Giảm giá dịch vụ chữ ký số xuống còn 250.000 đồng/năm

TH&SP Dịch vụ chữ ký số (chứng thư số) sẽ được giảm giá còn khoảng 250.000 đồng/năm, tương đương với chi phí dịch vụ OTP của ngân hàng. Chữ ký số vừa đảm bảo an toàn vừa thuận lợi trong các giao dịch điện tử.

Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết, Việt Nam hiện có hơn 1,4 triệu chứng thư số công cộng và hơn 220.000 chứng thư số chuyên dùng Chính phủ đang hoạt động.

Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia đánh giá, thị trường chữ ký số cho doanh nghiệp đã đạt tới mức bão hòa, thị trường chữ ký số cá nhân còn rất khiêm tốn (khoảng 10%) trong khi tiềm năng ở thị trường này là rất lớn. Một trong những nguyên nhân được nhận định là do mức giá chứng thư số vẫn khá cao, chưa phù hợp với nhu cầu của khách hàng cá nhân.

fh

Dịch vụ chữ ký số (chứng thư số) sẽ được giảm giá còn khoảng 250.000 đồng/năm


Ông Ngô Tuấn Anh, Chủ tịch Câu lạc bộ Chữ ký số và Giao dịch điện tử Việt Nam (Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam) cho biết, hiện, doanh nghiệp chi phí từ 400.000-500.000 đồng/năm/chứng thư số để thực hiện hàng trăm các dịch vụ thuế, hải quan, bảo hiểm… mỗi tháng. Để thu hút, mở rộng khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp cung cấp chứng thư số đang cố găng triển khai nhiều biện pháp, đảm bảo giảm xuống mức giá tốt nhất cho dịch vụ chữ ký số.

“Hiện các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chữ ký số đang khẩn trương triển khai chữ ký số từ xa trên thiết bị di động. Chúng tôi cam kết mức chi phí sẽ được giảm hợp lý nhất, với nhiều hình thức như tính phí theo lần giao dịch chứ không chỉ theo thuê bao như hiện nay, có nghĩa là dùng bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu. Tạm ước lượng chi phí chỉ tương đương với chi phí giải pháp OTP của các ngân hàng”, ông Tuấn Anh cho biết thêm.

Chi phí duy trì hoạt động OTP của các ngân hàng ước tính khoảng 250.000 đồng/năm, trong đó ngân hàng trợ giá cho khách hàng khoảng 120.000 đồng/năm. Tuy nhiên, dịch vụ OTP chỉ có thể sử dụng riêng từng ngân hàng.

“Chữ ký số vừa đảm bảo an toàn vừa thuận lợi trong các giao dịch điện tử. Đối với dịch vụ OTP hiện nay, mỗi ngân hàng có một hệ thống riêng, tuy nhiên nếu sử dụng chữ ký số, một người có thể sử dụng một chữ ký số cho nhiều ngân hàng khác nhau. Từ đó, giúp giảm chi phí đi đáng kể”, ông Tuấn Anh nói.

Trước bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự nổi lên của nền kinh tế số tại Việt Nam, chữ ký điện tử - chữ ký số được xem như một trong những công cụ đắc lực nhất phục vụ công cuộc chuyển đổi số.

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đang dự thảo Thông tư quy định về việc quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Ngân hàng Nhà nước nhằm thay thế Thông tư 28/2015.

Theo đó, dự thảo Thông tư quy định, hướng dẫn lại một cách cụ thể, chi tiết và phù hợp hơn so với các quy định cũ tại Thông tư 28/2015 về việc quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Ngân hàng Nhà nước để phù hợp với các quy định của pháp luật, tình hình thực tế triển khai Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử Ngân hàng Nhà nước.

fh

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đang dự thảo Thông tư quy định về việc quản lý, sử dụng chữ ký số...


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, các nội dung chính cần lấy ý kiến gồm: Quy định về phương thức gửi, nhận văn bản, báo cáo, hồ sơ liên quan đến dịch vụ chứng thực chữ ký số và kết quả xử lý; quy định về sử dụng hệ thống dịch vụ công về lĩnh vực chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số; quy định về trách nhiệm người ký, người nhận…

Bên cạnh đó, dự thảo cũng bổ sung quy định trường hợp tự động thu hồi chứng thư số khi: (i) tổ chức có quyết định thu hồi giấy phép hoạt động; (ii) chứng thư số cấp cho thuê bao nhưng thuê bao không kích hoạt sử dụng; (iii) chứng thư số đã hết hiệu lực sử dụng (Điều 14 Khoản 1).

Đồng thời dự thảo cũng hướng dẫn thay đổi mã kích hoạt chứng thư số (Điều 16); hướng dẫn bổ sung nghiệp vụ chứng thư số (Điều 18); hướng dẫn huỷ bỏ nghiệp vụ chứng thư số (Điều 19)…

Minh Nhật

Minh Nhật

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

M&A Summit 2025: Thúc đẩy tái cấu trúc doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số

M&A Summit 2025: Thúc đẩy tái cấu trúc doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số

Chiều 26/6, Diễn đàn M&A Summit 2025 đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (Hà Nội), quy tụ đông đảo lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư trong và ngoài nước, với chủ đề “Tăng trưởng – Tái cấu trúc – Chuyển mình”.
Thương mại điện tử Nhật mở lối cho hàng Việt

Thương mại điện tử Nhật mở lối cho hàng Việt

Thị trường Nhật Bản khắt khe nhưng giàu tiềm năng đang mở ra hướng đi mới cho hàng Việt thông qua thương mại điện tử. Với tốc độ tăng trưởng mạnh, kênh online có thể trở thành “cửa ngách” hiệu quả giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng Nhật.
Phát triển Halal – đòn bẩy nâng tầm sản phẩm Việt

