Giá cà phê hôm nay tăng thêm 1.000 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay (24/10), ghi nhận tăng thêm 400 đồng/kg, hiện giao dịch trung bình ở mức 60.000 đồng/kg.
Giá cà phê cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm của Tây Nguyên (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Kon Tum) được ghi nhận ở mức 61.300 đồng/kg.
Theo đó, tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 60.400 đồng/kg. Kế đến là tỉnh Gia Lai với 61.000 đồng/kg.
Cùng thời điểm khảo sát, tỉnh Đắk Lắk có giá thu mua là 61.300 đồng/kg.
Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 61.100 đồng/kg - cao nhất trong các địa phương được khảo sát.
Cập nhật giá cà phê hôm nay. |
Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 11/2023 được ghi nhận tại mức 2.577 USD/tấn sau khi tăng 3,2% (tương đương 80 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 12/2023 tại New York ở mức 165,25 US cent/pound sau khi tăng 0,79% (tương đương 1,3 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h10 (giờ Việt Nam).
Cập nhật giá cà phê Robusta trên sàn London. |
Cập nhật giá cà phê Arabica trên sàn New York. |
Nguồn cung cà phê vẫn đang khan hiếm tại Việt Nam trong bối cảnh sản lượng vụ cũ gần như đã hết, cà phê vụ mới đang gặp trở ngại trong quá trình thu hoạch. Việc giao dịch tại Việt Nam khá trầm lắng vì các vùng cà phê trọng điểm đang mưa liên tục, khiến nguồn cung ra thị trường yếu. Điều này khiến lượng cà phê xuất khẩu tính đến hiện tại vẫn còn ảm đạm. Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế xuất khẩu cà phê đến hết 15/10 giảm 8% so với cùng kỳ năm 2022.
Cùng với đó, khó khăn trong quá trình vận chuyển cà phê tại Brazil dẫn đến lo ngại hạn chế lượng hàng xuất đi ở hiện tại. Các nhà xuất khẩu tại quốc gia Nam Mỹ này đang phàn nàn về tình trạng thiếu xe tải và container cho quá trình vận chuyển cà phê. Đồng thời, mưa lan rộng tại vùng phía Nam khiến thời gian chờ tàu tại cảng Santos, nơi vận chuyển cà phê chính bị kéo dài. Những khó khăn nêu trên làm trì hoãn thời gian và lượng hàng xuất đi.
Xuất khẩu cà phê trong 15 ngày đầu tháng 10 chỉ đạt 17.838 tấn, giảm 27% so với nửa đầu tháng 9 và giảm 55% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy lượng xuất khẩu giảm mạnh, nhưng theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, nhờ giá xuất khẩu tăng nên giá trị xuất khẩu ngành hàng cà phê tăng mạnh.
Tính riêng 9 tháng năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,266 triệu tấn, trị giá 3,16 tỉ USD, giảm 7,3% về lượng nhưng tăng 1,9% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam cho rằng, giá xuất khẩu cà phê tăng kéo theo giá cà phê trong nước tăng theo. Dự kiến, lượng cà phê xuất khẩu cả năm 2023 sẽ đạt khoảng 1,72 triệu tấn với giá trị hơn 4,2 tỉ USD, kỷ lục mới trong xuất khẩu cà phê nhiều năm qua.
Về thị trường, Mexico là một trong những quốc gia ghi nhận tăng mạnh cả về sản lượng lẫn kim ngạch. Cụ thể, trong tháng 9, xuất khẩu cà phê sang Mexico đạt 3.051 tấn với trị giá hơn 7,97 triệu USD, tăng 85,7% về lượng và tăng mạnh 141,2% về trị giá so với tháng 9/2022.
Tính đến hết quý 3, thị trường Bắc Mỹ này đã chi ra 77,46 triệu USD để nhập khẩu 32.558 tấn cà phê, tăng 48,6% về sản lượng và tăng 73,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Giá xuất khẩu bình quân cà phê sang Mexico là 2.379 USD/tấn, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2022. Chính nhờ giá xuất khẩu tăng mà kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng cao đáng kể.
