Phú Thọ: Độc đáo làng nghề nón lá Sai Nga

TH&SP Phú Thọ có hai làng làm nón nhiều và nổi tiếng nhất đó là làng nón Sai Nga (Cẩm Khê) và làng nón Gia Thanh (Phù Ninh). Đến với làng nón sẽ bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ lên năm lên mười, các cụ già đã qua tuổi thất thập vẫn ngồi cần mẫn khâu từng chiếc nón lá.

Sai Nga - Làng nghề truyền thống làm nón lâu đời ở Phú Thọ

Nằm bên dòng Sông Thao hiền hòa đỏ nặng phù sa, bao đời nay, người dân xã Sai Nga huyện Cẩm Khê cần mẫn với nghề làm nón lá. Từ chỗ chỉ là nghề phụ, nghề làm nón lá đã giúp người dân có thêm thu nhập và được công nhận làng nghề nón lá truyền thống, đã tạo công ăn việc làm, thu nhập thêm cho người dân trong xã. Đặc biệt, từ khi có đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi qua, nón lá đã trở thành sản phẩm du lịch, là món quà độc đáo cho du khách khi đến với làng nghề.

làng nghề nón lá Sai Nga

Nghề làm nón truyền thống Sai Nga được truyền từ đời này sang đời khác

Chia sẻ về gốc tích của nghề làm nón, một số người dân làm nghề ở Sai Nga cho biết, đầu tiên là một số người dân ở làng Chuông (nay thuộc Thanh Oai, Hà Nội) trong thời kì tản cư về đất Sai Nga họ đã mang theo nghề làm nón. Các bậc cao niên còn sống ở địa phương cho biết, nghề nón nơi đây xuất hiện chính thức và phát triển mạnh mẽ từ khoảng những năm 1950.

Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nghề nón về đây mà bén duyên và tặng cho người Sai Nga thêm nghề sinh nhai, và trong nhiều năm qua nghề nón lá tiếp tục góp phần nâng cao đời sống của người dân địa phương.

Ở Sai Nga, từ người già đến trẻ nhỏ đều biết làm nón. Để làm ra một chiếc nón phải trải qua rất nhiều công đoạn. Nguyên liệu làm nón gồm: Lá, khuôn, vành, mo tre hoặc mo nứa, sợi cước, sợi len để nhôi và một lưỡi cày để là phẳng lá. Khi có đủ nguyên liệu thì bắt tay vào làm từng công đoạn. Lá làm nón được bà con mang từ Hà Tây, Thanh Hóa về theo chợ phiên, cứ năm ngày chợ họp hai buổi.

Một chiếc nón được hoàn thành phải mất khoảng 3 giờ, muốn nón được trắng hơn khi làm xong hơ qua diêm sinh. Về sản phẩm, hiện nay người dân trong xã chủ yếu làm 2 loại: nón kỹ với giá 55.000 - 60.000 đồng/chiếc, nón thưa có giá 25.000 - 40.000 đồng/chiếc.

làng nghề nón als Sai Nga

Ở Sai Nga không khó để bắt gặp những em bé, cụ già say xưa, tần mẫn bên chiếc nón


Bình quân mỗi năm cả làng sản xuất ước đạt hơn 600.000 chiếc nón, doanh thu hàng chục tỷ đồng. Sản phẩm làm ra đều được thương lái thu mua tận nơi hoặc bán tại chợ phiên, đa phần người làm nón ở Sai Nga vẫn thích đem nón đến chợ phiên và coi đó như một nét văn hóa truyền thống của làng mình.

Chợ phiên Sai Nga họp 5 ngày hai phiên chợ chủ yếu mua bán nón, vật liệu làm nón: Lá, cước, len, vành, hoa nón... Nón làng Sai Nga được đưa đi bán các nơi như: các Hội chợ thương mại; dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng; các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên…. và xuất sang cả Trung Quốc.

Gìn giữ, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu nón lá Sai Nga

Năm 2004, Sai Nga chính thức được công nhận là làng nghề, với 40% thu nhập từ làm nón. Tuy nhiên, làng nghề cũng đang đứng trước thực trạng thiếu nguồn nguyên liệu trầm trọng khi diện tích cọ ngày càng bị thu hẹp, nhường đất cho những công trình mới, khu công nghiệp, khu chế xuất...

làng nghề nón lá Sai Nga

Nón lá nhiều lần xuất hiện trong các sự kiện lớn của tỉnh Phú Thọ


Hơn nữa, ngày nay, do nhu cầu của cuộc sống, thói quen dùng nón che mưa che, nắng của người dân đã có những đổi thay nên nghề làm nón ở đây quy mô nhỏ hơn trước.

