Yến mạch - Thực phẩm giảm cân hiệu quả Thực phẩm cần tránh khi bị rối loạn tiêu hóa Nghệ - Kho tàng dinh dưỡng quý giá cho cơ thể |
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng canxi, chiếm khoảng 1,5-2% tổng khối lượng cơ thể, là một nguyên tố vi lượng thiết yếu, tham gia vào nhiều quá trình sinh lý quan trọng. Nguyên tố này tồn tại ở nhiều cơ quan, bộ phận, ví dụ như: xương, răng, móng chân, móng tay,…
Bệnh thiếu canxi hay còn gọi là hạ canxi máu xảy ra khi máu có hàm lượng canxi thấp. Nếu bạn thấy xuất hiện một số dấu hiệu dưới đây thì chắc chắn cơ thể đang thiếu hụt canxi.
Dấu hiệu thiếu canxi
Các dấu hiệu liên quan đến xương khớp
Canxi quyết định không nhỏ tới sự phát triển của xương, mọi vận động của chúng ta gặp rất nhiều khó khăn và bị ảnh hưởng không nhỏ. Thậm chí, nếu phải giữ nguyên một tư thế quá lâu, đôi lúc bạn sẽ cảm thấy tê mỏi chân tay, lưng hoặc vai gáy.
Đối với người cao tuổi, tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, họ có thể đối mặt với vấn đề loãng xương, thoái hóa các đốt sống,… Nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động của chúng ta.
Chóng mặt, tê mỏi
Ngồi lâu một chỗ cảm thấy tay chân bị tê, mỏi lưng, đứng dậy thì bị hoa mắt chóng mặt, cảm giác này chỉ diễn ra trong vài chục giây rồi lại trở lại trạng thái bình thường.
Mất ngủ
Đây cũng là một dấu hiệu quan trọng của sự thiếu hụt canxi. Trong nhiều trường hợp, người không có đủ canxi trong chế độ ăn uống sẽ bị mất ngủ. Một số trường hợp, người thiếu canxi vẫn ngủ nhưng giấc ngủ không đủ sâu, thức dậy vẫn thấy mệt mỏi.
Thường xuyên bị chuột rút
Chuột rút là một trong những triệu chứng ban đầu của thiếu canxi. Tình trạng đau cơ bắp, đặc biệt là ở đùi, cánh tay, nách… trong khi di chuyển hay khi đi bộ cũng có thể là một dấu hiệu của sự thiếu hụt canxi.
Co giật hoặc co thắt cơ
Khi cơ thể thiếu canxi, hệ thần kinh cũng chịu nhiều ảnh hưởng xấu, chúng ta có nguy cơ bị co giật hoặc co thắt cơ rất cao. Bình thường, canxi sẽ phối hợp với một số nguyên tố khác kiểm soát xung điện trong cơ thể và giảm nguy cơ co giật. Một khi canxi bị thiếu hụt, vấn đề này trở nên khó kiểm soát và cân bằng hơn rất nhiều.
Sâu răng, chậm mọc răng
Canxi cũng là một thành phần quan trọng của răng. Do dó, thiếu hụt canxi trong cơ thể cũng ảnh hưởng đến răng, gây sâu răng. Trẻ em thiếu canxi có thể mọc răng trễ hơn so với các bé cùng tuổi.
Móng tay yếu và dễ gãy
Móng tay cũng cần có đủ lượng canxi để mọc khỏe và không bị giòn. Móng tay yếu và dễ gãy cũng là biểu hiện của sự thiếu canxi trong cơ thể.
Dậy thì muộn
Dậy thì muộn ở nữ giới cũng có thể là dấu hiệu thiếu canxi. Ngoài dậy thì muộn ở tuổi thiếu niên, các vấn đề về kinh nguyệt cũng là những dấu hiệu của sự thiếu hụt canxi trong cơ thể, ví dụ như bị chuột rút trước giai đoạn hành kinh.
Ở nữ giới xuất hiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt
Những triệu chứng bạn thường gặp trước mỗi kỳ kinh nguyệt như nổi mụn, đau ngực, đau lưng, đau bụng, rối loạn giấc ngủ, nhức đầu, đau cơ, căng thẳng, mất tập trung... xuất hiện nhiều hơn thường lệ. Điều này có liên quan đến canxi, chúng sẽ giảm đi nếu cung cấp đủ canxi cho nhu cầu của cơ thể.
Hay cáu
Khi thiếu canxi thường biểu hiện bằng triệu chứng loãng xương, thần kinh suy nhược và năng lực điều tiết thần kinh bị suy giảm như: hay quên, tinh thần không ổn định, mất ngủ hoặc ngủ li bì, dễ cáu hay ngủ mơ, đau đầu, tính tình thay đổi thất thường.
Nên làm gì để hạn nguy cơ thiếu canxi?
Canxi là một khoáng chất thiết yếu, trong đó đến 98 - 99% tập trung ở xương và răng, 1% lượng canxi còn lại có nằm trong máu và các tế bào, nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì chức năng của cơ thể. Lượng canxi thích hợp rất quan trọng để xương, cơ và dây thần kinh hoạt động tốt, giúp ổn định huyết áp, duy trì nhịp đập của tim, sự đông đặc của máu, điều tiết hormone và phát các tín hiệu thần kinh đúng thời điểm...
Khi có biểu hiện thiếu canxi thì cần đi khám tại cơ sở y tế để xác định có bị thiếu hay không, từ đó có giải pháp bổ sung canxi hợp lý.
Bên cạnh đó, bạn nên ưu tiên nạp vào cơ thể các loại thực phẩm có sẵn trong tự nhiên.
Tăng cường ăn các loại rau lá xanh đậm như: Cải xoăn, bông cải xanh, củ cải xanh và cải bắp vào chế độ ăn uống hàng ngày. Các loại thực phẩm giàu canxi khác như: Cá hồi, cá mòi, cá thu và cá ngừ, phô mai, sữa, đậu nành, hạnh nhân và hạt vừng. Các loại hải sản như: tôm, cua.
Để giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, bạn cũng nên tăng lượng vitamin D hàng ngày bằng cách ăn lòng đỏ trứng, hàu, tôm, nấm và một số loại thực phẩm tăng cường như ngũ cốc, bột yến mạch và nước cam...
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời 15 phút mỗi ngày sẽ giúp cơ thể tự tổng hợp vitamin D tự nhiên. Nếu uống thuốc bổ sung canxi, vitamin D thì cần theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, nếu không muốn rơi vào tình trạng rối loạn chuyển hóa canxi, chúng ta hãy dành một chút thời gian tập luyện thể dục thể thao. Điều đó vừa giúp cơ thể dẻo dai, vừa đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Tắm đêm - Thói quen tiềm ẩn nguy cơ gây đột quỵ |
Gừng và nghệ - bộ đôi vàng cho sức khỏe |
5 loại bệnh dễ bị lây nhiễm vào mùa lạnh |