Giá cà phê giảm mạnh trên cả hai sàn, robusta mất 153 USD/tấn

Giá cà phê ngày 7/6 đồng loạt quay đầu giảm trên cả hai sàn giao dịch quốc tế. Đáng chú ý, giá robusta lao dốc mạnh, mất tới 153 USD/tấn, xuống chỉ còn 4.440 USD/tấn. Nguyên nhân chủ yếu đến từ tiến độ thu hoạch tích cực tại Brazil và xuất khẩu cà phê từ Việt Nam tăng vọt.
Giá cà phê giảm mạnh do nguồn cung dồi dào Giá cà phê phục hồi trên sàn quốc tế, giảm mạnh trong nước Giá cà phê trong nước tăng nhẹ, thị trường quốc tế phục hồi mạnh
Giá cà phê giảm mạnh trên cả hai sàn, robusta mất 153 USD/tấn
Giá cà phê ngày 7/6 đồng loạt quay đầu giảm trên cả hai sàn giao dịch quốc tế.

Theo đó, trên Sàn giao dịch London, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 7/2025 chốt phiên ở mức 4.440 USD/tấn, giảm 3,33% (tương đương 153 USD/tấn) so với phiên trước. Hợp đồng giao tháng 9/2025 cũng giảm 2,38% (106 USD/tấn), còn 4.339 USD/tấn.

Tại Sàn giao dịch New York, giá arabica giao tháng 7/2025 giảm 0,47% (1,7 US cent/pound), xuống còn 358,05 US cent/pound. Hợp đồng giao tháng 9 cũng mất 0,49% (1,75 US cent/pound), chốt ở mức 355,45 US cent/pound.

Ban đầu, giá cà phê tăng nhẹ nhưng đã đảo chiều vào cuối phiên do áp lực từ việc Brazil đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và xuất khẩu cà phê từ Việt Nam tăng mạnh trong tháng 5.

Giá arabica giảm từ mức cao nhất trong hai tuần sau khi công ty tư vấn Safras & Mercado công bố tiến độ thu hoạch vụ mùa 2025–2026 tại Brazil đã đạt 28% tính đến ngày 4/6 – cao hơn mức trung bình 5 năm là 27%.

Tương tự, giá robusta rơi mạnh từ đỉnh một tuần sau khi Cục Hải quan Việt Nam báo cáo xuất khẩu cà phê tháng 5 tăng vọt 60,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 148.762 tấn. Tuy nhiên, lũy kế từ tháng 1 đến tháng 5, xuất khẩu vẫn giảm 1,8%, xuống còn 823.908 tấn.

Trong khi đó, thời tiết bất lợi tại Brazil tiếp tục là yếu tố hỗ trợ giá. Cơ quan khí tượng Somar Meteorologia cho biết vùng Minas Gerais – khu vực trồng arabica lớn nhất Brazil – không ghi nhận mưa trong tuần kết thúc ngày 31/5, làm dấy lên lo ngại về năng suất cây trồng.

Tại thị trường trong nước, giá cà phê trước thời điểm sàn London mở cửa đang ở mức 115.700 đồng/kg và có khả năng sẽ sụt giảm mạnh trong ngày hôm nay.

Tác động từ tỷ giá và tình hình xuất khẩu toàn cầu

Giá cà phê giảm mạnh trên cả hai sàn, robusta mất 153 USD/tấn
Tại Việt Nam – quốc gia dẫn đầu về sản xuất robusta – niên vụ 2025–2026 được đánh giá có triển vọng tích cực nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi.

Đồng Real Brazil tăng lên mức cao nhất trong 7 tháng rưỡi so với USD, khiến các nhà sản xuất cà phê nước này giảm động lực bán ra, qua đó hỗ trợ giá cà phê thế giới.

Ngược lại, dữ liệu sơ bộ từ chính phủ Brazil cho thấy xuất khẩu cà phê nhân trong tháng 5 chỉ đạt 2,84 triệu bao, giảm 30,15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Báo cáo từ Mạng lưới Nông nghiệp Toàn cầu (FAS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng arabica của Ethiopia trong niên vụ 2025–2026 (từ tháng 10/2025 đến tháng 9/2026) sẽ đạt 11,56 triệu bao, tăng 8,75% so với niên vụ hiện tại.

