Giá xăng dầu hôm nay 13/1: Hướng tới mốc 57 USD/thùng Giá xăng dầu hôm nay 12/1: Tiếp tục giảm Giá xăng dầu hôm nay 11/1: Giảm nhẹ đầu tuần |
Giá xăng dầu thế giới
Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,26% xuống 52,77 USD/thùng vào lúc 7h15 (giờ Việt Nam) ngày 14/1, giá dầu thô Brent giao tháng 3 giảm 0,18% xuống 55,91 USD/thùng.
Giá dầu ngày 14/1 giảm mạnh trong bối cảnh thị trường lo ngại nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu, trong đó có dầu thô, suy yếu khi ngày càng có nhiều quốc gia thực hiện các biện pháp phong toả, giãn cách xã hội.
Giá xăng dầu hôm nay 14/1 quay đầu giảm |
Tiếp theo một loạt các nền kinh tế lớn ở châu Âu như Anh, Đức, Pháp…., Nhật Bản ngày hôm qua đã quyết định mở rộng tình trạng khẩn cấp bằng việc cấm công dân 11 quốc gia, vốn vẫn được nhập cảnh vào nước này, không được nhập cảnh vào Nhật.
Cụ thể, Thủ tướng Yoshihide Suga ngày 13/1 đã thông báo áp đặt thêm tình trạng khẩn cấp ở 7 tỉnh gồm Osaka, Kyoto, Hyogo, Fukuoka, Aichi, Gifu và Tochigi từ 14/1 đến 7/2.
Ở diễn biến khác, ngày 13/1, Trung Quốc cũng đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp tại tỉnh Hắc Long Giang trước diễn biến gia tăng của số ca mắc Covid-19 ở tỉnh này.
Tính đến sáng 14/1, theo trang cập nhật theo thời gian thực Worldometers, thế giới đã ghi nhận 92.691.311 ca nhiễm và 1.984.546 người chết do Covid-19, tăng lần lượt 737.345 và 16.618 ca so với 24 giờ trước. 66.226.026 người đã bình phục sau khi nhiễm virus.
Giá dầu hôm nay giảm mạnh còn do một loạt các dữ liệu vừa được công bố cho thấy “sức khoẻ” của các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Anh… đều đang gặp vấn đề. Với Mỹ đó là câu chuyện lạm phát, về nguy cơ nợ gia tăng. Còn với Anh, đó là những ảnh hưởng tiêu cực của Brexit mà theo đánh giá của giới phân tích, phải còn rất lâu nữa, vấn đề thương mại giữa Anh và EU mới trở lại trạng thái bình thường.
Trước đó, giá dầu thô giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (12/1) sau khi dữ liệu chính thức của Mỹ cho thấy một đợt tăng hàng tuần khác về tồn kho sản phẩm nhiên liệu, theo đó làm dịu đi yếu tố có thể hỗ trợ thị trường là sự sụt giảm về tồn kho dầu thô.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết tồn kho xăng đã tăng gần 4,4 triệu thùng trong tuần đầu tiên của tháng 1, hơn 1,5 lần so với dự đoán sẽ tăng 2,69 triệu thùng. Tồn kho các sản phẩm chưng cất, gồm dầu diesel và nhiên liệu đốt lò, đã tăng gần 4,8 triệu thùng, nhiều hơn dự đoán tăng 2,67 triệu thùng.
Trong khi đó, tồn kho dầu thô đã giảm hơn 3,2 triệu thùng trong tuần trước, lớn hơn mức dự báo là giảm 2,26 triệu thùng.
Một phân tích gợi ý lượng dầu thô được lấy ra từ kho có thể là liên quan đến vấn đề thuế. Điều này gắn liền với tỷ lệ sử dụng nhà máy lọc dầu cao hơn được ghi nhận trong tuần trước.
Tồn kho dầu thô giảm khi xuất khẩu dầu thô của Mỹ duy trì ổn định trên mức 3 triệu thùng/ngày trong tuần trước, sau khi xuất khẩu tới 3,6 triệu thùng/ngày trong tuần trước nữa.
Tuy nhiên, các sản phẩm nhiên liệu vẫn là mắt xích yếu nhất của tổ hợp dầu, dấy lên câu hỏi về việc liệu giá dầu thô có thể duy trì mức trên 50 USD/thùng trong bao lâu.
Giá xăng dầu trong nước
Chiều ngày 11/1, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tại Mục 1 nêu trên, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:
Xăng E5 RON92 có giá trần là 15.948 đồng/lít, tăng 430 đồng/lít; xăng RON95-III là 16.930 đồng/lít, tăng 451 đồng/lít.
Trong lần thay đổi này, dầu diesel 0.05S có giá trần là 12.647 đồng/lít, tăng 271 đồng/lít; dầu hỏa có giá trần là 11.558 đồng/lít, tăng 370 đồng/lít và dầu mazút 180CST 3.5S cao nhất là 12.272 đồng/kg, giữ ổn định.