Mexico là một thị trường lớn tiềm năng cần được khai phá. Với tình hình thế giới có nhiều biến động, dịch bệnh COVID-19... giá nhân công và hàng hóa của Trung Quốc ngày càng tăng nên xu hướng của các công ty nhập khẩu trên thế giới, trong đó có Mexico, đang có định hướng tìm nhà cung cấp khác, và Việt Nam cũng trong số đó.
Mặt khác, hiện nay hiệp định CPTPP đã đi vào thực hiện được 3 năm nên có nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam lại có nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường đông dân thứ 11 trên thế giới. Mexico đã cam kết xóa bỏ 77% số dòng thuế ngay, tương đương 36,5% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 98% số dòng thuế vào năm thứ 10 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Giá tiêu hôm nay chưa có điều chỉnh mới
Giá tiêu hôm nay (24/10), tại các tỉnh trọng điểm trong nước hiện dao động từ 67.500 - 71.000 đồng/kg.
Theo đó, Gia Lai đang là địa phương có mức giá thu mua thấp nhất với 67.500 đồng/kg.
Kế đến là ba tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk và Đắk Nông có cùng mức giá thu mua hồ tiêu là 69.000 đồng/kg.
Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu lần lượt đi ngang tại mức 70.500 đồng/kg và 71.000 đồng/kg.
Cập nhật giá tiêu hôm nay. |
Tính từ đầu tháng 10/2023, giá hồ tiêu trong nước giảm khoảng 1.000 - 1.500 đồng/kg. Trước đó, trong tháng 9/2023, giá tiêu giảm 500 đồng/kg, tháng 8/2023 tăng 1.000 đồng/kg.
Giá tiêu đang chịu nhiều áp lực do nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc đều chậm lại, trong bối cảnh đồng USD và lạm phát cao. Trong khi đó, tháng 10/2023 đã bắt đầu vụ thu hoạch cà phê mới, các thương lái đẩy mạnh bán hàng tiêu để đầu tư cho mặt hàng cà phê.
Ngoài ra, chiến sự tại Trung Đông tiếp tục đẩy giá vàng và dầu thô lên cao, qua đó ảnh hưởng đến các sàn nông sản, trong đó có hồ tiêu.
Dự báo thị trường hạt tiêu chưa thể khởi sắc vào các tháng cuối năm. Cho dù có những thông tin tích cực về vụ thu hoạch tiêu của các nước sản xuất Indonesia và Brazil, nhưng hầu hết các nước đều ghi nhận mức xuất khẩu giảm do nhu cầu thị trường thế giới thấp, các nhà nhập khẩu gần như đã mua đủ lượng hàng tại thời điểm hiện tại.
Trong 2 tháng cuối năm nay, nhiều khả năng nhập khẩu hồ tiêu của các thị trường tiếp tục giảm do nhu cầu thấp, suy thoái kinh tế và lạm phát vẫn duy trì ở mức cao.
Tuy nhiên, thị trường vẫn xuất hiện thông tin khá tích cực. Tại Ấn Độ, giá tiêu nội địa của nước này có thể sẽ tăng khi bước vào mùa lễ hội – mùa cao điểm tiêu thụ tiêu.
Nhằm hướng tới xuất khẩu bền vững, các cơ quan quản lý khuyến khích người dân, HTX, doanh nghiệp tiếp tục đầu tư công nghệ để đẩy mạnh chế biến sâu.
Ngoài ra, để xây dựng được thương hiệu phải bắt buộc nhà xuất khẩu, nhà chế biến gắn trực tiếp với vùng nguyên liệu để làm việc trực tiếp với nông dân, HTX, từ đó mới quản lý được sản xuất và đảm bảo yêu cầu về chất lượng gắn liền với yếu tố bền vững, truy xuất nguồn gốc.
Bước tiếp theo là doanh nghiệp phải mạnh dạn, xem xét đầu tư thương hiệu. Đây là xu hướng tất yếu và bài toán thương hiệu sẽ phải gắn liền với việc chủ động nguồn hàng.