Trong đó, xuất khẩu cà phê nhân từ Ethiopia dự kiến đạt 7,76 triệu bao, tăng 11,1%. Tiêu thụ nội địa cũng được dự báo tăng 2,77%, lên 3,7 triệu bao – cho thấy tiềm năng tăng trưởng ổn định của thị trường cà phê nội địa tại quốc gia này.

Là cái nôi của cà phê arabica, Ethiopia có truyền thống tiêu dùng cà phê lâu đời, chủ yếu dưới hình thức phi chính thức. Dù khó thống kê chính xác, Ethiopia vẫn là nước tiêu thụ cà phê lớn nhất châu Phi.

USDA cũng ghi nhận xu hướng tiêu dùng cà phê tại Ethiopia đang tăng nhanh nhờ quá trình đô thị hóa, sự phát triển của các quán cà phê và thị hiếu ngày càng lớn của giới trẻ đối với đồ uống cà phê.

Tồn kho cà phê arabica đã rửa, được chứng nhận tại sàn New York, tiếp tục giảm 34.239 bao, còn 826.484 bao.

Tại Việt Nam – quốc gia dẫn đầu về sản xuất robusta – niên vụ 2025–2026 được đánh giá có triển vọng tích cực nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi và lượng mưa dồi dào, góp phần cải thiện sản lượng. Tuy nhiên, nguồn cung gia tăng cũng gây áp lực giảm giá trong bối cảnh thị trường cà phê toàn cầu đang giao dịch ở mức thấp nhất trong vòng 7 tháng, theo Bloomberg.

Chuyên gia Laleska Moda từ Hedgepoint Global Markets nhận định, giá cà phê tăng mạnh từ cuối năm 2023 đã khuyến khích nông dân Việt Nam đầu tư chăm sóc cây trồng tốt hơn, sử dụng phân bón đúng cách và tăng cường các biện pháp phòng bệnh, tưới tiêu hợp lý. Một số khu vực còn mở rộng diện tích canh tác, hứa hẹn sản lượng robusta sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.

Giá cà phê Robusta tiếp tục giảm mạnh, thị trường nội địa theo đà lao dốc Giá cà phê Robusta tiếp tục giảm mạnh, thị trường nội địa theo đà lao dốc
Giá cà phê tiếp tục giảm sâu do nguồn cung tăng từ Brazil Giá cà phê tiếp tục giảm sâu do nguồn cung tăng từ Brazil
Giá cà phê giữ ổn định, thị trường toàn cầu chịu áp lực nguồn cung Giá cà phê giữ ổn định, thị trường toàn cầu chịu áp lực nguồn cung
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá tiêu hôm nay 24/7: Giữ vững mốc 138.500 đồng/kg, hé lộ nghịch lý cung - cầu của thị trường

Giá tiêu hôm nay 24/7: Giữ vững mốc 138.500 đồng/kg, hé lộ nghịch lý cung - cầu của thị trường

Giá tiêu hôm nay (24/7/2025) ghi nhận một trạng thái "bình lặng" hiếm thấy khi thị trường trong nước đồng loạt đi ngang, giữ giá ổn định sau phiên điều chỉnh trước đó. Trong bối cảnh thị trường thế giới giằng co và nhu cầu từ các nhà nhập khẩu lớn còn yếu, tâm lý chung vẫn khá dè dặt. Tuy nhiên, một điểm sáng bất ngờ từ số liệu xuất khẩu sang thị trường Anh đã thắp lên niềm hy vọng cho ngành hồ tiêu Việt Nam.
Heo hơi tiếp tục hạ giá, nhiều nơi xuống sát mức 60.000 đồng/kg

Heo hơi tiếp tục hạ giá, nhiều nơi xuống sát mức 60.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 23/7 vẫn giữ đà giảm tại ba miền trong sáng nay. Khảo sát mới nhất cho thấy giá heo hơi trên cả nước đang dao động từ 60.000 - 66.000 đồng/kg. Trong đó, Tây Ninh là địa phương có mức giao dịch cao nhất cả nước.
Giá tiêu hôm nay 23/7: Đồng loạt giảm sâu, vì sao thị trường nội địa 'lệch pha' thế giới?

