Theo số liệu thống kê, 5 tháng đầu năm 2020, cả nước đã nhập 24,6 triệu tấn than đá với tổng số tiền 1,844 tỷ USD. So với cùng kỳ 2019, nhập khẩu than đ tăng 48% về lượng và tăng 14,5% về trị giá.
Australia, Indonesia, Nga và Trung Quốc là 4 thị trường lớn nhất cung cấp than đá cho Việt Nam, trong đó than nhập khẩu từ Australia đạt 15,7 triệu tấn, trị giá 1,56 tỷ USD, tăng mạnh 157% về lượng và 84% về trị giá so với năm 2018.
Nhập khẩu than từ thị trường Indonesia đạt 15,4 triệu tấn, trị giá 868,6 triệu USD, tăng 38% về lượng và 10,1% về trị giá so với năm 2018. Nhập khẩu từ thị trường Nga tăng rất mạnh, 151% về số lượng và 117% về trị giá, đạt 7 triệu tấn với trị giá 633,8 triệu USD.
Lượng than nhập khẩu tiếp tục tăng mạnh do nhu cầu về than của nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng cao. Phần lớn than nhập khẩu là các chủng loại đáp ứng yêu cầu về công nghệ và nhu cầu sử dụng của các nhà máy mà trong nước hiện chưa sản xuất được.
Nhìn vào số than đá nhập khẩu có thể thấy rõ sự phụ thuộc của nhiều ngành sản xuất, điển hình là nhiệt điện, xi măng, hóa chất...
Lượng than nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng tăng
Bộ Công Thương cho biết, nguồn nhiệt điện than tiếp tục chiếm tỷ trọng rất cao nên nhu cầu than cho sản xuất điện cung tăng nhanh từ năm 2020 – 2030. Cụ thể, năm 2020, tổng công suất khoảng 26.000 MW, sản xuất khoảng 131 tỷ kWh điện, chiếm khoảng 49,3% điện sản xuất, tiêu thụ khoảng 63 triệu tấn than.
Hiện nay, tại Việt Nam, tham gia thị trường nhập khẩu than cho các nhà máy nhiệt điện ngoài TKV, Tổng công ty Đông Bắc còn có PV Power Coal thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nhập khẩu cho các dự án nhiệt điện của PVN, EVN nhập khẩu than cho các dự án nhiệt điện của EVN. Còn các chủ đầu tư BOT tự nhập than cho các dự án nhiệt điện của mình cũng như nhiều doanh nghiệp thương mại trong và ngoài nước khác tham gia cung ứng than nhập khẩu về Việt Nam.
Thị trường than nhập khẩu ở Việt Nam với yêu cầu đấu thầu quốc tế rộng rãi, thực sự mở cửa đối với các doanh nghiệp kinh doanh than trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, các bên mua than đã đưa ra trong hồ sơ thầu những điều khoản chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, hoặc đã để xảy ra tình trạng "tranh mua" trên thi trường quốc tế, làm cho giá than (FOB) bị đẩy lên cao.
Để khắc phục tình trạng này, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo EVN và PVN thực hiện quản lý thống nhất việc đấu thầu nhập khẩu than cho các nhà máy điện. Theo đó, EVN và PVN trực tiếp tổ chức đấu thầu tập trung (một đầu mối ở Tập đoàn) theo phương thức mua các "lô hàng lớn" và "dài hạn" (thay vì để các đơn vị thành viên đấu thầu mua lẻ và ngắn hạn như vừa qua).
Linh Anh