Mở rộng đường xuất khẩu cho sản phẩm nhãn Việt Nam

TH&SP Hội nghị giao thương trực tuyến quốc tế sản phẩm nhãn Việt Nam 2020 nhằm hỗ trợ các nhà vườn, hợp tác xã, doanh nghiệp nhãn Việt Nam tăng cường tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, xuất khẩu nhãn và sản phẩm nhãn ra thị trường quốc tế trên môi trường trực tuyến.

Sáng 13/8, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Uỷ ban nhân dân các tỉnh Hưng Yên, Sơn La và tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước tổ chức “Hội nghị giao thương trực tuyến quốc tế sản phẩm nhãn Việt Nam 2020.”

Hội nghị thu hút hơn 70 doanh nghiệp, nhà nhập khẩu nông sản từ 8 thị trường xuất khẩu nhãn của Việt Nam, gồm: Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Malaysia, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc giao dịch trực tuyến với trên 30 nhà vườn, hợp tác xã, doanh nghiệp nhãn đến từ 8 tỉnh, thành của Việt Nam là Bến Tre, Bắc Giang, Bình Dương, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Lạng Sơn và Sơn La.



Hội nghị giao thương trực tuyến quốc tế sản phẩm nhãn Việt Nam 2020. Ảnh TCCT

Đây là Hội nghị giao thương trực tuyến đầu tiên về sản phẩm nhãn Việt Nam được tổ chức, có sự kết nối đồng thời với nhiều thị trường nước ngoài. Thông qua hội nghị giao thương này, doanh nghiệp Việt Nam và các nhà nhập khẩu nước ngoài sẽ hiểu rõ hơn nhu cầu, năng lực của nhau, tiến tới thỏa thuận các cơ hội hợp tác kinh doanh vì lợi ích của các doanh nghiệp, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch và xây dựng các chiến lược phát triển kinh doanh bền vững cho sản phẩm nhãn.

Hội nghị nhằm hỗ trợ các nhà vườn, hợp tác xã, doanh nghiệp nhãn Việt Nam tăng cường tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, xuất khẩu nhãn và sản phẩm nhãn ra thị trường quốc tế trên môi trường trực tuyến, trong điều kiện các địa phương trồng nhãn và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn xúc tiến thương mại với nước ngoài vì dịch Covid-19.

Ở trong nước, Sơn La và Hưng Yên là 2 tỉnh trồng nhãn lớn nhất miền Bắc Việt Nam chiếm khoảng 30% diện tích nhãn toàn quốc. Nhãn Sơn La, Hưng Yên có chất lượng cao và hình thức đẹp, hương vị thơm ngon được người tiêu dùng trong nước và quốc tế ưa chuộng và đánh giá cao.

Trong đó, sản phẩm nhãn Sơn La đã được cấp nhãn hiệu chứng nhận “Nhãn Sông Mã,” trong khi nhãn lồng Hưng Yên đã được cấp chỉ dẫn địa lý, được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa “Nhãn lồng Hưng Yên hương vị tiến vua.”

Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên cho thấy, năm 2020 toàn tỉnh có khoảng 4.600ha trồng nhãn, với sản lượng trên 50.000 tấn.

Theo ông Bùi Thế Cử, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên, ngay từ đầu vụ, tỉnh đã xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại các địa phương trong nước và xuất khẩu sang các nước, như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Trung Quốc.

Tuy nhiên, do diễn biến của dịch COVID-19 nên việc tiêu thụ nhãn gặp khó khăn, cần sự hỗ trợ của các bộ, ngành trung ương, các nhà phân phối, chế biến và chung tay của người tiêu dùng.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá, chất lượng quả nhãn Việt Nam và các sản phẩm giá trị gia tăng từ nhãn đang ngày càng được nâng cao.

Ngoài việc tiêu thụ mạnh tại thị trường trong nước, các sản phẩm nhãn Việt Nam đã được nhiều thị trường lớn và người tiêu dùng trên thế giới biết đến và đón nhận như Trung Quốc, Australia, Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Châu Âu, Trung Đông...

Trong số các thị trường này, Việt Nam đã xuất khẩu nhãn tươi vào các thị trường có thứ hạng cao như Australia, Mỹ..., đáp ứng chuẩn các quy định của nước nhập khẩu như truy xuất nguồn gốc rõ ràng, sản xuất và xuất khẩu theo quy trình đáp ứng yêu cầu chất lượng...



Sản phẩm nhãn Việt Nam đã xuất khẩu sang các nước, như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc...

“Điều này đồng nghĩa với việc trái nhãn tươi xuất khẩu của Việt Nam đã được công nhận có chất lượng cao, khẳng định được thương hiệu “trái cây Việt” và hoàn toàn có thể tự tin lưu thông ở nhiều thị trường khó tính khác”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng cho rằng, tiềm năng xuất khẩu quả nhãn tươi và các sản phẩm từ nhãn như nhãn sấy khô, long nhãn, nước nhãn đóng lon... của Việt Nam là khá lớn.

