'Nghề muối ba khía' được công nhận là Di sản cấp Quốc gia

TH&SP Tối ngày 23/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau vừa tổ chức lễ công bố di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đối với nghề muối ba khía của huyện Ngọc Hiển.

Con ba khía muối là một món ăn dân dã đặc trưng ở vùng đất Cà Mau nói riêng

Con ba khía muối là một món ăn dân dã đặc trưng ở vùng đất Cà Mau nói riêng

Nhắc đến con ba khía, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vùng đất miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là bán đảo Cà Mau. Còn nói đến ba khía muối thì không thể bỏ qua ba khía Rạch Gốc ở huyện Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau).

Món ba khía muối hay con gọi là mắm ba khía mang đầy đủ nét đặc trưng của văn hóa ẩm thực của người dân vùng đất cực Nam. Bởi, người dân nơi đây không chỉ đặc biệt yêu thích các loại mắm mà món ăn này còn xuất phát từ thực tế cuộc sống được hình thành từ thời đi khẩn hoang, mở cõi.

Nghề muối ba khía được xem là một trong những nghề truyền thống của địa phương từ bao đời nay. Từ trước đó, người dân chủ yếu muối ba khía để dùng trong gia đình. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, món ba khía lại được nhiều người ưa chuộng, không chỉ ở miền Tây Nam Bộ mà còn nhiều vùng khác.

Nghề muối ba khía của người dân huyện Ngọc Hiển được hình thành từ rất lâu. Với trữ lượng ba khía dồi dào ở địa phương, bà con đã tìm tòi, sáng chế nghề muối ba khía, vừa có thực phẩm cho bữa ăn gia đình hằng ngày, vừa để dự trữ cho các chuyến đi rừng, đánh bắt biển. Nghề này được lưu truyền qua nhiều thế hệ và đang phát triển mạnh, tạo được nguồn sinh kế cho nhiều hộ dân sinh sống dưới tán rừng đước.

Qua thời gian, nghề muối ba khía tập trung nhiều tại các huyện: Năm Căn, Đầm Dơi hay Phú Tân… Nhưng đặc biệt nhất vẫn là muối làm từ con ba khía ở vùng Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển.

Ba khía vùng Ngọc Hiển hiện nay không những tiêu thụ thị trường trong tỉnh mà còn xuất sang Campuchia, Thái Lan

Ba khía vùng Ngọc Hiển hiện nay không những tiêu thụ thị trường trong tỉnh mà còn xuất sang Campuchia, Thái Lan

Khi đặc sản này được nhiều người biết tới, nghề muối ba khía đem lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân. Mỗi người làm nghề muối ba khía sẽ có bí quyết khác nhau nhưng cơ bản có 2 cách muối ba khía cơ bản. Cách thứ nhất là rửa sạch ba khía, đem phơi khô, pha nước với muối và nước mắm đủ độ rồi đưa trực tiếp đưa ba khía vào muối luôn. Cách thứ 2, dùng hỗn hợp nước muối và nước mắm giết ba khía chết, sau 5 đến 7 giờ, nấu nước muối đó lại cho sôi đúng độ, để nguội, rồi pha chế với đường chảy, bột ngọt, tỏi để muối ba khía.

Theo những người dày dặn kinh nghiệm trong việc muối ba khia cho hay, muốn chế biến cho con ba khía muối ngon thì sau khi rửa sạch và tách ba khía, chúng ta phải cho nước chanh vào trước, trộn đều và để khoảng 15 phút, sau đó lần lượt đưa các gia vị: tỏi, ớt, đường, bột ngọt, rau răm rồi trộn đều.

Mới đây, nghề gác kèo ong tại 2 huyện U Minh và Trần Văn Thời (Cà Mau) cũng được công bố di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Tỉnh Cà Mau với lợi thế riêng biệt được đánh giá là giàu tiềm năng về phát triển du lịch. Một trong những giải pháp để phát huy tiềm năng, lợi thế mà UBND tỉnh Cà Mau đề ra là có kế hoạch bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.


Để thực hiện kế hoạch này, Cà Mau sẽ lập hồ sơ trình Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với các di sản: Lễ hội nghinh Ông - Sông Đốc (năm 2020), Lễ hội Đền thờ Vua Hùng (năm 2021), Nghề truyền thống làm tôm khô (năm 2022), Lễ vía Bà Thủy Long (năm 2023), Lễ vía Bà Thiên Hậu (năm 2024)...

Ngoài ra, để phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể ngoài việc lên kế hoạch bảo vệ thì tỉnh còn tổ chức giới thiệu, chỉnh lý phòng trưng bày, giới thiệu… các di sản đã được công nhận.

