Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn năm 2022 đạt 1,4 tỷ USD Trung Quốc dừng thông quan dịp Tết từ 21/1 đến 28/1/2023 Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn lớn nhất của Việt Nam |
Tháng 8 vừa qua, nước ta xuất khẩu 221,3 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn |
Từ xa xưa, củ sắn (hay còn gọi là khoai mì, củ mì) đã trở thành món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam trên khắp dải đất hình chữ S. Thậm chí ở nông thôn bây giờ, người ta vẫn trồng từng ruộng… từng cánh đồng… khoai mì vừa ăn vừa bán lấy tiền cải thiện cuộc sống! Bởi vậy dù là món ăn dân dã, “cứu đói” thời ông bà, cha mẹ ta nhưng nay loại củ này vẫn được “ưa chuộng” đến lạ.
Không chỉ được ưa chuộng ở trong nước, lượng sắn xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng mạnh trong tháng 8.
Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tháng 8 vừa qua, nước ta xuất khẩu 221,3 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, đạt 103,26 triệu USD, tăng mạnh 52,4% về lượng và tăng 43,7% về giá trị so với tháng 7/2023. So với tháng 8/2022, xuất khẩu mặt hàng này tăng 7% về lượng và tăng 6,6% về giá trị.
Đáng chú ý, đây là tháng đầu tiên xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng dương sau 5 tháng giảm liên tiếp. Nguyên nhân chủ yếu do khách hàng lớn nhất là Trung Quốc mạnh tay gom mua, chiếm gần 96% tổng lượng sắn xuất khẩu của
Cụ thể, trong tháng 8, Trung Quốc đã chi ra 98,04 triệu USD để mua 212,23 nghìn tấn sắn và sản phẩm sắn của Việt Nam, tăng 56,1% về lượng và tăng 47,2% về giá trị so với tháng 7/2023; so với tháng 8/2022 tăng 9,6% về lượng và tăng 7,9% về trị giá.
Song, giá xuất khẩu bình quân sắn và các sản phẩm từ sắn chỉ đạt mức 466,7 USD/tấn, giảm 5,7% so với tháng 7/2023 và giảm 0,4% so với tháng 8/2022.
Lũy kế 8 tháng năm 2023, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,86 triệu tấn, thu về 768,76 triệu USD, vẫn giảm 12,4% về lượng và giảm 18% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 1,69 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, giá trị 687,24 triệu USD, giảm 13,4% về lượng và giảm 19,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Củ sắn xưa ăn chống đói |
Trong 8 tháng năm 2023, mặc dù lượng sắn xuất khẩu giảm nhưng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang một số thị trường vẫn tăng trưởng tốt cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Theo bản tin của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), do sức mua từ thị trường Trung Quốc, từ đầu tháng 9/2023 đến nay, giá sắn tươi tại Tây Ninh tiếp tục tăng nhẹ, trong khi giá tinh bột thành phẩm cũng được điều chỉnh tăng thêm 200 đồng/kg theo đà tăng của giá nguyên liệu, lên mức bình quân 12.500 đồng/kg với hàng xuất khẩu và phổ biến 12.800 đồng/kg với hàng bán nội địa.
Đáng chú ý, một số lô hàng tinh bột sắn giao tại Móng Cái và Lạng Sơn đã được phía Trung Quốc chốt mua với giá cao nhất là 4.300-4.350 NDT/tấn.
Thời gian tới, dự báo nhu cầu với mặt hàng này từ các nhà nhập khẩu vẫn cao, do các nước tăng cường dự trữ lương thực, ngũ cốc cho tiêu dùng và sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Trả lời trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam ông Nghiêm Minh Tiến, Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam, cho biết cây sắn (khoai mì) là cây lương thực quan trọng thứ 3 của Việt Nam sau lúa, ngô (bắp). Tính đến nay, diện tích trồng sắn cả nước khoảng 530.000 ha/năm, tổng sản lượng trên 10 triệu tấn/năm. Cây sắn và ngành công nghiệp chế biến đã góp phần giải quyết việc làm cho trên 1,2 triệu lao động, chủ yếu ở khu vực trung du, miền núi, đóng góp không nhỏ trong việc xóa đói giảm nghèo, ổn định về kinh tế và xã hội.
Về tình hình tiêu thụ, đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam sang Trung Quốc có xu hướng giảm trong những tháng gần đây.
Tuy nhiên, trong 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam. Thị trường này chiếm 89,9% về lượng (1,22 triệu tấn) và chiếm 88,47% về trị giá xuất khẩu (467,62 triệu USD).
Ông Tiến cho biết thêm, trong vòng 10 năm trở lại đây, ngành sắn Việt Nam phát triển nhanh. Kim ngạch xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn tăng từ 0,958 tỷ USD năm 2018 lên gần 1,5 tỷ USD vào năm 2022. Việt Nam hiện đứng thứ 2 thế giới về sắn, sau Thái Lan. Từ năm 2022, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang Hàn Quốc và Malaysia có xu hướng tăng mạnh nhưng không ổn định. Hơn nữa, việc phát triển thị trường mới còn chậm. Vì thế, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính các sản phẩm sắn của Việt Nam.
Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn năm 2022 đạt 1,4 tỷ USD |
Xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn sang Nhật Bản tăng 1.285% |
Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn lớn nhất của Việt Nam |