Đề nghị Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp chuyển đổi năng lượng

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị phía Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao, tăng trưởng nhanh, bền vững, đạt quy mô lớn hơn, trong đó có phát triển nền công nghiệp chuyển đổi năng lượng, năng lượng tái tạo, tự chế tạo, sản xuất các trang thiết bị trong lĩnh vực điện mặt trời, điện gió.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Maeda Tadashi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) - Ảnh: VGP/
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Maeda Tadashi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) - Ảnh: VGP/

Sáng 22/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Maeda Tadashi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC).

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao JBIC luôn hợp tác hiệu quả, tích cực, cung cấp nhiều khoản vay, đặc biệt là phát triển các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng, các dự án có quy mô lớn.

Thủ tướng vui mừng nhận thấy quan hệ "Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á" đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và toàn diện với sự tin cậy chính trị cao. Nhật Bản tiếp tục là đối tác hợp tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nước cung cấp viện trợ ODA song phương số 1, đối tác hợp tác lao động thứ 2, nhà đầu tư thứ 3, đối tác thương mại thứ 4 của Việt Nam.

Thủ tướng nhấn mạnh đề nghị phía Nhật Bản và JBIC giúp đỡ Việt Nam xây dựng nền kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững, quy mô lớn hơn, độc lập tự chủ ngày càng cao gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả - Ảnh: VGP
Thủ tướng nhấn mạnh đề nghị phía Nhật Bản và JBIC giúp đỡ Việt Nam xây dựng nền kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững, quy mô lớn hơn, độc lập tự chủ ngày càng cao gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả - Ảnh: VGP

Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn coi Nhật Bản là đối tác chiến lược quan trọng hàng đầu, lâu dài, ủng hộ Nhật Bản đóng góp tích cực cho hòa bình, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới, đưa quan hệ hai nước bước vào giai đoạn phát triển mới hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2023.

Thủ tướng nhấn mạnh, một trong những ưu tiên hàng đầu của hai nước là thúc đẩy quan hệ kinh tế, Việt Nam đã và đang triển khai nhiều giải pháp để kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh…

Thời gian tới, trên tinh thần "tình cảm, chân thành, tin cậy, hiệu quả", Thủ tướng đề nghị Nhật Bản và JBIC tiếp tục tích cực tham mưu, tư vấn chính sách với Chính phủ và Quốc hội Nhật Bản; tiếp tục trao đổi và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Việt Nam để tìm ra những phương thức hợp tác hiệu quả hơn nữa, phát triển hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản trong giai đoạn mới.

Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh đề nghị phía Nhật Bản và JBIC giúp đỡ Việt Nam xây dựng nền kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững, quy mô lớn hơn, độc lập tự chủ ngày càng cao gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 thông qua các cơ chế hợp tác hiện có và trao đổi, triển khai có hiệu quả Sáng kiến xây dựng cộng đồng phát thải ròng bằng 0 ở Châu Á và Sáng kiến chuyển đổi năng lượng Châu Á của Nhật Bản, tiếp cận khoản hỗ trợ 10 tỷ USD mà Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã cam kết tại Hội nghị COP26.

Chủ tịch JBIC bày tỏ trân trọng những nỗ lực, kết quả mà Việt Nam đạt được trong bối cảnh khó khăn vừa qua - Ảnh: VGP
Chủ tịch JBIC bày tỏ trân trọng những nỗ lực, kết quả mà Việt Nam đạt được trong bối cảnh khó khăn vừa qua - Ảnh: VGP

Thủ tướng cho biết Việt Nam là nước đang phát triển nhưng cam kết thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 như các nước phát triển, do đó kêu gọi cách tiếp cận thích ứng biến đổi khí hậu bảo đảm công bằng, công lý, phù hợp điều kiện, hoàn cảnh của mỗi nước.

Thủ tướng đề nghị JBIC tập trung hỗ trợ về tham vấn chính sách, nguồn vốn, công nghệ, nhân lực, kinh nghiệm quản trị để Việt Nam phát triển nền công nghiệp chuyển đổi năng lượng, năng lượng tái tạo, đặc biệt là hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực chế tạo, sản xuất các trang thiết bị trong lĩnh vực điện mặt trời, điện gió mà Việt Nam có tiềm năng rất lớn, với các kế hoạch, dự án cụ thể.