Khánh Hòa

Khánh Hòa

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thương hiệu số thời minh bạch: Ai không thay đổi sẽ bị bỏ lại

Thương hiệu số thời minh bạch: Ai không thay đổi sẽ bị bỏ lại

Từ yêu cầu siết chặt thông tin người bán đến xu hướng kể chuyện sản phẩm nông nghiệp, thương mại điện tử Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt quan trọng. Dự thảo Luật Thương mại điện tử và làn sóng tiêu dùng số mới buộc người bán phải thay đổi để tồn tại và phát triển.
Giọt mật chắt chiu từ hoa sú: Câu chuyện thương hiệu giữa rừng xanh

Giọt mật chắt chiu từ hoa sú: Câu chuyện thương hiệu giữa rừng xanh

Khi những cánh rừng ngập mặn khoe sắc, cũng là lúc hàng ngàn đàn ong đổ về Vườn quốc gia Xuân Thủy để hút mật hoa sú, hoa vẹt – thứ “vàng lỏng” tự nhiên quý giá. Không chỉ là nơi khai thác mật hiệu quả, Xuân Thủy còn đang trở thành điểm tựa cho người nuôi ong phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường.
Cà phê đặc sản: Chìa khóa nâng tầm thương hiệu Việt

Cà phê đặc sản: Chìa khóa nâng tầm thương hiệu Việt

Cà phê đặc sản Việt Nam đang vươn ra thế giới nhờ chất lượng vượt trội, chế biến xanh và câu chuyện thương hiệu bản sắc. Đây là chìa khóa giúp sản phẩm tăng giá trị, đáp ứng thị trường khó tính và nâng tầm vị thế ngành cà phê trên trường quốc tế.
Dứa Đồng Giao: Bài học làm thương hiệu từ nông sản tươi sống đến chế biến sâu

Dứa Đồng Giao: Bài học làm thương hiệu từ nông sản tươi sống đến chế biến sâu

Từ một loại cây trồng được đưa về thử nghiệm từ những năm 1970, dứa Đồng Giao đã vươn lên thành thương hiệu nông sản tiêu biểu của tỉnh Ninh Bình, không chỉ được tiêu thụ mạnh trong nước mà còn xuất khẩu đến hàng chục quốc gia. Hành trình phát triển của đặc sản này là minh chứng sống động cho hiệu quả của chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ – chế biến sâu và xây dựng thương hiệu nông sản địa phương.
Ngành cà phê cần kể lại câu chuyện từ gốc rễ

Ngành cà phê cần kể lại câu chuyện từ gốc rễ

Việt Nam là một cường quốc xuất khẩu cà phê, nhưng để khẳng định vị thế thương hiệu trên thị trường toàn cầu, ngành cần kể lại câu chuyện từ gốc rễ: từ vùng trồng, văn hóa, con người đến trải nghiệm thưởng thức mang đậm bản sắc riêng của cà phê Việt.
Thương hiệu Việt chinh phục thị trường nội địa: Bài học từ những “kỳ tích” gần đây

Thương hiệu Việt chinh phục thị trường nội địa: Bài học từ những “kỳ tích” gần đây

Từ những sản phẩm nhỏ bé, nhiều thương hiệu Việt đã vươn lên chiếm lĩnh thị trường nội địa, thậm chí chinh phục cả người tiêu dùng quốc tế. Những “kỳ tích” này để lại nhiều bài học về chiến lược, chất lượng và đổi mới sáng tạo.
Logistics xanh: Chìa khóa nâng tầm thương hiệu Việt

Logistics xanh: Chìa khóa nâng tầm thương hiệu Việt

Trong làn sóng chuyển đổi xanh toàn cầu, logistics không chỉ là điểm khởi đầu giảm phát thải, mà còn là cơ hội để doanh nghiệp Việt nâng cao vị thế, thích ứng tiêu chuẩn ESG và chinh phục các thị trường xuất khẩu cao cấp như EU, Mỹ, Nhật Bản.
Kết nối chính sách và thực tiễn – Định hướng phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh đến năm 2045

Kết nối chính sách và thực tiễn – Định hướng phát triển thương hiệu sâm Ngọc Linh đến năm 2045

Sâm Ngọc Linh – dược liệu “quốc bảo” của Việt Nam đang trên hành trình phát triển bền vững với sự hỗ trợ từ chính sách quản lý rừng mới nhất của Chính phủ cùng các hoạt động thực tiễn như Lễ hội quốc tế sâm Ngọc Linh 2025. Việc kết nối chặt chẽ giữa chính sách và thực tiễn không chỉ bảo tồn nguồn gen quý hiếm, mà còn nâng tầm thương hiệu sâm Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế, hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững và có sức cạnh tranh toàn cầu đến năm 2045.
Bảo hộ thương hiệu giữa làn sóng sáp nhập hành chính: Doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Bảo hộ thương hiệu giữa làn sóng sáp nhập hành chính: Doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Sự thay đổi địa giới hành chính sau sáp nhập đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết với doanh nghiệp trong việc cập nhật thông tin bảo hộ thương hiệu. Việc chậm điều chỉnh địa chỉ có thể ảnh hưởng đến hiệu lực pháp lý của nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và các quyền sở hữu công nghiệp khác, dù các quy định mới đã tạo thuận lợi đáng kể.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

tap-doan-son-ha
eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động