một thời gian dài chững lại do hoãn thông qua Luật đặc khu, khi có thông tin về chủ trương thành lập thành phố Phú Quốc, lượt tìm kiếm nhà đất khu vực này từ mức 10.000 vào tháng 1/2019, tăng vọt lên mức 30.000 lượt vào tháng 4/2019. Tương tự, thông tin lên quận khiến đất Đông Anh từ 90.000 lượt tìm kiếm tháng 1/2019 đã tăng lên khoảng 150.000 lượt từ tháng 4/2019.

Tại hai thành phố lớn nhất cả nước, chung cư là loại hình được quan tâm nhiều nhất với khoảng 30% người dùng tìm kiếm, kế tiếp là đất nền với mức độ quan tâm là 22% tại Hà Nội và 15% tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Với diễn biến nêu trên, Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn nhận định đất nền nói riêng và bất động sản nói chung vẫn tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn trong tương lai. Tỷ suất lợi nhuận của bất động sản cao hơn hẳn so với các loại hình đầu tư khác. Đơn cử, tốc độ tăng giá nhà tại Thành phố Hồ Chí Minh là 12%/năm, trong khi lãi suất gửi ngân hàng là 8% và tốc độ tăng của chỉ số VN Index là 9%.

Cũng tại hội nghị, đề cập đến giải pháp phát triển thị trường bất động sản, nhất là tại các thành phố lớn, ông Phùng Văn Năng, Cố vấn cấp cao Hội đồng quản trị Hưng Lộc Phát Corporation cho rằng trong bối cảnh thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn, giải pháp cần hướng tới là phát triển "kinh tế đêm" (những hoạt động dịch vụ diễn ra sau 18 giờ cho đến 6 giờ sáng hôm sau) và khai thác tiềm năng bất động sản.

Tuy nhiên, ông Năng cũng thẳng thắn nhìn nhận "kinh tế đêm" tại Việt Nam hiện nay vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ; chưa tận dụng được văn hóa địa phương, một trong các yếu tố quan trọng hấp dẫn du khách. Mặt khác, "kinh tế đêm" cũng chưa tạo được nhiều sản phẩm phong phú. Hệ sinh thái, chính sách và cơ sở hạ tầng chưa phù hợp để phát triển kinh tế ban đêm.

Theo ông Năng, việc phát triển "kinh tế đêm" sẽ tác động tích cự đến bất động sản du lịch, cũng như thu hút khách du lịch - đặc biệt là khách hàng trẻ đến Việt Nam; tạo cơ hội xây dựng các tổ hợp du lịch để thỏa mãn nhu cầu trải nghiệm của khách hàng, không chỉ giới hạn ở dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng../.

Theo Hùng Võ (Vietnam+)

Theo Hùng Võ (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Gỡ khó cho doanh nghiệp thủy sản về hạn ngạch xuất khẩu và chỉ tiêu kháng sinh

Gỡ khó cho doanh nghiệp thủy sản về hạn ngạch xuất khẩu và chỉ tiêu kháng sinh

Hạn ngạch xuất khẩu và chỉ tiêu kháng sinh đối với doanh nghiệp thủy sản đang là thử thách lớn. Cần nhanh chóng tìm ra giải pháp nhằm gỡ khó cho doanh nghiệp trong thời gian tới, để đảm bảo mở rộng thị trường xuất khẩu và duy trì uy tín về chất lượng.
Tín chỉ carbon cần được xem như là tài nguyên quốc gia

Tín chỉ carbon cần được xem như là tài nguyên quốc gia

Theo TS Phạm Văn Đại, Giảng viên cao cấp Trường chính sách công và quản lý Fulbright, tín chỉ carbon cần được xem như là tài nguyên quốc gia, không phải tài nguyên vô tận hay tái tạo được.
Việt Nam cần làm gì để hút “đại bàng FDI về làm tổ”?

Việt Nam cần làm gì để hút “đại bàng FDI về làm tổ”?

Cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài cho rằng, môi trường đầu tư Việt Nam bên cạnh những ưu điểm như chính trị ổn định, chất lượng nguồn lao động đang dần được cải thiện, vẫn bộc lộ không ít những tồn tại cần được tiếp tục cải thiện trong thời gian tới, những tồn tại này thể hiện qua thủ tục hành chính rườm rà; chính sách thu hút đầu tư hay thay đổi và chuỗi cung ứng chưa hoàn thiện.
Quý I/2024, làm đẹp có doanh thu cao nhất trên sàn thương mại điện tử

Quý I/2024, làm đẹp có doanh thu cao nhất trên sàn thương mại điện tử

Với việc mang lại tổng cộng 11,25 nghìn tỷ đồng cho cả 5 sàn thương mại điện tử (TMĐT) trong 3 tháng đầu năm, Làm đẹp cho thấy sức ảnh hưởng của mình khi tiếp tục duy trì vị trí quán quân trong bảng xếp hạng những ngành hàng có doanh thu cao nhất.
Tiềm năng thị trường cá ngừ Canada còn rất lớn

Tiềm năng thị trường cá ngừ Canada còn rất lớn

Từ sau khi Hiệp đinh CPTPP có hiệu lực, xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ đóng hộp mã HS16 của Việt Nam sang Canada tăng đáng kể. Mặc dù vậy, thị phần của Việt Nam vẫn còn nhỏ, chỉ chiếm khoảng 13% trong tổng nhập khẩu cá ngừ của Canada.
Giảm cấp phép hạn ngạch khai thác thủy sản

Giảm cấp phép hạn ngạch khai thác thủy sản

Việc phân bổ hạn ngạch khai thác thủy sản cho các địa phương được dựa trên cơ cấu tàu cùng khơi; điều kiện kinh tế xã hội, tập quán khai thác; điều kiện ngư trường và nguồn lợi.
Cơ hội nào cho mây tre đan trên “đường đua” xuất khẩu?

Cơ hội nào cho mây tre đan trên “đường đua” xuất khẩu?

Các nhà nhập khẩu quan tâm đến các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa về chất lượng, xã hội, môi trường, an ninh… Trong khi đó, có chưa đến 20% doanh nghiệp mây tre đan của Việt Nam đáp ứng được một số tiêu chuẩn hợp quy. Điều này làm giảm cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Gạo ST24 và ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu sang EU

Gạo ST24 và ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu sang EU

Bộ NN&PTNT cho biết, 2 giống gạo thơm ST24 và ST25 đã được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU là không chính xác.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động