Một hướng đi mới để nghề phụ phát triể là có những chính sách khuyến khích phát triển nghề làm nón, mở rộng thị trường tiêu thụ đồng thời người dân có cơ hội giao lưu với các làng nghề. Đặc biệt, nâng cao tay nghề về mẫu mã để nghề nón lá Sai Nga có “thương hiệu”, giữ được nét văn hóa của làng nghề truyền thống, đem lại hiệu quả kinh tế giúp bà con có cuộc sống ổn định.

Mới đây, UBND huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) đã công bố quyết định công nhận nhãn hiệu làng nghề nón lá Sai Nga tại thị trấn Cẩm Khê. Đây là bước đầu trong công cuộc xây dựng phát triển thương hiệu cho sản phẩm làng nghề truyền thống của địa phương.

Trong thời gian tới, sau khi sáp nhập thành thị trấn, Cẩm Khê với vai trò chủ sở hữu nhãn hiệu cần tiến hành các hoạt động quản lý nhãn hiệu như thiết lập cơ chế bảo hộ, quản lý và khai thác nhãn hiệu đã được chứng nhận nhằm đảm bảo việc kiểm soát chất lượng, xúc tiến thương mại quảng bá và phát triển nhãn hiệu để “Nón lá Sai Nga” trở thành sản phẩm truyền thống có giá trị cao, có thương hiệu mạnh trên thị trường, làm cho nghề làm nón ở làng nón Sai Nga phát triển ngày một mạnh mẽ hơn nữa, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân trên địa bàn.

Yên Chi

Yên Chi

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hùng Lô bảo tồn giá trị di sản gắn với phát triển kinh tế

Hùng Lô bảo tồn giá trị di sản gắn với phát triển kinh tế

Xã Hùng Lô (TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn di sản; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của di sản trong phát triển kinh tế.
Việt Nam là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển Thương hiệu quốc gia

Việt Nam là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển Thương hiệu quốc gia

Vị thế của Thương hiệu quốc gia Việt Nam gia tăng mạnh mẽ qua các năm. Theo Brand Finance (tổ chức định giá Thương hiệu quốc gia có trụ sở tại Anh), Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển Thương hiệu quốc gia và là Thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới giai đoạn 5 năm từ 2019 - 2023 là 102%.
Tinh hoa Phở Việt – Di sản trong kỷ nguyên số

Tinh hoa Phở Việt – Di sản trong kỷ nguyên số

Món phở – linh hồn của văn hóa và ẩm thực Việt lại một lần nữa được giới thiệu tới công chúng thông qua Festival Phở 2025 diễn ra tại Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội).
Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam được xếp hạng 32 thế giới

Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam được xếp hạng 32 thế giới

Sáng 16/4, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức Lễ khai mạc Tuần lễ Thương hiệu quốc gia và Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2025 với chủ đề: "Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Bứt phá từ đổi mới, sáng tạo".
Về Yên Định xem lễ hội di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Về Yên Định xem lễ hội di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sáng 12/4, tại xã Yên Thọ, UBND huyện Yên Định (Thanh Hóa) đã tổ chức Lễ hội Đền Đồng Cổ - Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia. Đây là năm đầu tiên lễ hội được tổ chức với quy mô, hình thức của lễ hội di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia sau khi được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận năm 2024.
Lễ hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sáng 12/4, tại di tích miếu Diều, huyện Đan Phượng (Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội cho “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội”.
Đề nghị giữ nguyên tên gọi di sản để không làm thay đổi giá trị của di sản

Đề nghị giữ nguyên tên gọi di sản để không làm thay đổi giá trị của di sản

Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, điều chỉnh và thực hiện xác định đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp có di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới; di tích quốc gia đặc biệt…
Tập đoàn TH cam kết ra sao về trung hòa carbon và Net Zero?

Tập đoàn TH cam kết ra sao về trung hòa carbon và Net Zero?

Tại lễ nhận Chứng nhận Trung hòa carbon ngày 4.4.2025, đại diện TH cho biết cam kết duy trì trạng thái Trung hòa carbon tại hai đơn vị thành viên là Công ty CP Sữa TH và Công ty TNHH Nước tinh khiết Núi Tiên theo tiêu chuẩn PAS 2060: 2014 đến 31/12/2028, và sau đó là trung hòa theo tiêu chuẩn ISO 14068.
Tham vấn ý kiến chuyên gia về “Trang phục và cổ phục thời Đinh”

Tham vấn ý kiến chuyên gia về “Trang phục và cổ phục thời Đinh”

Mới đây, tại không gian trung tâm của Lễ hội Hoa Lư, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp với Công ty BHD tổ chức Hội thảo khoa học, triển lãm “Trang phục và Cổ phục thời Đinh” và giới thiệu dự án phim “Hộ Linh tráng sĩ - Bí ẩn mộ Vua Đinh”. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa của Lễ hội Hoa Lư năm 2025.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động