Những địa phương có diện tích trồng nhãn quy mô tập trung của Việt Nam như các tỉnh Hưng Yên, Sơn La, Hải Dương... đang ngày càng hoàn thiện công nghệ, quy trình sản xuất, tập trung phát triển các vùng trồng nhãn đạt tiêu chuẩn cấp mã số xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài.

Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy Trung Quốc vẫn là thị trường quan trọng của Việt Nam với trên 70% giá trị xuất khẩu trái cây hàng năm.

Đáng chú ý, Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận xuất khẩu chính ngạch 9 loại trái cây từ Việt Nam. Đặc biệt, Trung Quốc đang xem xét để Việt Nam có thể xuất khẩu thêm những loại trái cây khác.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh, Bộ luôn quan tâm đến việc đa dạng hóa thị trường, mở cửa, phát triển thị trường cho nông sản Việt nhằm nâng cao giá trị cho sản xuất, mang lại lợi ích lớn hơn cho nông dân và doanh nghiệp.

Bên cạnh đẩy mạnh tiêu thụ nội địa, trao đổi hàng hóa giữa các vùng, miền trong nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tích cực đàm phán, tháo gỡ rào cản kỹ thuật để mở cửa thị trường xuất khẩu trái cây ra thế giới.

Tuy nhiên, để đảm bảo mùa vụ nhãn thắng lợi toàn diện, thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị các tỉnh có vùng trồng nhãn tập trung đổi mới và nâng cao hiệu quả hệ thống tổ chức sản xuất nhãn theo chuỗi giá trị.

Bên cạnh đó, các địa phương cần hướng dẫn người trồng nhãn các kỹ thuật rải vụ, thu hoạch, bảo quản để đảm bảo sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của thị trường trong nước và xuất khẩu; phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để triển khai việc cấp mã số vùng trồng và đẩy mạnh việc thực hiện quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP…

Minh Anh

Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ ủng hộ việc xóa bỏ tất cả các rào cản thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ ủng hộ việc xóa bỏ tất cả các rào cản thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) Hà Nội, ủng hộ việc xóa bỏ tất cả các rào cản thương mại giữa hai quốc gia và tin rằng, bằng cách mở cửa thị trường cho nhiều hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ, Việt Nam có thể giúp điều chỉnh cán cân thương mại có lợi cho cả hai bên.
Gửi tiết kiệm online ở ngân hàng nào có lãi suất tốt nhất?

Gửi tiết kiệm online ở ngân hàng nào có lãi suất tốt nhất?

Lãi suất hôm nay 8/4, các ngân hàng ngoại giảm mạnh lãi suất. PublicBank, GPBank đang là hai ngân hàng có lãi suất hấp dẫn nhất khi gửi online.
Tin vui cho hàng Việt Nam đang trên đường đến Mỹ

Tin vui cho hàng Việt Nam đang trên đường đến Mỹ

Theo thông báo mới từ Cơ quan Hải quan Mỹ, hàng hóa đang trên đường đến Mỹ sẽ không bị áp thuế đối ứng.
Mỹ áp thuế 46% gây áp lực và thách thức cho xuất khẩu

Mỹ áp thuế 46% gây áp lực và thách thức cho xuất khẩu

Tại họp báo Chính phủ chiều 6/4, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết mức thuế đối ứng 46% từ Mỹ sẽ tác động không tốt đến hoạt động xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, thu hút FDI, dịch vụ và lao động...
Nâng kịch bản tăng trưởng cho 3 quý cuối năm

Nâng kịch bản tăng trưởng cho 3 quý cuối năm

Tăng trưởng quý I/2025 đạt 6,93%, Bộ Tài chính đã xây dựng kịch bản tăng trưởng cao hơn cho 3 quý cuối năm, cụ thể: quý II đạt khoảng 8,3%; quý III, quý IV lần lượt là 8,3% và 8,4%...
Chỉ số CPI giảm, lạm phát quý I/2025 tăng 3,01%

Chỉ số CPI giảm, lạm phát quý I/2025 tăng 3,01%

Giá xăng dầu, giá gạo trong tháng 3 giảm theo giá thế giới đã kéo CPI bình quân quý I/2025 xuống còn 3,22%, thấp hơn mức tăng bình quân của 2 tháng đầu năm. Bình quân quý I/2025, lạm phát cơ bản tăng 3,01% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất nhập khẩu quý I/2025 đạt 202,52 tỷ USD

Xuất nhập khẩu quý I/2025 đạt 202,52 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá quý I/2025 đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,16 tỷ USD.
Xuất siêu sang Mỹ: Việt Nam xứng đáng được đối xử công bằng

Xuất siêu sang Mỹ: Việt Nam xứng đáng được đối xử công bằng

Trong thế giới hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau ngày nay, các con số thống kê – nếu không được đặt đúng trong bối cảnh, hoàn cảnh – đôi khi có thể dẫn đến những ngộ nhận tai hại.
Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng: Linh hoạt chính sách ứng phó thuế quan đối ứng

Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng: Linh hoạt chính sách ứng phó thuế quan đối ứng

Cùng với việc chủ động và linh hoạt trong việc thực thi chính sách, để giảm thiểu tác động do chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ đối với kinh tế nước ta, Chính phủ cần tiếp tục thực thi các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động