Giá tiêu hôm nay 23/7: Đồng loạt giảm sâu, vì sao thị trường nội địa 'lệch pha' thế giới?

Giá tiêu hôm nay (23/7) tiếp tục lao dốc xuống dưới mốc 140.000 đồng/kg, hiện giao dịch trong khoảng 136.500 - 138.500 đồng/kg. Diễn biến này đi ngược với đà phục hồi của thế giới, cho thấy áp lực riêng của thị trường Việt Nam do sức mua yếu và các đơn hàng xuất khẩu còn chững lại.
Bảo đảm hàng hóa thiết yếu, kiểm soát giá trong bão số 3

Bảo đảm hàng hóa thiết yếu, kiểm soát giá trong bão số 3

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có văn bản số 1819/TTTN-VP gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố nằm trong vùng ảnh hưởng, yêu cầu khẩn trương triển khai giải pháp bảo đảm nguồn hàng thiết yếu và kiểm soát thị trường hiệu quả.
Giá vàng hôm nay 22/7: SJC áp sát 122 triệu đồng, vàng thế giới bứt tốc mạnh

Giá vàng hôm nay 22/7: SJC áp sát 122 triệu đồng, vàng thế giới bứt tốc mạnh

Giá vàng trong nước tiếp tục tăng tốc trong phiên giao dịch ngày 22/7, với vàng SJC tiến sát mốc 122 triệu đồng/lượng. Trên thị trường quốc tế, giá kim loại quý cũng có cú nhảy vọt đáng kể, thiết lập mức cao nhất trong vòng 4 tuần qua, nhờ đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ suy yếu.
Giá cà phê thế giới lao dốc mạnh, trong nước tạm giữ mốc 94.000 đồng/kg

Giá cà phê thế giới lao dốc mạnh, trong nước tạm giữ mốc 94.000 đồng/kg

Thị trường cà phê thế giới bất ngờ lao dốc sau chuỗi tăng nóng, kéo giá Robusta rơi xuống dưới ngưỡng 3.200 USD/tấn. Trong khi đó, thị trường trong nước giữ đà ổn định, chưa có dấu hiệu biến động mạnh.
Heo hơi giảm giá sâu: Cảnh báo rủi ro dịch bệnh

Heo hơi giảm giá sâu: Cảnh báo rủi ro dịch bệnh

Giá heo hơi sáng 22/7 giảm từ 1.000 – 2.000 đồng/kg tại nhiều tỉnh, dao động quanh mức 60.000 – 66.000 đồng/kg. Trước nguy cơ dịch tả heo lan rộng, các địa phương khẩn trương siết chặt kiểm dịch và tăng cường kiểm soát vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm.
Giá tiêu hôm nay 22/7: Duy trì đỉnh 140.000 đồng/kg, thị trường vẫn "nín thở" chờ lực đẩy mới

Giá tiêu hôm nay 22/7: Duy trì đỉnh 140.000 đồng/kg, thị trường vẫn "nín thở" chờ lực đẩy mới

Giá tiêu trong nước sáng nay tiếp tục đứng ở mức cao, dao động từ 137.000 đến 140.000 đồng/kg. Dù tăng mạnh so với cùng kỳ tháng trước, thị trường vẫn chưa thực sự sôi động khi nhu cầu xuất khẩu còn yếu và áp lực đầu cơ gia tăng.
Giá heo hơi chững lại sau nhiều ngày giảm

Giá heo hơi chững lại sau nhiều ngày giảm

Giá heo hơi hôm nay 21/7, giảm nhẹ tại miền Nam và tạm chững giá tại miền Bắc, miền Trung. Hiện tại, heo hơi tại các địa phương đang được bán ra với giá từ 61.000 - 66.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay đảo chiều giảm nhẹ, chuyên gia vẫn lạc quan về tuần tới

Giá vàng hôm nay đảo chiều giảm nhẹ, chuyên gia vẫn lạc quan về tuần tới

Sau nhiều phiên tăng mạnh, giá vàng trong nước và thế giới quay đầu điều chỉnh trong ngày 20/7. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng xu hướng tăng chưa kết thúc khi vàng vẫn được hỗ trợ bởi các yếu tố bất ổn địa chính trị, kỳ vọng nới lỏng chính sách tiền tệ và nhu cầu trú ẩn tài sản an toàn.
Giá heo hơi giảm tới 4.000 đồng trong tuần qua