Thủ tướng cũng đề nghị Nhật Bản và JBIC thúc đẩy chương trình hợp tác ODA thế hệ mới mà hai Thủ tướng đã trao đổi trong dịp Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức Nhật Bản (11/2021) và Thủ tướng Kishida thăm chính thức Việt Nam vừa qua; hỗ trợ Việt Nam triển khai các dự án hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông (gồm các dự án đường bộ cao tốc đang được đẩy mạnh trên cả nước và nghiên cứu, phát triển đường sắt cao tốc Bắc - Nam có thể theo tinh thần làm từng đoạn, dễ trước khó sau, vừa làm vừa rút kinh nghiệm), hạ tầng ứng phó biến đổi khí hậu, hạ tầng chuyển đổi số; nâng cao năng lực y tế; thúc đẩy đổi mới sáng tạo; đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…

Cùng với đó, tư vấn, khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản tích cực tham gia vào các dự án hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực ưu tiên nói trên, chuyển dịch đầu tư, đa dạng hóa chuỗi cung ứng sang Việt Nam, thúc đẩy Nhật Bản sớm trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam.

Chủ tịch JBIC bày tỏ trân trọng những nỗ lực, kết quả mà Việt Nam đạt được trong bối cảnh khó khăn vừa qua, với việc triển khai nhiều chính sách hiệu quả trong phòng, chống dịch, ổn định và phát triển kinh tế, đồng thời đánh giá cao những cam kết, hành động của Việt Nam về các vấn đề môi trường.

Chủ tịch nhất trí cao với các đề nghị của Thủ tướng Phạm Minh Chính, chia sẻ nhiều ý tưởng, giải pháp, nội dung hợp tác cụ thể, khẳng định JBIC mong muốn hợp tác, sát cánh cùng Việt Nam về nhiều mặt trong nhiều lĩnh vực.

Ngài Chủ tịch khẳng định Việt Nam là một trong hai quốc gia đối tác trọng điểm của Nhật Bản tại ASEAN trong triển khai các chiến lược hợp tác thích ứng biến đổi khí hậu để thực hiện ý tưởng tạo lập cộng đồng phát thải ròng bằng 0 ở Châu Á bằng các kế hoạch, dự án cụ thể.

Theo VGP

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Việt Nam để quốc tang nguyên Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone trong 2 ngày

Việt Nam để quốc tang nguyên Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone trong 2 ngày

Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định để tang đồng chí Khamtay Siphandone theo nghi thức Quốc tang từ 4-5/4/2025.
Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước sẽ được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt của kỳ tính thuế từ tháng 2 đến tháng 6 năm nay, với thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 20/11/2025.
Toàn văn bài phát biểu của Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa tại Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng

Toàn văn bài phát biểu của Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa tại Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng

Tối 3/4, UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (3-4/4/1965 - 3-4/4/2025).
60 năm chiến thắng Hàm Rồng – Tự hào lịch sử, viết tiếp tương lai

60 năm chiến thắng Hàm Rồng – Tự hào lịch sử, viết tiếp tương lai

Cầu Hàm Rồng nối đôi bờ sông Mã ở Thanh Hóa được người Pháp cho xây dựng năm 1901. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Cầu Hàm Rồng là vị trí trọng yếu giao thông huyết mạch đặc biệt, nên đây luôn là một mục tiêu “ưu tiên” của không quân Mỹ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lập ngay tổ phản ứng nhanh về thuế đối ứng của Mỹ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lập ngay tổ phản ứng nhanh về thuế đối ứng của Mỹ

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành bình tĩnh, bản lĩnh, có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với mọi diễn biến để tiếp tục vượt qua những khó khăn, vướng mắc và cú sốc từ bên ngoài như đã làm những năm qua trong bối cảnh đại dịch, xung đột ở nhiều nơi trên thế giới, đứt gãy chuỗi cung ứng…
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ khu di tích lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ khu di tích lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 3/4, Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ khu di tích lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Pháp lệnh được Quốc hội khóa XV thông qua, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/5/2025.
Ngày 3/4/1975: Thành phố Đà Lạt và toàn tỉnh Tuyên Đức giải phóng, chiến dịch Tây Nguyên kết thúc toàn thắng

Ngày 3/4/1975: Thành phố Đà Lạt và toàn tỉnh Tuyên Đức giải phóng, chiến dịch Tây Nguyên kết thúc toàn thắng

