Giá sắt thép hôm nay 2/12/2022: Nối dài chuỗi tăng từ đầu tuần Giá sắt thép hôm nay 5/12/2022: Giá thép trong nước quay đầu giảm Giá sắt thép hôm nay 6/12/2022: Quay đầu giảm trên Sàn Thượng Hải |
Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát tiếp tục ổn định, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.500 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.600 đồng/kg.
Thép Việt Ý không có biến động, với thép cuộn CB240 ở mức 14.440 đồng/kg; trong khi đó, thép D10 CB300 có giá 14.750 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức, với 2 dòng sản phẩm gồm thép cuộn CB240 ở mức 14.280 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.690 đồng/kg.
Với thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 sau khi tăng mạnh giữ nguyên mức 14.620 đồng/kg.
Thép Việt Sing, hiện thép cuộn CB240 giữ nguyên giá bán ở mức 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.620 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 có giá 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.510 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát, với 2 sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.820 đồng/kg.
Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.620 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.020 đồng/kg.
Thép VAS, với thép cuộn CB240 ở mức 14.260 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng mạnh 210 đồng, có giá 14.570 đồng/kg.
Thép Pomina không có biến động, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.730 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.940 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.360 đồng/kg; trong khi đó, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.570 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.580 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.680 đồng/kg.
Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; còn với thép thanh vằn D10 CB300 tăng mạnh 210 đồng, hiện có giá 14.620 đồng/kg.
Giá sắt thép xây dựng trên Sàn giao dịch
Giá thép ngày 7/12 giao tháng 5/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 6 nhân dân tệ lên mức 3.809 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h20 (giờ Việt Nam).
Bộ Thép của Ấn Độ đã yêu cầu Bộ Tài chính miễn thuế nhập khẩu đối với than luyện cốc trong số nhiều nguyên liệu thô, khi nước này cố gắng bù đắp tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất thép, Reuters đưa tin.
Đề xuất về thuế phế liệu từ 2,5% đến 7,5% tại nhà sản xuất thép thô lớn thứ hai thế giới này được đưa ra trước khi ngân sách quốc gia cho năm tài chính 2023 - 2024 được công bố vào tháng 2 tới.
Ngoài than luyện cốc, kế hoạch của Bộ Thép về loại bỏ thuế đối với đá vôi, quặng mangan, phế liệu thép, điện cực than chì, quặng crom và niken ferro, cũng đã được trình lên Bộ Tài chính.
Nhập khẩu than cốc đáp ứng khoảng 85% nhu cầu hàng năm của Ấn Độ - vào khoảng 50 triệu tấn đến 55 triệu tấn.
Australia là nhà cung cấp hàng đầu của Ấn Độ. Hiệp định Thương mại Tự do giữa New Delhi và Canberra có hiệu lực từ ngày 29/12 cho phép Ấn Độ nhập khẩu than luyện cốc miễn thuế.
Bị ảnh hưởng bởi giá than luyện cốc trên toàn cầu tăng mạnh, Ấn Độ đã hướng tới mục tiêu đa dạng hóa việc mua hàng của mình.
Lợi nhuận của các nhà sản xuất thép Ấn Độ giảm trong năm nay do nhu cầu toàn cầu chậm lại và chính phủ áp thuế xuất khẩu đối với một số sản phẩm thép.
Tháng trước, Ấn Độ đã loại bỏ thuế xuất khẩu đối với một số loại thép, nhưng các quan chức trong ngành cho biết, sẽ mất một khoảng thời gian để lấy lại hoạt động kinh doanh bị mất ở các thị trường xuất khẩu truyền thống, điển hình như châu Âu.
Thép chìm nổi theo bất động sản
Cùng với sự đóng băng của bất động sản, thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm loại sản phẩm từ sắt thép, xi măng, gạch ốp lát... cũng rơi vào cảnh ế ẩm, tiêu thụ giảm mạnh, thậm chí không bán được hàng ngay mùa cao điểm.
Từ đầu năm 2022, thị trường bất động sản suy yếu đã khiến nhu cầu thép không tăng trưởng, sức tiêu thụ thấp khiến nhiều doanh nghiệp ngành thép có lượng hàng tồn kho tăng cao, hầu hết phải cắt giảm sản xuất.
Số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, doanh số bán hàng thép các loại trong tháng 10.2022 đạt gần 1,9 triệu tấn, giảm 5,53% so với tháng trước và giảm 29,4% so với cùng kỳ.
Sau 10 tháng đầu năm, bán hàng thép thành phẩm của cả nước đạt 23,2 triệu tấn, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu thép chỉ đạt 5,3 triệu tấn, giảm 16,6% so với cùng kỳ.
Lượng tiêu thụ sắt thép trên thị trường nội địa lẫn xuất khẩu giảm mạnh, trong khi nguồn hàng tại các nhà máy sản xuất vẫn còn chồng chất khiến nhiều doanh nghiệp ngành thép đang gặp khó trong những tháng cuối năm 2022.
Hiện hàng tồn kho của cả nước tính đến hết tháng 10 đang ở mức 2,2 triệu tấn, tương đương với sản lượng tiêu thụ của 1 tháng.
Bán hàng thép Hòa Phát giảm mạnh, thấp nhất trong vòng 2 năm
Sản lượng tiêu thụ thép của Hòa Phát chứng kiến sự sụt sâu trong bối cảnh nhu cầu thị trường trong và ngoài nước đều suy yếu.
Cụ thể, Hòa Phát sản xuất 384.000 tấn thép thô trong tháng 11, giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, sản lượng bán hàng thép xây dựng, phôi thép và thép cuộn cán nóng (HRC) của doanh nghiệp này chỉ ở mức 443.000 tấn, giảm 30% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức bán hàng thấp nhất kể từ đầu năm 2021 đến nay và cũng là tháng thứ 2 liên tiếp sản lượng quay xuống dưới mốc 500.000 tấn/tháng.
Trong tháng vừa qua, điểm sáng hiếm hoi đến từ thép xây dựng khi đóng góp 252.000 tấn, tăng 20% so với tháng 10 dù vẫn giảm 7% so với cùng kỳ. Thép cuộn cán nóng HRC đạt 180.000 tấn, giảm 12% so với cùng kỳ.
Lãnh đạo Hòa Phát cho biết, nguyên nhân chính dẫn đến tổng lượng tiêu thụ giảm xuống mức thấp nhất từ đầu năm là do nhu cầu thị trường trong và ngoài nước với các sản phẩm thép nhìn chung vẫn chưa được cải thiện. Mặc dù tiêu thụ thép xây dựng trong nước ghi nhận phục hồi nhẹ so với tháng trước nhưng thị trường xuất khẩu giảm hơn 70% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, việc tiêu thụ các sản phẩm thép hạ nguồn cũng gặp khó khăn do thị trường trầm lắng.