Phát triển Halal – đòn bẩy nâng tầm sản phẩm Việt

Nhận định của PGS.TS Đinh Công Hoàng không chỉ mang tính cảnh tỉnh mà còn mở ra hướng đi mới: phát triển ngành Halal có thể trở thành cú hích giúp doanh nghiệp Việt gia tăng giá trị, mở rộng thị trường và khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế toàn cầu.
Ngành dừa tỷ đô và nghịch lý nhập khẩu

Ngành dừa tỷ đô và nghịch lý nhập khẩu

Dù đứng trong nhóm năm quốc gia xuất khẩu dừa hàng đầu thế giới, nhưng nghịch lý thay, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, Việt Nam lại phải chi hơn 7 triệu USD để nhập khẩu sản phẩm từ dừa. Giá dừa tăng vọt, doanh nghiệp đẩy mạnh chế biến, nông dân đua nhau trồng mới... nhưng bài toán phát triển bền vững cho toàn chuỗi vẫn đang bỏ ngỏ.
8 doanh nghiệp cá tra – basa Việt Nam được áp thuế 0% khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ

8 doanh nghiệp cá tra – basa Việt Nam được áp thuế 0% khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa công bố Kết luận cuối cùng đợt rà soát lần thứ 20 (POR20) thuế chống bán phá giá với cá tra – basa phi lê đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Kết quả cho thấy 8 doanh nghiệp Việt Nam được hưởng mức thuế 0% trong giai đoạn từ 1/8/2022 đến 31/7/2023.
Chớp thời cơ thuế ưu đãi, thủy sản bứt tốc xuất khẩu

Chớp thời cơ thuế ưu đãi, thủy sản bứt tốc xuất khẩu

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng mạnh nhờ tận dụng hiệu quả mức thuế tạm thời 10% từ Mỹ, với kim ngạch 5 tháng đầu năm vượt 4,3 tỷ USD. Doanh nghiệp đang nỗ lực đa dạng hóa thị trường, nâng chất lượng để giữ đà tăng trưởng bền vững.
SHB được vinh danh “Ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho Doanh nghiệp SME” tại Việt Nam năm 2025

SHB được vinh danh “Ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho Doanh nghiệp SME” tại Việt Nam năm 2025

Giải thưởng không chỉ là sự ghi nhận từ các tổ chức quốc tế, mà còn là minh chứng cho những bước tiến vững chắc của SHB trong việc hỗ trợ toàn diện doanh nghiệp SME, góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân và sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam.
Biến động địa chính trị và thương mại toàn cầu: Thách thức kép với xuất khẩu Việt Nam

Biến động địa chính trị và thương mại toàn cầu: Thách thức kép với xuất khẩu Việt Nam

Căng thẳng tại Trung Đông, chính sách thuế bất ổn từ Mỹ và sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đang tạo ra những biến số khó lường cho xuất khẩu Việt Nam. Trong bối cảnh cước vận tải leo thang, nguy cơ thiếu container và áp lực thời gian giao hàng gia tăng, doanh nghiệp buộc phải tái cấu trúc chiến lược logistics, đồng thời Bộ Công Thương cũng nhìn nhận rõ các điểm cần điều chỉnh trong chiến lược xuất nhập khẩu quốc gia giai đoạn tới.
SeABank tăng 10 bậc trên bảng xếp hạng Fortune Southeast Asia 500

SeABank tăng 10 bậc trên bảng xếp hạng Fortune Southeast Asia 500

Năm 2025, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tiếp tục được Tạp chí kinh doanh Fortune (Hoa Kỳ) vinh danh trong bảng xếp hạng Fortune Southeast Asia 500 - 500 Doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á với thứ hạng 277/500, tăng 10 bậc so với năm 2024 nhờ hoạt động hiệu quả, giữ vững đà tăng trưởng và vị thế nổi bật trong khu vực.
Xem thêm

Tin đọc nhiều

Giá tiêu bật tăng mạnh, doanh nghiệp kỳ vọng xuất khẩu khởi sắc

Giá cà phê giảm sâu kỷ lục: Nông dân Tây Nguyên đối mặt áp lực kép

Giá tiêu trong nước đi ngang, triển vọng dài hạn vẫn tích cực

Giá cà phê hôm nay tiếp tục chịu áp lực giảm: Triển vọng sản lượng toàn cầu ở mức kỷ lục

Xuất hóa đơn điện tử từ 1/7: Ghi địa chỉ mới hay giữ theo giấy đăng ký kinh doanh?

Từ 1/7 việc khám chữa bệnh thuận tiện hơn, quyền lợi BHYT rộng hơn

Sầu riêng Việt: Làm sao giữ thị phần ngay trên “sân nhà”?

Thanh Hóa tạo đột phá chiến lược từ tổ chức bộ máy: Công bố nhân sự chủ chốt tại 166 xã, phường

Vải không hạt có gì đặc biệt mà gây ấn tượng mạnh trên thị trường?

Thịt heo nhập khẩu tăng vọt: Bài toán cạnh tranh và định vị thương hiệu nội địa

Dấu mốc 24 năm thành lập - Halcom Việt Nam kiên định phát triển bền vững, vươn mình cùng Kỷ nguyên mới của dân tộc

Thanh Hóa công bố nghị quyết, quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính

Công bố các nghị quyết, quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh Quảng Trị mới

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Gạo và rau quả “hụt hơi”: Cảnh báo chiến lược hay cơ hội tái cấu trúc?

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động