Đắk Lắk phát hiện thêm 2 ca mắc bệnh bạch hầu, cách ly hơn 1.200 người

TH&SP Đắk Lắk vừa phát hiện thêm 2 ca bệnh bạch hầu ở cùng một thôn; triển khai khoanh vùng, cách ly hơn 1.200 người dân để phòng chống dịch.

Ngày 12/7 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa ghi nhận thêm 2 ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu trên địa bàn.

Cả hai bệnh nhân này đều là nam, cùng 26 tuổi, trú thôn 7, xã Cư Króa, H.M’Đrắk, Đắk Lắk.

sf

Tiêm vắc xin phòng bạch hầu cho trẻ từ 7 tuổi ở xã Bông Krang, H.Lắk, Đắk Lắk

Cụ thể trường hợp thứ nhất là bệnh nhân Vàng A B. (SN 1994, dân tộc H’Mông, ngụ thôn 7, xã Cư Króa, huyện M’Đrắk). Bệnh nhân cho biết, ngày 8/7, bệnh nhân có những triệu chứng sốt, kèm đau họng, mệt mỏi. Đến ngày 10/7, bệnh nhân đi khám tại Trung tâm y tế huyện M’Đrắk và được hướng dẫn nhập viện theo dõi.


Trưa cùng ngày, nghi trường hợp này mắc bạc hầu, Trung tâm Y tế huyện M’Đrắk đã nhanh chóng báo cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đắk Lắk. Lực lượng y tế đã tiến hành lấy mẫu gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ (VSDT) Tây Nguyên. Đến ngày 11/7 có kết quả xác định bệnh nhân dương tính với vi khuẩn bạch hầu.

Trường hợp thứ 2 là em Giàng Seo Ch. (SN 1994, dân tộc H’Mông). Em Giàng Seo Ch. là người nhà của bệnh nhân Vàng A B., trực tiếp chăm nuôi bệnh nhân B tại Trung tâm y tế huyện M’Đrắk.

Hiện tại bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên để theo dõi và điều trị.

Theo CDC Đắk Lắk ngay sau khi phát hiện 2 ca nhiễm bạch hầu trên, ngành y tế đã tiến hành các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.

Hiện CDC Đắk Lắk đã lấy mẫu xét nghiệm bạch hầu đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân; phun thuốc khử khuẩn tại nhà bệnh nhân và những hộ xung quanh.

Đồng thời, CDC Đắk Lắk chỉ đạo Trung tâm y tế H.M’Đrắk phối hợp cùng chính quyền địa phương tổ chức khoanh vùng, cách ly thôn 7, xã Cư Króa, nơi có dân số hơn 1.200 người; điều tra, giám sát và sử dụng kháng sinh dự phòng đối với các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân; khẩn trương triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho những người từ 7 - 26 tuổi tại thôn có dịch. Tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho đối tượng 7 tuổi tại trường học và cộng đồng trên toàn địa bàn huyện trong tháng 7 và tháng 8 năm 2020.

Như vậy, tính đến ngày 12/7, tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 3 ca mắc bệnh bạch hầu. Trường hợp đầu tiên phát hiện vào ngày 7/7 là bệnh nhân nữ 52 tuổi, trú xã Bông Krang, H.Lắk.

sff

Đắk Lắk khẩn trương thực hiện các biện pháp để ngăn chặn dịch bạch hầu lây lan


Trước đó vào chiều ngày 9/7, tại trường PTTH Nguyễn Huệ, thị trấn Đắk Đoa, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai, Bộ Y tế phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai phát động Chiến dịch phòng, chống dịch bạch hầu tại 4 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum và Đắk Nông.

Chiến dịch tiêm vaccine phòng chống bệnh bạch hầu, trước hết thực hiện ở 4 tỉnh Tây Nguyên với đối tượng là tất cả những người từ 2 tháng tuổi trở lên. Theo đó, trẻ từ 2 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi tiêm 1 mũi vaccine 5 trong 1; trẻ từ 19 tháng tuổi đến 48 tháng tuổi tiêm 1 mũi vaccine DPT và người từ 48 tháng tuổi trở lên tiêm 2 mũi vaccine Td (mũi thứ hai cách mũi thứ nhất 1 tháng).

