Giá lúa gạo hôm nay đồng loạt đi ngang. |
Giá lúa gạo hôm nay ngày 26/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không có biến động so với hôm qua.
Ghi nhận tại thị trường lúa hôm nay, giá lúa cọc vụ Đông Xuân ổn định. Nhu cầu cọc lúa cắt đầu tháng 2 tại các đồng nhiều. Lúa Thu Đông nguồn hiện tại còn ít, giá neo ở mức cao.
Tại An Giang, hôm nay lượng gạo về ít. Bạn hàng chào gạo giá cao. Giao dịch mới cầm chừng. Tại Đồng Tháp, lượng gạo nguyên liệu về ít, giá gạo vững. Kho gạo chợ mua đều, lựa mặt mua vào. Gạo đẹp được bạn hàng chào giá cao, lượng gom được ít.
Trên thị trường gạo, giá gạo tại các địa phương như An Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Đồng Tháp cũng duy trì ổn định. Cụ thể, tại kênh gạo chợ ở An Cư (Cái Bè, Tiền Giang) giá gạo nguyên liệu OM 18, Đài thơm 8 dao động quanh mức 14.200 - 14.400 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 5451 duy trì ở mức 13.900 - 14.000 đồng/kg; gạo nguyên liệu IR 504 Việt ở mức 13.100 - 13.150 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 380 dao động quanh mốc 12.900 - 13.000 đồng/kg; gạo nguyên liệu ST 21 ở mức 14.700 - 14.800 đồng/kg.
Tại An Giang, theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho thấy, giá lúa Nàng Hoa 9 duy trì ổn định ở mức 9.500 - 9.600 đồng/kg; lúa IR 504 dao động quanh mốc 8.900 - 9.100 đồng/kg; giá lúa OM 18 dao động quanh mốc 9.500 - 9.600 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 duy trì quanh mức 9.400 - 9.600 đồng/kg; lúa OM 5451 ổn định ở mức 9.400 - 9.500 đồng/kg; lúa OM 380 dao động quanh mốc 8.600 - 8.800 đồng/kg.
Tại các chợ lẻ, hôm nay giá gạo thường dao động quanh mốc 15.000 - 16.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 17.000 - 18.500 đồng/kg; gạo Nàng Nhen 26.000 đồng/kg; thơm thái hạt dài 19.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Hương lài 19.500 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 17.000 đồng/kg; gạo Nàng hoa 19.500 đồng/kg; gạo Sóc thường 18.500 - 19.500 đồng/kg; gạo sóc thái 28.500 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo Nhật 22.000 đồng/kg.
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam duy trì ổn định. Theo đó, gạo 5% tấm duy trì ở mức 653 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 633 USD/tấn.
Theo các chuyên gia Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), gạo là nguồn lương thực chính đối với hơn 3,5 tỷ người và cung cấp khoảng 20% nguồn cung năng lượng trong bữa ăn toàn cầu.
Khảo sát cụ thể tại châu Á, thị trường có nhu cầu nhập khẩu gạo nhiều nhất hiện nay là Indonesia, Philippines, Malaysia. Trong bối cảnh Ấn Độ chưa nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng thông dụng đến hết năm 2024 thì thị trường trước mùa Giáng sinh và trước tháng Ramadan (tháng chay của người Hồi giáo) sẽ thúc đẩy nhu cầu về gạo ở các nước châu Á.
Tại châu Âu, dự báo nhu cầu nhập khẩu gạo của nhiều quốc gia cũng gia tăng lớn thời gian tới. Ngoài ra, thị trường châu Phi cũng dự báo sẽ tăng vào cuối năm 2023, nửa đầu năm 2024.
Các chuyên gia cũng cho rằng gắn liền với xu thế tiêu thụ của thế giới, hoạt động sản xuất và chế biến lúa gạo Việt Nam đã có sự dịch chuyển lớn. Đặc biệt, chủng loại gạo thơm, chất lượng cao đã đáp ứng tốt thị hiếu của các thị trường lớn.
Indonesia cũng dự kiến sẽ nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn gạo trong năm 2024. Trước mắt, Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) đã gửi thông báo mời thầu cung cấp gạo 5% tấm với số lượng lên đến 543.000 tấn, nguồn cung kỳ vọng từ Thái Lan, Việt Nam, Myanmar, Pakistan và Campuchia. Hạn chót nhận hàng vào ngày 30/1/2024.