Giá heo hơi giảm tới 4.000 đồng trong tuần qua

Khảo sát trong tuần vừa qua cho thấy giá heo hơi đã giảm từ 1.000 - 3.000 đồng/kg. Hiện tại, heo hơi tại các địa phương đang được bán ra với giá từ 61.000 - 66.000 đồng/kg.
Rau quả Việt Nam lấy lại đà tăng: Sầu riêng hồi phục, chanh leo và dừa bứt tốc

Rau quả Việt Nam lấy lại đà tăng: Sầu riêng hồi phục, chanh leo và dừa bứt tốc

Sau giai đoạn sụt giảm kéo dài, ngành rau quả Việt Nam đang chứng kiến những tín hiệu phục hồi tích cực. Với sự trở lại mạnh mẽ của sầu riêng cùng đà tăng tốc của chanh leo, xoài và dừa, kim ngạch xuất khẩu ngành này đạt gần 4 tỷ USD sau 7 tháng đầu năm 2025, củng cố kỳ vọng tăng trưởng bền vững trong nửa cuối năm.
Giá tiêu sáng nay 20/7: Quay đầu giảm nhẹ, thị trường thận trọng trước biến động

Giá tiêu sáng nay 20/7: Quay đầu giảm nhẹ, thị trường thận trọng trước biến động

Sáng 20/7, giá hồ tiêu trong nước đồng loạt giảm nhẹ từ 500–1.000 đồng/kg sau chuỗi ngày tăng mạnh, thể hiện sự thận trọng của người trồng và doanh nghiệp trước biến động thị trường trong nước và quốc tế.
Cà phê tăng giá mạnh, chạm mốc 94.000 đồng/kg

Cà phê tăng giá mạnh, chạm mốc 94.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước sáng nay (20/7) tiếp tục tăng mạnh, dao động từ 93.500 – 94.000 đồng/kg, thiết lập mặt bằng mới cao nhất từ trước đến nay. Trong bối cảnh thị trường Robusta thế giới phục hồi, kỳ vọng giá cà phê sẽ còn duy trì đà tăng trong ngắn hạn.
Kích cầu tiêu dùng: Nông dân có thêm cơ hội bán hàng

Kích cầu tiêu dùng: Nông dân có thêm cơ hội bán hàng

Sức mua trong nước tăng mạnh, hệ thống bán lẻ hiện đại mở rộng về nông thôn, giúp nông sản, thực phẩm và sản phẩm OCOP dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng – mở ra cơ hội mới để nông dân tiêu thụ hàng hóa ổn định, nâng cao thu nhập và yên tâm sản xuất.
Hàng Việt chiếm ưu thế nhưng chưa chiếm niềm tin

Hàng Việt chiếm ưu thế nhưng chưa chiếm niềm tin

Hàng Việt đã phủ sóng rộng khắp hệ thống bán lẻ trong nước, chiếm tỷ trọng áp đảo tại nhiều siêu thị. Thế nhưng, để hàng Việt thực sự trở thành lựa chọn mặc định trong tâm trí người tiêu dùng, vẫn cần một bước chuyển dài về chất lượng, thương hiệu và niềm tin.
Giá cà phê trong nước hôm nay 19/7: Giảm nhẹ nhưng vẫn giữ vùng cao kỷ lục

Giá cà phê trong nước hôm nay 19/7: Giảm nhẹ nhưng vẫn giữ vùng cao kỷ lục

Sáng 19/7, giá cà phê trong nước quay đầu giảm nhẹ từ 200–500 đồng/kg, dao động trong khoảng 91.800–92.000 đồng/kg tại các vùng trọng điểm Tây Nguyên như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai và Đắk Nông.
Giá hồ tiêu sáng nay giảm nhẹ, doanh nghiệp cần khơi thông thủ tục xuất khẩu

Giá hồ tiêu sáng nay giảm nhẹ, doanh nghiệp cần khơi thông thủ tục xuất khẩu

Giá hồ tiêu trong nước sáng nay giảm khoảng 1.000 đồng/kg tại nhiều địa phương trọng điểm, dao động trong khoảng 137.000 – 140.000 đồng/kg. Trong khi đó, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho xuất khẩu, gây ách tắc tại thị trường EU – nơi Việt Nam đang giữ vị thế nhà cung cấp hồ tiêu lớn nhất.
Giá heo hơi giảm sâu: Cảnh báo khủng hoảng kép