Dự kiến trong chiến dịch này sẽ tiêm chủng khoảng 120.446 liều vắcxin 5 trong 1; 279.608 liều vắcxin DPT; và 10.111.461 liều vắcxin Td. Như vậy gần 4,7 triệu đối tượng tại 4 tỉnh trên sẽ được tiêm các mũi vắcxin khác nhau để phòng chống dịch bạch hầu.


Vaccine Td hay còn gọi là vắc-xin uốn ván bạch hầu. Vắc-xin này kết hợp từ giải độc tố uốn ván và giải độc tố bạch hầu tinh chế và hấp phụ bằng Aluminium phosphate. Vắc-xin được chỉ định để phòng bạch hầu và uốn ván cho người lớn và trẻ em từ 7 tuổi trở lên.

Vaccine DPT (cũng viết là DTP và DTwP) là một loại vắc-xin kết hợp chống lại ba bệnh truyền nhiễm ở người: Bạch hầu, ho gà và uốn ván.

Hồng Nga

Hồng Nga

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Làm gì để phòng các bệnh về da trong mùa nắng nóng?

Làm gì để phòng các bệnh về da trong mùa nắng nóng?

Vào mùa hè thời tiết nắng nóng nên số lượng bệnh nhân mắc bệnh về da như: rôm sảy, ghẻ ngứa, viêm da cơ địa, viêm nang lông... luôn cao hơn mức bình thường. Việc điều trị kịp thời sẽ giúp kiểm soát cơn mẩn ngứa, tránh bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
Giải nhiệt mùa hè với 15 loại nước uống mát lạnh

Giải nhiệt mùa hè với 15 loại nước uống mát lạnh

Mùa hè nóng bức khiến cơ thể mất nước và mệt mỏi. Uống nhiều nước là điều cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường. Dưới đây là 15 loại nước uống giúp chống nóng, cân bằng thân nhiệt và giải khát hiệu quả.
Loại quả dân giã giúp giải nhiệt hiệu quả trong mùa hè oi bức

Loại quả dân giã giúp giải nhiệt hiệu quả trong mùa hè oi bức

Cây chanh hay còn gọi là chanh ta, là loại cây trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Ngoài công dụng là nước giải nhiệt mùa hè, thì các bộ phận của cây Chanh như quả, lá, thân, rễ được sử dụng nhiều trong các bài thuốc điều trị bệnh của y học.
Đẩy mạnh phòng, chống đuối nước cho trẻ em dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Đẩy mạnh phòng, chống đuối nước cho trẻ em dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Liên tiếp 3 bệnh nhi bị đuối nước nghiêm trọng vừa được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và đặc biệt là khi kỳ nghỉ hè đã đến rất gần.
Phần quả chuối ai cũng vứt đi hóa ra lại chứa nhiều dưỡng chất

Phần quả chuối ai cũng vứt đi hóa ra lại chứa nhiều dưỡng chất

Chuối là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng cũng như các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Có thông tin cho rằng, vỏ chuối còn tốt hơn cả phần thịt của quả chuối. Thế nhưng thực tế thì vỏ chuối có ăn được không?
Chuyên gia chỉ cách phòng tránh say nắng trong mùa hè

Chuyên gia chỉ cách phòng tránh say nắng trong mùa hè

Say nắng, say nóng thường hay xảy ra vào mùa hè, đặc biệt trong những ngày nắng nóng cao điểm, nhiệt độ tăng cao đột ngột. Nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn tới di chứng thần kinh không hồi phục hoặc tổn thương đa cơ quan và tử vong.
Đuối nước trẻ em: Nỗi ám ảnh vào mỗi mùa hè!

Đuối nước trẻ em: Nỗi ám ảnh vào mỗi mùa hè!

Tử vong do đuối nước luôn là mối đe dọa lớn nhất với trẻ em tại Việt Nam, đặc biệt là vào các dịp hè. Vì vậy phòng chống đuối nước ở trẻ em cần phải được ưu tiên hàng đầu.
Bệnh truyền nhiễm có xu hướng tăng, Bộ Y tế đề nghị chủ động phòng, chống dịp nghỉ lễ

Bệnh truyền nhiễm có xu hướng tăng, Bộ Y tế đề nghị chủ động phòng, chống dịp nghỉ lễ

Bộ Y tế cho biết, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát, tuy nhiên trong bối cảnh chung của thế giới, Việt Nam đã ghi nhận rải rác các ca mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động