Các đại biểu cắt băng khai mạc "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk". |
Dự lễ khai mạc "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 tỉnh Đắk Lắk" có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, thành phố Buôn Ma Thuột cùng đông đảo đoàn viên, thanh niên, các em học sinh và công chúng yêu sách trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu khai mạc "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 tỉnh Đắk Lắk", Giám đốc Sở Thông tin-Truyền thông tỉnh Đắk Lắk Trương Hoài Anh cho biết: Kế thừa và phát huy thành quả đã đạt được của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh trong những năm qua, cùng với cả nước, Đắk Lắk tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá để toàn dân hiểu được vai trò quan trọng của Sách và Văn hóa đọc sách đối với cuộc sống và quá trình hình thành, phát triển của mỗi con người.
Các cháu học sinh đọc sách tại Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. |
Ngày Sách và Văn hóa đọc năm nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tổ chức với nhiều hoạt động hưởng ứng của các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể và nhân dân trên toàn tỉnh nhằm tôn vinh sách và văn hóa đọc; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách trong nhân dân, góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người, để việc đọc sách trở thành một nhu cầu thiết yếu của mỗi người và toàn xã hội. Đồng thời hướng tới xây dựng một xã hội học tập, một xã hội văn minh, góp phần nâng cao dân trí và đời sống tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Đến nay, hệ thống phục vụ đọc sách của tỉnh hiện có 1 thư viện cấp tỉnh, 13 thư viện cấp huyện, 35 thư viện, phòng đọc sách cấp xã và hệ thống thư viện các trường học trên địa bàn. Số vốn tài liệu có hơn 202.000 bản với 68.000 nhan đề sách. Bên cạnh tài liệu in truyền thống, tài liệu điện tử có hơn 6.500 tài liệu phục vụ bạn đọc qua mạng Internet, trên 53.000 bản sách thuộc kho sách lưu động, đặc biệt có hơn 22.000 bản sách dành cho các em thiếu nhi.
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi… |
Hằng năm, các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương trong tỉnh xây dựng, bổ sung, cập nhật từ 2.000-3.000 bản sách mới vào các kho sách, 300-350 tài liệu điện tử, 100 loại báo, tạp chí… qua đó góp phần phục vụ tốt nhu cầu học tập, tìm hiểu, nghiên cứu, hưởng thụ văn hóa đọc của người dân, đặc biệt là các em học sinh, sinh viên.
Bên cạnh đó, những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh cũng xây dựng được hàng chục tủ sách pháp luật, tủ sách điểm bưu điện-văn hóa xã, tủ sách đồn Biên phòng, tủ sách Dự án số 06 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi…
Các thiết chế đó đã và đang từng bước phát huy tác dụng tích cực trong việc phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn, góp phần làm cho văn hóa đọc cùng với văn hóa nghe nhìn thực hiện tốt chức năng tư tưởng, văn hóa, chức năng xã hội của mình.
Giám đốc Sở Thông tin-Truyền thông tỉnh Đắk Lắk Trương Hoài Anh phát biểu khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. |
"Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 tỉnh Đắk Lắk" có gần 40 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia đồng hành và tài trợ. Ngoài giới thiệu, trưng bày nhiều thể loại sách và các sản phẩm liên quan, còn diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi, bổ ích và thiết thực.
Thông qua các hoạt động trong "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 tỉnh Đắk Lắk" sẽ tạo thành chuỗi hoạt động văn hóa gắn liền với sách, là nơi kết tinh, hội tụ và lan tỏa tình yêu sách đến với mọi tầng lớp nhân dân, tạo sự gắn kết ngày càng chặt chẽ hơn giữa sách và người đọc, hướng tới xây dựng và phát triển văn hóa đọc trong đời sống cộng đồng.
Đây cũng là dịp để các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xuất bản và phát hành có cơ hội quảng bá, giới thiệu sản phẩm và phát triển thương hiệu của mình, từ đó đóng góp chung cho sự phát triển của ngành sách nói riêng và ngành xuất bản phẩm nói chung.
Các nhà xuất bản sách trao tặng sách cho các đồn biên phòng thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk. |
Tại lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 tỉnh Đắk Lắk, Giám đốc Sở Thông tin-Truyền thông tỉnh Đắk Lắk Trương Hoài Anh kêu gọi mỗi tổ chức, cá nhân, các cấp, các ngành hãy chung tay góp sức xây dựng phog trào đọc sách, hướng tới xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời.
Thời gian tới các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia, phát triển phong trào đọc sách truyền thống; xây dựng, phát triển phong trào đọc sách và văn hoá đọc tại cơ sở thông qua hệ thống thư viện, tủ sách thôn, xã; nâng cao chất lượng phục vụ tại hệ thống thư viện các cấp trên địa bàn, thường xuyên bổ sung sách, báo và cập nhật thông tin phục vụ bạn đọc phù hợp với từng đối tượng; tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn, khuyến khích các hoạt động tìm hiểu về sách trong nhà trường, đặc biệt là thông qua thư viện nhà trường, các câu lạc bộ về sách, các hoạt động ngoại khóa.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 tỉnh Đắk Lắk diễn ra từ ngày 5 đến 7/4/2024.
Đắk Lắk: Tiêu hủy hơn 500kg thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ |
Bổ nhiệm giám đốc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên |
Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk bổ nhiệm cán bộ |