Quảng Bình: Luân canh ngô trên ruộng lúa cho hiệu quả kinh tế cao

TH&SP Huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã triển khai mô hình thí điểm chuyển đổi từ đất trồng lúa 2 vụ sang trồng màu (cây ngô HN88) Đông -Xuân và lúa Xuân - Hè với diện tích gần 5 ha.

Ông Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lệ Thủy cho hay, mô hình trồng ngô Đông Xuân và lúa Xuân Hè trên đất trồng lúa hai vụ là những mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa nhằm tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích, góp phần cải thiện thu nhập cho người nông dân.

Từ đầu vụ Đông Xuân (ĐX), Phòng NN&PTNT huyện Lệ Thủy chỉ đạo các xã Mai Thủy, Dương Thủy, Phú Thủy triển khai mô hình thí điểm chuyển đổi từ đất trồng lúa 2 vụ sang trồng màu (cây ngô HN88) ĐX và lúa Xuân - Hè (XH) với diện tích gần 5 ha. “Đây là mô hình thực hiện lách vụ. Thay bằng hình thức canh tác truyền thống là vụ lúa ĐX kết thúc là triển khai vụ lúa HT thì bây giờ người nông dân là vụ ngô và một vụ lúa”- ông Nghĩa cho biết thêm vì cơ cấu cây trồng và lịch nông vụ.

Theo nhiều nông dân tham gia mô hình cho, triển khai mô hình ngô trong điều kiện thời tiết không được thuận lợi. Thời gian này chuột phá hoại và sâu bệnh diễn biến phức tạp. “Vì vậy trồng cây ngô cũng phải cần có nhân lực để thăm đồng thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời sâu bệnh hại cây trồng.”- ông Ngọc chia sẻ.


hvh

Trồng lúa tại Lệ Thủy - Quảng Bình


Theo ông Lê Xuân Tương, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Xuân Mao (xã Mai Thủy), thì năng suất bình quân chung của mô hình ngô đạt trên 11 tấn/ha, cao nhất là mô hình tại HTX Đông Thiện (xã Dương Thủy) đạt 11,6 tấn/ha.

Theo tính toán của các hộ nông dân tham gia mô hình, hiệu quả của mô hình trồng ngô cho lợi nhuận cao hơn nhiều lần trồng lúa. Nếu so sánh với trồng lúa vụ ĐX trên cùng chân đất thì cho thấy trồng ngô có lãi hơn nhiều. Ông Lê Xuân Tương tính toán chi phí đầu tư tất tần tật cho mỗi ha lúa hết khoảng 27,6 triệu đồng. Tổng doanh thu (năng suất lúa trung bình 60 tạ/ha, giá lúa bán 600 ngàn đồng đồng/tạ), được khoảng 36 triệu đồng. “Cân đối lại thì trồng lúa chỉ có lãi khoảng 8 - 9 triệu đồng/ha thôi. Như vậy trồng ngô cho nông dân lãi gấp đôi trồng lúa”- ông Tương nói.

Trước đó, huyện Lệ Thủy xác định phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, phát triển sản xuất liên kết chuỗi giá trị với tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở thực hiện cơ cấu lại ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, cải thiện đời sống của nông dân, xóa đói, giảm nghèo, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái. Trong đó phấn đấu giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng 5 - 6%; sản lượng lương thực đạt 95.000 - 96.000 tấn; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 22.500 - 23.000 tấn, tỷ trọng ngành Chăn nuôi chiếm trên 52% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp; trồng rừng 1.600 - 1.700 ha, độ che phủ rừng đạt 68% (theo tiêu chí mới); tổng sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản đạt 9.000 - 9.500 tấn; có trên 1.800 ha đạt giá trị thu nhập từ 100 triệu đồng/ha/năm trở lên.

Linh Anh

Linh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nem chua Bà Lan

Nem chua Bà Lan

Nem chua Bà Lan với hương vị thơm ngon, được sản xuất theo quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đạt chứng nhận OCOP 4 sao.
Hà Nội trao danh hiệu 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP đạt 4 sao

Hà Nội trao danh hiệu 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP đạt 4 sao

Mới đây, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố quyết định công nhận "Làng nghề, làng nghề truyền thống" và trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận sản phẩm OCOP cấp Thành phố năm 2023.
Kẹo dừa sầu riêng lá dứa

Kẹo dừa sầu riêng lá dứa

Sản phẩm kẹo dừa hương vị sầu riêng lá dứa có xớ mềm, vị béo rất đậm đà, thoang thoảng mùi thơm lá dứa, ngọt thanh, dân dã nên ăn nhiều mà không gây ngán.
Đà Lạt nâng cấp và phát triển thương hiệu các sản phẩm OCOP

Đà Lạt nâng cấp và phát triển thương hiệu các sản phẩm OCOP

Các sản phẩm OCOP của TP Đà Lạt (Lâm Đồng) thời gian qua đã khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường, tạo nên thương hiệu đối với người tiêu dùng khi nhắc đến sản phẩm nông nghiệp của xứ sở ngàn hoa.
Bột sắn dây Quảng Phú

Bột sắn dây Quảng Phú

Bột sắn dây Quảng Phú là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn tìm kiếm một thức uống thanh mát, tốt cho sức khỏe và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chiếu cói Dũng Châu

Chiếu cói Dũng Châu

Chiếu cói Dũng Châu được làm từ cây cói chọn lọc, dệt thủ công tỉ mỉ, đảm bảo sự an toàn và thân thiện với môi trường.
Bánh chưng xanh Hải Yến 20

Bánh chưng xanh Hải Yến 20

Với chất lượng tuyệt hảo, bánh chưng xanh Hải Yến 20 đã được được nhận danh hiệu “Top 20 sản phẩm uy tín chất lượng cao được người Việt tin dùng năm 2019” và đã được Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao.
Cần vay 9.000 tỷ đồng để làm đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Cần vay 9.000 tỷ đồng để làm đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Tổng nhu cầu đầu tư dự án hơn 470 triệu USD (tương đương gần 11.800 tỷ đồng). Trong đó, vay World Bank khoảng 360 triệu USD (khoảng 9.000 tỷ đồng); vốn đối ứng trong nước hơn 112 triệu USD.
Điện Biên chú trọng xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP

Điện Biên chú trọng xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP

Điểm nổi bật trong phát triển các sản phẩm OCOP tại Điện Biên chính là sản phẩm OCOP được bày bán tại các điểm du lịch tạo thêm sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến Điện Biên và “níu” chân du khách lưu trú lâu hơn tại các điểm đến.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động