Giá heo hơi giảm sâu: Cảnh báo khủng hoảng kép

Giá heo hơi giảm mạnh trên cả ba miền trong bối cảnh dịch tả heo châu Phi bùng phát tại nhiều tỉnh, khiến ngành chăn nuôi đối mặt nguy cơ khủng hoảng kép: vừa thiếu kiểm soát dịch, vừa khó khăn đầu ra và tiêu thụ.
Nông sản Việt: Giải cứu hay đổi mới để lớn mạnh?

Nông sản Việt: Giải cứu hay đổi mới để lớn mạnh?

Ngành trái cây chủ lực như chuối, dứa, dừa, chanh dây đang đối mặt sức ép cạnh tranh ngày càng lớn. Thay vì trông chờ giải cứu, Việt Nam cần thay đổi mạnh mẽ mô hình sản xuất, chuẩn hóa chất lượng, hướng đến xuất khẩu bền vững và giá trị cao.
Tiêu thụ điện miền Bắc lập kỷ lục mới, vượt mốc 18.200 MW

Tiêu thụ điện miền Bắc lập kỷ lục mới, vượt mốc 18.200 MW

Đợt nắng nóng gay gắt kéo dài đã đẩy nhu cầu sử dụng điện tại 17 tỉnh thành miền Bắc (không bao gồm Hà Nội) lên mức cao chưa từng thấy, thiết lập một kỷ lục mới về công suất tiêu thụ vào đêm 17/7 vừa qua.
Cuộc đua tỷ đô: Chanh leo, chuối, dứa, dừa - "Kỳ lân" nông nghiệp nào sẽ về đích trước?

Cuộc đua tỷ đô: Chanh leo, chuối, dứa, dừa - "Kỳ lân" nông nghiệp nào sẽ về đích trước?

Chanh leo, chuối, dứa, và dừa đang bước vào cuộc đua tỷ đô để trở thành "kỳ lân" xuất khẩu mới của nông sản Việt Nam. Sau một diễn đàn kinh tế với những mục tiêu đầy tham vọng, câu hỏi đặt ra là: Đâu là ứng viên sáng giá nhất, và chiến lược nào về thương hiệu, công nghệ và chuỗi liên kết sẽ giúp họ về đích?
Đưa hàng Việt lên sàn Hoa Kỳ: Cơ hội lớn, cần bước đi đúng hướng

Đưa hàng Việt lên sàn Hoa Kỳ: Cơ hội lớn, cần bước đi đúng hướng

Thị trường Hoa Kỳ rộng mở cho nông sản và hàng thủ công Việt Nam. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả kênh thương mại điện tử xuyên biên giới, các hộ sản xuất nhỏ cần chuẩn hóa nội dung, logistics và đáp ứng những yêu cầu pháp lý khắt khe từ thị trường này.
Giá vàng trong nước giữ đỉnh, thế giới biến động khó lường

Giá vàng trong nước giữ đỉnh, thế giới biến động khó lường

Giá vàng trong nước ngày 18/7/2025 tiếp tục neo ở mức cao, trong khi thị trường thế giới chứng kiến những phiên biến động mạnh do ảnh hưởng từ tình hình chính trị tại Mỹ và dữ liệu kinh tế tích cực. Sự chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới khiến giới đầu tư “cân não” trước quyết định nắm giữ hay chốt lời.
Giá cà phê hôm nay 18/7: Nội địa tăng nhẹ giữa lúc quốc tế lao dốc

Giá cà phê hôm nay 18/7: Nội địa tăng nhẹ giữa lúc quốc tế lao dốc

Sáng nay 18/7, giá cà phê trong nước bất ngờ tăng nhẹ từ 800–900 đồng/kg, bất chấp diễn biến tiêu cực từ thị trường quốc tế. Trên các sàn giao dịch lớn như London và New York, giá Robusta và Arabica đồng loạt giảm mạnh. Diễn biến này khiến thị trường cà phê thế giới bước vào giai đoạn “rung lắc” khó lường.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

tap-doan-son-ha
eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động