8 giờ 20 phút ngày 3/4/1975, cờ cách mạng tung bay tại cơ quan đầu não của ngụy quyền tỉnh, thị xã Đà Lạt và tỉnh Tuyên Đức đã hoàn toàn giải phóng. Như vậy, đến ngày 3/4/1975, hai tỉnh phía nam Tây Nguyên là Tuyên Đức và Lâm Đồng hoàn toàn giải phóng; chiến dịch Tây Nguyên kết thúc toàn thắng, vượt xa dự kiến ban đầu.
Sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử góp phần phát triển bền vững đất nước trong kỷ nguyên mới

Sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử góp phần phát triển bền vững đất nước trong kỷ nguyên mới

Sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử nhằm bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật; thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quản lý Nhà nước về năng lượng nguyên tử.
Xác định nguyên nhân lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Xác định nguyên nhân lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu các cơ quan chức năng liên quan xác định nguyên nhân lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và có giải pháp khắc phục.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Sáp nhập xong cấp xã sẽ vẫn hành từ 1/7, cấp tỉnh vận hành sau 30/8

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Sáp nhập xong cấp xã sẽ vẫn hành từ 1/7, cấp tỉnh vận hành sau 30/8

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho hay từ ngày 1/5, 63 tỉnh, thành phố sẽ gửi đề án sắp xếp về bộ để tiếp đó trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự Lễ Thượng cờ kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh Khánh Hòa

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dự Lễ Thượng cờ kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh Khánh Hòa

Sáng 2/4, tại Quảng trường 2 Tháng 4 (TP. Nha Trang), Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Khánh Hòa long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa (2/4/1975 - 2/4/2025) và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện: Hoàn thành xử lý trụ sở, tài sản công trong 5 năm

Sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện: Hoàn thành xử lý trụ sở, tài sản công trong 5 năm

Bộ Tư pháp đang thẩm định tờ trình, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính.
Ngày 2/4/1975: Giải phóng tỉnh Khánh Hòa

Ngày 2/4/1975: Giải phóng tỉnh Khánh Hòa

Ngày 2/4/1975, ta giải phóng tỉnh Khánh Hòa. Tổng cục Chính trị ra chỉ thị công tác chính trị trước thời cơ chiến lược mới, động viên bộ đội xốc tới giải phóng hoàn toàn miền nam.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tới Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tới Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Armenia

Vào 21h00 ngày 1/4 theo giờ địa phương (tức 24h00 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã tới sân bay Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia từ ngày 2-4/4 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.
Quốc hội Việt Nam luôn là thành viên tích cực và có trách nhiệm trong IPU

Quốc hội Việt Nam luôn là thành viên tích cực và có trách nhiệm trong IPU

Kể từ khi gia nhập Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) vào năm 1979, trong hơn 45 năm qua, Quốc hội Việt Nam luôn thể hiện sự tham gia, đóng góp tích cực, có trách nhiệm, cùng nghị viện các nước chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng chính sách, luật pháp, không chỉ chú trọng tăng trưởng kinh tế mà còn đảm bảo phát triển bền vững, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, luôn lấy người dân làm trung tâm của quá trình xây dựng chính sách.
5 chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 4/2025

5 chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 4/2025

Quy định mới về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy, Phương pháp xác định Quỹ tiền lương của người lao động và Ban điều hành, Quy định mới về quản lý xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh... là những chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 4/2025.
Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng, đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại.
Những chính sách giáo dục có lợi cho giáo viên từ tháng 4/2025

Những chính sách giáo dục có lợi cho giáo viên từ tháng 4/2025

Quy định về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo giáo dục Đại học; trách nhiệm của người được hưởng chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt… là những chính sách mới về giáo dục chính thức có hiệu lực kể từ tháng 4/2025.
Không để xảy ra khoảng trống, vướng mắc trong thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Không để xảy ra khoảng trống, vướng mắc trong thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các bộ, ngành, địa phương đóng góp các ý kiến tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác điều phối, phân cấp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hoàn thành mục tiêu của 3 chương trình; không để xảy ra khoảng trống, vướng mắc khi các địa phương thực hiện sáp nhập cấp xã, tỉnh, bỏ cấp huyện.
Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.
Ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy

Ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung cấp thiết phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, tổ chức chính quyền.
Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi Hiến pháp, sáp nhập tỉnh tại Kỳ họp thứ 9

Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi Hiến pháp, sáp nhập tỉnh tại Kỳ họp thứ 9

Chiều 31/3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Ngày 31/3/1975: Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất

Ngày 31/3/1975: Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất

Ngày 31/3/1975, Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất, với tư tưởng chỉ đạo “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động